Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay

Hồ chứa Howden, trên đỉnh Thung lũng Derwent ở quận Peak, Anh được chụp vào đầu năm 2022. (Ảnh: Sky News)

2022 là năm nóng kỷ lục thứ 5 từng được ghi nhận, với mức nhiệt trung bình toàn thế giới là 14,75 độ C. Chuyên gia khí hậu thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cảnh báo, năm 2023 sẽ còn nóng hơn.

9 năm qua là những năm nóng nhất kể từ khi hệ thống ghi chép hiện đại bắt đầu vào năm 1880. Trái đất vào năm 2022 ấm hơn khoảng 1,11 độ C so với mức trung bình cuối thế kỷ 19.

Xu hướng nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục trong năm nay, nguyên nhân là do các hoạt động của con người tiếp tục đưa lượng lớn khí nhà kính vào bầu khí quyển.

Các tác động lâu dài đối với hành tinh cũng tiếp diễn, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt gây hạn hán và cháy rừng, bão lũ với cường độ kỷ lục.

Theo ông Gavin Schmidt - Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard, NASA: "Chúng ta chủ yếu chỉ nói về nhiệt độ trung bình toàn cầu, nhưng không ai sống với mức nhiệt trung bình đó. Vì vậy, tất cả những gì đang diễn ra, từ sóng nhiệt và hỏa hoạn ở châu Âu, năm nóng nhất tại Anh, lũ lụt ở Pakistan và nhiều nơi khác, sóng nhiệt ở Tây Bắc Thái Binh Dương, tất cả những điều này đều liên quan đến nhiệt độ của mỗi địa phương. Chúng tôi dự đoán rằng năm 2023 sẽ nóng hơn năm 2022, vừa do cường độ La Nina giảm bớt, vừa do các xu thế thời tiết kéo dài từ trước".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

, nếu lượng khí thải hàng năm tiếp tục tăng nhanh như kể từ năm 2000, các mô hình dự báo rằng vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ toàn cầu sẽ ấm hơn ít nhất 5 độ F so với mức trung bình 1901-1960. , và có thể ấm hơn tới 10,2 độ. Nếu lượng khí thải hàng năm tăng chậm hơn và bắt đầu giảm đáng kể vào năm 2050, nhiệt độ dự án của các mô hình sẽ vẫn ấm hơn ít nhất 2,4 độ so với nửa đầu của 20

Theo một nghiên cứu mới, phát thải khí nhà kính toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục, trong bối cảnh Trái đất nóng lên với tốc độ nhanh chưa từng có.

Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay

Phát thải khí nhà kính toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục - Ảnh: SCIENTIFIC AMERICAN

50 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã cảnh báo hôm 8-6: Từ năm 2013 đến năm 2022, “sự nóng lên của Trái đất do con người gây ra đã gia tăng với tốc độ chưa từng thấy là hơn 0,2 độ C mỗi thập kỷ”, theo tờ Al Jazeera.

Trong bản cập nhật khoa học về khí hậu sâu rộng cho thấy so với cùng thời kỳ hằng năm, hiện nay lượng khí thải CO2 trung bình đạt mức cao nhất mọi thời đại là 54 tỉ tấn/năm, tức khoảng 1.700 tấn/giây.

Những phát hiện này dường như đóng lại cánh cửa trong việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo mục tiêu 1,5 độ C đầy tham vọng của Thỏa thuận Paris 2015. Đó là con số từ lâu đã được xác định là đường ray bảo vệ cho một thế giới tương đối an toàn về khí hậu.

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải đối mặt với dữ liệu mới tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng COP28 vào cuối năm 2023 ở Dubai. Đây là dịp Liên Hiệp Quốc “kiểm kê toàn cầu” để đánh giá tiến độ hướng tới các mục tiêu nhiệt độ của Thỏa thuận Paris 2015.

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Piers Forster, giáo sư Đại học Leeds (Anh), cho biết: “Mặc dù chúng ta chưa đạt đến mức nóng lên thêm 1,5 độ C, nhưng "ngân sách carbon" - lượng khí nhà kính mà con người có thể thải ra mà không vượt quá giới hạn đó - có thể sẽ cạn kiệt chỉ tiêu sau vài năm nữa”.

"Ngân sách" đó đã giảm một nửa kể từ khi cơ quan tư vấn khoa học khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), thu thập dữ liệu cho báo cáo gần đây nhất vào năm 2021.

Giáo sư Forster báo cáo để có thể ở dưới ngưỡng 1,5 độ C, lượng khí thải CO2, methane và các tác nhân gây nóng khác - được tạo ra chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch - không được vượt quá 250 tỉ tấn (gigaton).

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Earth System Science Data.

Thỏa thuận Paris hy vọng cứu Trái đất

Thỏa thuận Paris đã được 190 quốc gia, bao gồm Việt Nam, phê chuẩn. Mỹ hiện là quốc gia duy nhất rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2020.

Nội dung chính Thỏa thuận Paris 2015 là giữ cho mức tăng nhiệt độ Trái đất dưới ngưỡng 2°C và tiếp tục nỗ lực để hạn chế sự gia tăng ở mức 1,5°C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Theo tính toán của IPCC, để duy trì các mục tiêu nhiệt độ theo Thỏa thuận Paris 2015 có hiệu quả, cần phải giảm ô nhiễm carbon ít nhất 40% vào năm 2030 và loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm này vào giữa thế kỷ.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, nhiệt độ trung bình của không khí trên bề mặt Trái Đất trong ngày 4/7 đã lên mức 17,18 độ C, cao hơn mức 17 độ C ghi nhận một ngày trước đó.

Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngày 4/7 đã trở thành ngày nóng nhất khi nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt kỷ lục mới trong ngày thứ hai liên tiếp.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nhiệt độ trung bình của không khí trên bề mặt Trái Đất trong ngày 4/7 đã lên mức 17,18 độ C, cao hơn mức 17 độ C ghi nhận một ngày trước đó. Đây là hai mức nhiệt cao kỷ lục kể từ ngày 24/7/2022, thời điểm nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 16,92 độ C. Đây cũng là dấu hiệu mới cho thấy tác động của tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch.

Nếu so sánh thì nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu dao động từ 12-17 độ C vào bất kỳ ngày nào trong năm và đã lên tới 16,2 độ C vào thời điểm đầu tháng 7 trong giai đoạn 1979-2000. Con số kỷ lục này chưa tính đến các phép đo khác, nhưng có thể sẽ bị phá vỡ khi Bắc Bán cầu bước vào mùa Hè.

Ngày 5/7, cơ quan giám sát khí hậu châu Âu Copernicus đã xác nhận rằng ngày 3/7 là ngày nóng nhất theo số liệu của mình kể từ năm 1940. Hiện cơ quan này chưa xác nhận số liệu của ngày 5/7.

[30% dân số toàn cầu có thể phải di cư vì biến đổi khí hậu]

Nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Thậm chí tháng 6 vừa qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu cũng ở mức nóng nhất mà Copernicus từng ghi nhận vào thời điểm đầu tháng 6.

Nhiệt độ sẽ tăng cao hơn mức trung bình lịch sử vào năm tới khi xảy ra hiện tượng thời tiết El Nino ở Thái Bình Dương. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã xác nhận rằng El Nino đang xảy ra.

Bên cạnh đó, hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch, đang tiếp tục thải ra khoảng 40 tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính CO2 mỗi năm./.