Nhân vật nữ nào trong văn học nước ta là nhân vật hư cấu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBỘ MÔN NGỮ VĂNLÊ HỒNG THUMSSV: 6095814HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT BÁUVẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔNLuận văn tốt nghiệp Đại họcNgành Ngữ VănCBHD : PHẠM HOÀNG NGHĨACần Thơ, 5-2013ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁTTên đề tài:HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT BÁUVẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔNPhần I: MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài1.2. Nghiên cứu đề tài1.3. Mục đích nghiên cứu1.4. Phạm vi nghiên cứu1.5. Phương pháp nghiên cứuPhần II: NỘI DUNG CHÍNHChương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1. Hình tượng nghệ thuật- hình tượng văn học1.2. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học1.3. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết1.3.1. Khái niệm tiểu thuyết1.3.2. Quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết1.3.3. Hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết1.3.4. Quan hệ giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nhân vật trong các loại hình nghệthuật khác1.4. Quan niệm nghệ thuật- quan niệm văn học1.4.1. Quan niệm sáng tác1.4.2. Quan niệm tiếp nhận1.5. Tiếp nhận văn học Trung Quốc nói chung tiểu thuyết đương đại nói riêng ở ViệtNam1.5.1. Môi trường tiếp nhận1.5.2. Ý thức chủ thể tiếp nhận1.5.3. Tiểu kếtChương 2 : BÁU VẬT CỦA ĐỜI TIỂU THUYẾT ĐẶC SẮC NHẤTCỦA MẠC NGÔN2.1. Thời đại Mạc Ngôn2.1.1. Bối cảnh văn hóa thời cải cách mở cửa2.1.2. Vài nét về tác giả Mạc Ngôn2.2. Báu vật của đời và những vấn đề được đặt ra2.2.1. Tóm tắt cốt truyện2.2.2. Giá trị tác phẩm2.2.3. Những vấn đề đặt raChương 3: BÁU VẬT CỦA ĐỜI TỪ HÌNH ẢNH ĐẾN BIỂUTƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRUNG HOA3.1. Quan niệm Mạc Ngôn về người phụ nữ3.2. Báu vật của đời nhìn từ nhan đề3.3. Những biểu hiện về người phụ nữ trong Báu vật của đời3.3.1. Thân phận – cách nhìn từ truyền thống3.3.2. Bổn phận, trách nhiệm của người phụ nữ - nhìn từ cuộc sống hiện đại3.3.3. Nét đặc sắc hình ảnh của người phụ nữ trong Báu vật của đời3.3.3.1. Ngoại hình, vẻ đẹp người phụ nữ3.3.3.2. Tính cách mạnh mẽ, trẻ trung đầy khát vọng dục vọng, hành động tự do theothói quen cá tính3.3.4. Góc nhìn về giới trong tương quan chế độ dân chủ, bình đẳng, vị trí và sự tôntrọng3.3.5. Báu vật của đời biểu tượng người phụ nữ Trung Hoa3.3.5.1. Biểu tượng “Mẫu” (mẹ đất)3.3.5.2. Biểu tượng tính nữ3.3.5.3. Biểu tượng người mẹ - người vợ trong Báu vật của đờiPhần III: KẾT LUẬNPhần I: MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiMạc Ngôn được xem là cây bút sáng giá trong nền văn học Trung Quốc hiệnđại. Giải thưởng Nobel cho tiểu thuyết Báu vật của đời mà nhà văn đã mang về chonước nhà khẳng định sự thành công rực rỡ trong nền văn học Trung Quốc đương đạitrong nền văn học thế giới. Tiểu thuyết ra đời vào thời kỳ đương đại nhưng nội dungkhái quát gần 100 năm từ đầu thế kỷ XX đến những năm 80 của thế kỷ XX. Tiểuthuyết là một bức tranh sinh động về lịch sử Trung Hoa đầy hào hùng và bi tráng. Ởtác phẩm này nhà văn Mạc Ngôn không chỉ đi sâu khai thác về các vấn đề chính trị xãhội mà còn khám phá những số phận con người của thời đại ấy đặc biệt là người phụnữ. Với một góc nhìn thấu đáo của nhà văn người phụ nữ trong tác phẩm hiện lên mộtcách chân thực và sinh động. Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết đã gây chochúng tôi một ấn tượng sâu sắc. Họ không chỉ là những cô gái Trung Hoa trẻ trungnăng động và mạnh mẽ mà thông qua đó nhà văn còn ca ngợi tình yêu cao cả vĩ đạicủa người mẹ, ca ngợi chức năng sinh dưỡng của họ. Những người phụ nữ được xâydựng mang một phong cách riêng, độc đáo và đã tạo nên một giá trị nghệ thuật cao chotác phẩm. Với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Báo vật của đờicủa Mạc Ngôn” , chúng tôi xin đóng góp cái nhìn sâu sắc hơn về hình tượng ngườiphụ nữ trong tiểu thuyết Báu vật của đời. Hi vọng rằng với đề tài này sẽ giúp bạn đọccó thể tiếp cận một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn về giá trị của tiểu thuyết này.2. Nghiên cứu đề tàiTiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn là một tiểu thuyết đương đại đangtạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực vànhững nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Tác phẩm vừa đoạt giải Nobel văn chương 2012đã khẳng định giá trị của tác phẩm và đánh giá bước thành công to lớn của nhà vănMạc Ngôn. Tiểu thuyết Báu vật của đời đã đặt ra rất nhiều vấn đề lớn từ chính trị, xãhội đến đời sống số phận của con người, tác phẩm được rất nhiều bạn đọc và giớinghiên cứu quan tâm. Đến nay tiểu thuyết này đã có số lượng bài nghiên cứu tương đốikhá nhiều. Một số luận văn như: “ Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời” củaTrần Thị Ngoan(GV trường Trung học Nguyễn Khuyến), “Đặc điểm nghệ thuật tiểuthuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn)” của Mã Thị Trinh (ĐHQG Hà Nội), bài nghiêncứu: “Tình yêu và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của Nguyễn Thị VũHoài trên VnExpress.net… và một số bài nghiên cứu khác. Tuy nhiên, vẫn chưa cócông trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cũng như đisâu khai thác hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết. Chúng tôi nhận thấy rằng nhàvăn Mạc Ngôn có cái nhìn về người phụ nữ hết sức đặt sắc. Với đề tài này, người viếtxin góp một số ý kiến cũng như những nhận định về hình tượng người phụ nữ trongtác phẩm để làm nỗi bật giá trị nghệ thuật mà nhà văn gửi gấm.3. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu đề tài Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “Báu vật củađời” của Mạc Ngôn, chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau: Nghiên cứu hình ảnhnhững người phụ nữ ở thời kỳ đương đại mạnh mẽ dẻo dai, sống hết mình vì lý tưởng.Làm rõ quan niệm của nhà văn đối với người phụ nữ, qua đó thấy được những phẩmchất cao quý của người phụ nữ. Ca ngợi hình ảnh người mẹ vĩ đại với chức năng sinhcon và nuôi dưỡng con cái.4. Phạm vi nghiên cứuĐể đi đến sự thành công trong bất cứ ngành khoa học hay nghiên cứu khoa họcnào, cũng có phạm vi và đối tượng nghiên cứu nhất định. Việc làm này giúp người viếtxác định đúng đối tượng và khả năng tìm hiểu của mình về vấn đề được đặt ra. Đồngthời cũng giúp người đọc tiếp xúc với vấn đề một cách chủ động và tăng sức thuyếtphục, hấp dẫn dành cho người đọc. Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu không phải là sựngẫu nhiên mà chúng tôi đã có sự chuẩn bị và chọn lọc kĩ càng. Ở đề tài Hình tượngngười phụ nữ trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn, chúng tôichỉ nghiên cứu ở phạm vi cái nhìn của nhà văn đối với người phụ nữ đương đại trongtác phẩm. Với việc giới hạn phạm vi nghiên cứu như thế sẽ giúp người nghiên cứuđịnh hướng được cách giả quyết vấn đề, tránh lang man lệch trọng tâm. Bài nghiên cứucủa chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch Báu vật của đời của dịch giả Trần Đình Hiếndịch, do Nhà xuất bản Văn học Hà Nội ấn hành năm 2001 có độ dài 860 trang.5. Phương pháp nghiên cứuXuất phát từ mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôikết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn đề. Chúng tôi dùng phương phápphân tích tổng hợp để phân tích chi tiết từng nhân vật cụ thể để làm rõ hình tươngngười phụ nữ trong tác phẩm. Thông qua đó chúng tôi đưa ra lí luận, bình luận để làmhiểu rõ hơn về những giá trị nghệ thuật độc đáo của tác giả về quan niệm người phụnữ.Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1.Hình tượng nghệ thuật- hình tượng văn họcVề hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thứcvà cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thểnghiệm cái ý vị của cuộc đời, lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ củabản thân và thế giới xung quanh. Khác với các nhà khoa học khác, người nghệ sĩkhông diễn đạt một cách trực tiếp ý nghĩ và tình cảm của mình bằng những khái niệmtrừu tượng hay định lí, công thức mà bằng hình tượng. Người nghệ sĩ bằng cách làmsống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suynghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người.Hình tượng nghệ thuật là cái tính chất làm cho tác phẩm trở thành tác phẩmnghệ thuật. “Chất văn”, “tính văn học” mà các nhà cấu trúc đề ra như là phẩm chấtthiết yếu của tác phẩm văn học, chỉ khi nào gắn với tính hình tượng nghệ thuật thì mớithể hiện được đặc trưng của văn học. Song trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có hệthống hình tượng nghệ thuật riêng. Thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật, ngườiđọc dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả này với tácgiả khác, hay tác giả với thời đại. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán thì“Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cáchsáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quantrọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thểngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnhthiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận” .[5; 99] . Hình tượng nghệ thuậtcó thể tồn tại qua chất liệu vật chất, nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở phương diệntinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đời thực” trong tác phẩm mà còncảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười ẩn trong cuộc đời thực ấy. Hìnhtượng nghệ thuật thể hiện tập trung ở các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật.Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến sống cuộc sống trong tác phẩm.Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải là sao chép nguyên bảnnhững hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởngtượng và tài năng của người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượngsâu sắc, làm day dứt, trăn trở người khác. Do sử dụng chất liệu là ngôn từ nên hìnhtượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa cókhả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trìnhtheo quan niệm của nghệ sĩ.Về hình tượng văn học, đó là sự khám phá vẻ đẹp hài hòa mang bản chất thẩmmĩ của hình tượng, vẻ đẹp ấy là những quan điểm nghệ thuật về cuộc sống của conngười, quan điểm xã hội và quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Mỗi yếu tố tham gia tạodựng hình tượng phải trải qua sự chọn lọc, nghiền ngẫm của nhà nghệ sĩ để nó thật sựtrở thành những phương thức thẩm mĩ có giá trị phục vụ cho công trình sáng tạo mangkhát vọng lý tưởng của nhà nghệ sĩ. Qua hình tượng văn học, người đọc có thể nhận rađược những vấn đề cuộc sống, quy luật sáng tác của văn học cùng những vấn đề thuộcphong cách sáng tạo của từng thời đại và từng nhà văn cụ thể. Ở mỗi nhà văn đều cómột cách sáng tạo riêng cho tác phẩm của mình, đều đó đã tạo nên những nét thẩm mĩphong phú đa dạng và luôn là sức hấp dẫn muôn đời của văn học.1.2.Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn họcNói đến nhân vật trong tác phẩm văn học là nói đến việc con người được miêutả, thể hiện bằng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Nhân vật được thể hiện trong tácphẩm là nhân vật có thể có tên tuổi hoặc là những nhân vật không có tên tuổi rõ ràng.Nhân vật ngoài con người ra còn là những nhân vật con vật, các loài cây, các sinh thểhoang (có trong truyện cổ tích, thần thoại…bao gồm cả quái vật, thần linh ma quỷ).Nhân vật trong tác phẩm văn học được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhânvật có thể được miêu tả đầy đủ từ ngoại hình đến nội tâm, có tư duy, tính cách, tiểu sửrõ ràng (như trong tác phẩm tự sự, kịch); nhưng cũng có thể nhân vật trong văn học chỉđược miêu tả về mặt cảm xúc nỗi niềm, cách nhìn nhận như người trần thuật, giọngđiệu hay cách nhìn nhận cuộc sống và con người (như nhân vật trong các tác phẩm trữtình). trong tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản củavăn học để qua đó con người và muôn loài được miêu tả một cách hình tượng. Nhânvật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, có những dấu hiệu để tanhận ra. Ví dụ : như tên riêng; tiếp theo là các dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp hoặcđặc điểm hoàn cảnh riêng tư (như nhân vật chàng mồ côi, dì ghẻ, con chồng...); cụ thểhơn là các đặc điểm về tính cách (như gã tư sản học làm sang hay thằng đạo đứcgiả...). Những đặc điểm ấy thường được đúc kết thành công thức khi giới thiệu nhânvật trong tác phẩm văn học. Khác với nhân vật trong hội hoạ, điêu khắc, nhân vật vănhọc thường bộc lộ tính cách trong “hành động” và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Quangôn ngữ trần thuật, kể và tả của của tác giả, và qua ngôn ngữ của nhân vật gồm độcthoại và đối thoại mà hiện thực đời sống trong sự phong phú muôn vẻ của nó đượchiện lên như thật, khiến cho người đọc có thể hình dung đến như sờ mó được. Nhânvật được xem là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhấtvới con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần vớinguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà vănvề con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa củanhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể, đó là những đứa continh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lýtưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Nhân vật văn học là sự sáng tạocủa nhà văn dựa trên thực tại nhưng không hoàn toàn giống như con người thật ngoàiđời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng cácphương tiện văn học thông qua lăng kính của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúngkém phần chân thật. Chức năng của nhân vật là khái quát lên những qui luật của cuộcsống con người, thể hiện những hiểủ biết và những kỳ vọng của con người và cũng cóthể là những tâm tư niềm trắc ẩn của nhà văn. Nhân vật không chỉ là tính cách xã hộilịch sử và đời sống xã hội gắn liền với nó, mà còn là quan điểm về tính cách và các tưtưởng mà tác giả muốn thể hiện. Nhân vật trong tác phẩm văn học được phân chia ranhiều loại: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện vànhân vật phản diện. Thông qua hình ảnh nhân vật có thể phản ánh được hiện thực cuộcsống đa chiều nhất là nhân vật ở thể loại tiểu thuyết. Với một dung lượng lớn, nhân vậttrong tiểu thuyết có thể phản ánh đầy đủ và sinh động về cuộc sống xã hội và số phậncon người. Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyết thường mang tính khái quát và sâu sắc.Nếu con người là trung tâm của cuộc sống thì nhân vật là trung tâm của tiểu thuyết.Như vậy, nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đờisống một cách hình tượng. Các vấn đề của cuộc sống được phản ánh qua thế giới nhânvật, hay nói cách khác chức năng của văn học là khái quát những quy luật của cuộcsống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao, kỳ vọng của con người. Bảnchất của văn học là một quan hệ với đời sống, thông qua đó nhân vật trong văn học nóchỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếucuộc sống.1.3. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết1.3.1. Khái niệm tiểu thuyếtTiểu thuyết là một thể loại văn học thuộc phương thức văn suôi tự sự, có hư cấuthông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh lên bức tranh xã hội rộng lớn vànhững vấn đề của cuộc sống con người. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thểloại tiểu thuyết, bởi nó là một thể loại đa dạng, luôn vận động và phát triển. Tiểuthuyết có cấu trúc phức tạp ( nhiều cốt truyện – chủ đề - nhân vật) với nhiều tính cáchsố phận đan xen nhau. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2004) tiểu thuyết là: “Tácphẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn khônggian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bứctranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiệnnhiều tính cách đa dạng”. [ 5; 328]. Với dung lượng của tiểu thuyết lớn nên nó có khảnăng khái quát các vấn đề một cách cụ thể. Thành phần chính của tiểu thuyết khôngchỉ ở cốt truyện hay nhân vật mà còn là sự đi sâu miêu tả tư duy nhân vật về thế giới,về đời người, phân tích cặn kẽ về các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận về tiểu sửcủa nhân vật, mọi chi tiết về mối quan hệ giữa người và người, về đồ vật, về môitrường… Từ sự giải thích trên ta có thể chỉ ra các đặc điểm của tiểu thuyết như: cáinhìn đời sống từ góc độ đời tư, tái hiện cuộc sống, miêu tả cuộc sống như một thực tạicùng thời.Phạm Quỳnh trong cuốn Luận giải văn học và triết học (Nxb Văn hoá Thôngtin năm 2003) đã viết : “Tiểu thuyết là một truyện viết ra bằng văn xuôi đặt ra để tảtình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc cóhứng thú”.[12; 14]. Thông qua hình ảnh nhân vật, nhà văn phản ánh lên một hoàn cảnhxã hội hay một số phận con người. Trong tiểu thuyết nhà văn có thể hư cấu hoàn cảnhhay nhân vật nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc.Tóm lại, tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhấtcác khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Sức phản ánh và biểu hiện củatiểu thuyết là rộng lớn, đa chiều. Chính vì có khả năng tổng hợp cho nên tiểu thuyếtluôn vận động phát triển và không đứng yên.1.3.2. Quan niệm nhân vật trong tiểu thuyếtTiểu thuyết là sự bao hàm tất cả những thứ bề bộn của cuộc đời nó hấp thụ vàobản thân nó, mọi yếu tố (bao hàm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồncười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ). Trong tiểu thuyết nhân vật sẽ là những con ngườiniếm trải, con người của tư duy. Nhân vật được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết nhưcon người sống. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lí, từ các loạiquan hệ đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Nhân vật tiểuthuyết được miêu tả tỉ mỉ để người đọc tìm hiểu, đánh giá và dự báo bố phận cũng nhưcuộc đời của nhân vật, để từ đó có cùng hướng giải quyết với nhân vật. Cuộc đời củanhân vật được mô tả không chỉ đóng khung, minh họa cho dụng ý cùa tác giả mà còngóp phần lý giải, thâm nhập vào cuộc đời và những vấn đề nhân vật gặp phải.Theo Vũ Bằng quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết là “một nhân vật sống, làmột nhân vật phản chiếu cái hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, mộtnhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng như thấy nhìnvào ta v ậy”. [ 2;73].M.Bakhtin viết: “Sự thay đổi định hướng trong thời gian và thay đổi khu vựcxây dựng hình tượng không bộc lộ ở đâu sâu sắc và cơ bản bằng ở việc xây dựng lạihình tượng con người trong văn học”.[1 ;74]. Có thể thấy, tiểu thuyết phản ánh hiệnthực cuộc sống đa chiều, phức tạp với dung lượng lớn, có khả năng dung nạp nhiềuđặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật. Ở tiểu thuyết, con người được khám pháphong phú, toàn diện nhất trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Muốn có sức sống lâubền thì người viết phải dựng được những chân dung nhân vật vừa sinh động, vừa có ýnghĩa khái quát, điển hình. Do vậy, nhà văn thường xây dựng nhân vật trong tiểuthuyết bằng sự miêu tả trên nhiều bình diện từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, hànhđộng.Nhân vật trong tiểu thuyết thường có những đặc điểm cơ bản, trước hết là nhânvật được xây dựng bằng những chi tiết rõ nét vì khi nhà văn xây dựng những chi tiếtnhằm bộc lộ rõ tính cách của nhân vật đó. Tiểu thuyết vận dụng những chi tiết để khắchoạ về chân dung, tâm lý và tính cách của nhân vật. Đối thoại hoặc độc thoại nội tâmcũng là cách nhà văn thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nói tới nhân vật trong tiểu thuyết,không thể không nhắc tới những xung đột và các sự kiện. Nhân vật trong tiểu thuyếtbao giờ cũng phản ánh một quan niệm nào đó của nhà văn về cuộc đời. Mặt khác, quanhững nhân vật đó, nhà văn còn bộc lộ những khát khao thầm kín về cuộc đời và conngười trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Trong tiểu thuyết nhân vật được sáng tạora là sự hư cấu của tác giả, nhân vật trở nên phi thường mới lạ, độc đáo và mang giá trịnghệ thuật cao. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triểntrong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toànkhông bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời thường và tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.Nhân vật trong tiểu thuyết thường mang tính khái quát sâu sắc, nhân vật trong tiểuthuyết là linh hồn của tác phẩm, là công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tácgiả hiện thực hoá quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiệntương ứng.1.3.3. Hư cấu nhân vật trong tiểu thuyếtVăn học nghệ thuật vốn bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không vì thế mà ngườinghệ sĩ sao chép lại nó. Từ những chất liệu thực tế ấy người nghệ sĩ đã nhào nặn sángtạo ra những hình tượng sinh động rõ nét và điển hình hơn, tùy thuộc vào chủ đề củatác phẩm. Trong một tiểu thuyết, tư duy sáng tạo, hư cấu nhân vật của nhà văn làkhông thể thiếu. Hư cấu nhân vật được xem như một phương thức xây dựng hìnhtượng điển hình thông qua việc sáng tạo ra những giá trị mới, những yếu tố mới, sựkiện cảnh vật, nhân vật theo sự tưởng tượng của tác giả. Nhân vật đó có thể trở nên phithường, lạ hóa, vượt ra khỏi thực tế và đó là một nghệ thuật nhầm gây chú ý cho ngườiđọc. Một nhân vật mà họ tạo ra là một quá trình nghiền ngẫm tạo dựng sao cho nhânvật đó bộc lộ được vấn đề mà nhà văn muốn gửi gấm. Trong hư cấu, tác giả có thể sửdụng các biện pháp cường điệu, khoa trương, thậm chí là tượng tượng, nhân cách hóanhân vật của mình... Thể loại khoa học viễn tưởng chính là kết quả của hư cấu. Giá trịcủa hư cấu nằm ở tính tư tưởng, chủ đề tác phẩm và tài năng khái quát hiện thực củanhà văn. Hư cấu nhân vật được coi là một đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, là mộtthao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Trong vôvàng những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khitrước sáng tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồnghóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sự sángtạo. Hư cấu nhân vật làm tăng thêm giá trị độc đáo của tác phẩm tiểu thuyết, tạo sứchấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết đã trở thành yếu tốnghệ thuật bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn. Thông qua hình ảnhnhân vật hư cấu tác giả còn phản ánh lên những ước mơ, khát khao hay những kỳ vọngcủa con người ở một tương lai tốt đẹp. Bằng chất liệu ngôn từ người nghệ sĩ đã xâydựng nhân vật tiểu thuyết mang một điểm nhấn nghệ thuật riêng biệt, độc đáo và khácbiệt so với nhân vật trong bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác.1.3.4. Quan hệ giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nhân vật trong các loại hìnhnghệ thuật khácNhân vật tiểu thuyết là những nhân vật được miêu tả, thể hiện trong tác phẩmbằng phương tiện ngôn ngữ. Qua hình thức ngôn ngữ trần thuật, kể chuyện hay miêu tảcủa tác giả, và ngôn ngữ của nhân vật gồm độc thoại và đối thoại mà hiện thực đờisống trong sự phong phú muôn vẻ của nó được hiện lên như thật, khiến cho người đọccó thể hình dung như sờ mó được. So với nhân vật trong một số loại hình nghệ thuậtkhác như hội họa, điêu khắc hay trong phim ảnh thì nhân vật trong tiểu thuyết là mộthiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, miêu tả một cách hình tượng bằng ngôn ngữ.Khi đọc một tác phẩm tiểu thuyết người đọc có thể cảm nhận được những cảm xúc nộitâm của nhân vật qua ngôn ngữ. Với chất liệu là ngôn từ, đọc tiểu thuyết người đọc cóđược một góc suy ngẫm về nhân vật qua lời kể của tác giả hay lời đối thoại, đọc thoạicủa nhân vật tạo được cảm xúc sâu sắc hơn. Đối với nhân vật ở các loại hình nghệ thậtkhác thí dụ như ở loại hình nghệ thuật điện ảnh, nhân vật có phần sinh động hơnnhưng mạch cảm xúc thường bị dàn trải. Có thể thấy ở một số phim được chuyển thểtừ thể loại tiểu thuyết như tiểu thuyết “Số Đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, hay tiểuthuyết “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Trong phim nhân vật được thể hiệnmột cách chi tiết, cụ thể và trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Nhưng khi nhân vật đãđược thể hiện cụ thể hóa thì làm cho người xem mất đi sự tư duy và làm giới hạn sứctưởng tượng của khán giả về nhân vật. Đôi khi trong nghệ thuật phim ảnh không thểlột tả hết được những xúc cảm nội tâm của nhân vật nhưng đối với tiểu thuyết thìngười đọc có thể cảm nhận được. Như vậy có thể nói, nhân vật trong tiểu thuyết có khảnăng bộc lộ được những giá trị nghệ thuật qua ngôn ngữ. Qua hình tượng nhân vậttrong tiểu thuyết mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc hơn về xã hội, vềcon người, và thông qua đó có thể hiểu được những suy tư trăn trở của tác giả.1.4. Quan niệm nghệ thuật- quan niệm văn học1.4.1. Quan niệm sáng tácSáng tác và tiếp nhận văn học là vấn đề bản chất then chốt của nghiên cứu vănhọc. Đối với sáng tác văn học, nhà văn ờ bất cứ thời đại nào cũng đều sống trong mộtđời sống văn hóa cụ thể, họ không thể tách ra khỏi những quy định xã hội của thời đạiấy. Những tác phẩm của họ – dù sáng tác theo khuynh hướng nào, kiểu tư duy nàocũng phải được chấp nhận, miễn là tác phẩm ấy mang chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, vìsự sống và khát vọng cao đẹp của con người, vì giá trị chân – thiện – mỹ của từng thờiđại. Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, nó phản ánh cuộc sống bằng hình tượngthông qua chất liệu ngôn từ cũng rất đặc thù. Sáng tác là một sự sáng tạo của nhà vănnghệ sĩ họ cần suy nghĩ và động não để tìm tòi, thể nghiệm. Sự những tìm tòi, thểnghiệm ấy, chúng phải trở thành hấp lực và thu hút mọi chủ thể sáng tạo học tập, cộnghưởng để cuối cùng tạo ra một phong trào rầm rộ với hệ thi pháp độc đáo, mới mẻ, làmchuyển biến cho cả một thời kỳ hoặc một giai đoạn văn học với nhiều tác giả và tácphẩm tiêu biểu, xuất sắc. Quan niệm của người sáng tác bộc lộ được tư tưởng và thẩmmỹ trong ngôn từ của mình. Họ viết với lòng tin sâu sắc vào cuộc sống và con người,vào sự hoàn thiện và sáng suốt đạo đức, sáng suốt nhân cách của mỗi cá thể hiện sinh.Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn trong tác phẩm của họ vẫn sáng ngời với những tìm tòi,thể nghiệm mới mẻ về mặt hình thức và nội dung. Những nhà văn chân chính bao giờcũng là những nhà tư tưởng, nhà mỹ học và nhà đạo đức học trên hành trình sáng tạokhông mệt mỏi của mình để hoài thai những tác phẩm có giá trị. Những sáng tác có thểtạo ra được những chuyển biến có tính cách mạng hợp quy luật như thế thì nền vănhọc giai đoạn ấy, thời kỳ ấy sẽ sống mãi, sẽ có giá trị như một nối tiếp giá trị mới chotừng chặng hành trình của cả tiến trình phát triển văn học.1.4.2. Quan niệm tiếp nhậnTheo từng thời đại, mọi người có cách tiếp nhận có cách tiếp nhận văn học nghệthuật riêng, đa dạng, phong phú và đầy sáng tạo. Sáng tác văn học là một quá trình nốitiếp giữa nhà văn với tác phẩm và người đọc. Ba yếu tố này không mang những giá trịđồng đẳng mà tùy theo từng giai đoạn phát triển của tư duy lý luận văn học, nó luôn cósự chuyển đổi vị trí trung tâm cho nhau, từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc.Mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc dưới nhiều góc nhìn khác nhau,không ngừng mở rộng, bổ sung cho nhau để ngày càng làm rõ và hoàn thiện hơn tínhchất của mối quan hệ mang tính bất biến này. Với lý thuyết tiếp nhận hiện đại, đặc biệtlà sự khẳng định vai trò của người đọc như là một đồng sáng tạo với nhà văn trongviệc tạo ra giá trị mới cho tác phẩm văn học, tư duy lý luận văn học đã có một sự pháttriển. Đó là sự chuyển dịch trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc. Vớiquan niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt độngcủa ngôn ngữ, nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọcđể tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học như là hình thức đọc đặc trưngmà từ phía sáng tác không giải thích được. Việc nghiên cứu bản chất của tác phẩm vănhọc cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn bản và người đọc. Hoạt động tiếpnhận văn học, là quá trình biến đổi theo những biến động xã hội và tầm đón đợi củangười đọc, là sản phẩm mang tính quan hệ, ngay khi xuất hiện, văn bản văn học là đốitượng nghệ thuật đưa ra để được người đọc tiếp nhận. Người đọc đã trở thành mộtphần không thể thiếu trong quá trình sáng tác của nhà văn, là một nguồn động lực sángtạo của nhà văn. Vì thế, nhà văn sáng tác là hướng tới người đọc, là tìm về với ngườiđọc, là đối thoại với người đọc như người bạn tri âm tiềm ẩn. Chính nhờ sự tiếp nhậncủa người đọc, văn bản văn học mới trở thành tác phẩm. Không có sự tiếp nhận củangười đọc, thì những gì nhà văn sáng tác ra cũng chỉ là những trang giấy vô hồn vàkhông có ý nghĩa.1.5. Tiếp nhận tiểu thuyết Trung Quốc nói chung tiểu thuyết đương đại nói riêngở Việt Nam1.5.1. Môi trường tiếp nhậnTrong nửa đầu thế kỷ 20, quá trình hiện đại hóa văn học ở Trung Quốc diễn rakhá sôi nổi gắn với bối cảnh chung của văn hóa khu vực dưới sự tác động mạnh mẽcủa văn hóa phương tây. Nửa đầu thế kỷ 20 Trung Quốc đã xây dựng một nền văn họcmới thoát khỏi phạm trù văn học trung đại để tiến đến phạm trù văn học hiện đại. Từcuối thế kỷ 19 quá trình hiện đại hóa văn học ở Trung Quốc bắt đầu phát triển rực rỡ.Các nhà trí thức Trung Quốc đã quan tâm đến vai trò đại chúng, chủ trương cải cáchvăn tự, đổi mới tiểu thuyết, mở rộng dịch thuật tinh hoa văn hóa và văn học nướcngoài.Đến giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 20, quá trình này thể hiện rõ nét hơn quachủ trương của tờ Tân thanh niên do Trần Độc Tú sáng lập (từ 1915) với tôn chỉ “dânchủ”, “khoa học” phản đối nền văn học cũ, đề xướng nền văn học mới và nhất là cuộcvận động Tân Văn Học (Hồ Thích Chủ đề xướng 1917) và Ngũ Tứ vận động (1919).Từ các cuộc vận động này, nền văn học mới Trung Quốc xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư : Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Tào Ngu.....Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có mối quan hệ văn hóa, văn học lâuđời và cũng đang trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Việc hiện đại hóa nềnvăn học trong nước và mở rộng tiếp nhận tinh hoa của nền văn học Trung Quốc đươngđại là vấn đề quan trọng. Trong khoảng thời gian văn học Trung Quốc có nhữngchuyển biến mạnh mẽ với sự phát triển thắng lợi của nền văn học mới, nước ta cũng đãvận động phong trào “Quốc văn mới” lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đã chú trọngdịch thuật tinh hoa văn hóa phương Đông- Tây. Với văn học Trung Quốc nước ta đãdịch hầu hết các tác phẩm văn học cổ điển, dịch cả Từ Trẩm Á – một tác giả viết theolối diễm tình có ảnh hưởng sâu đậm đến sáng tác và đời sống tiếp nhận văn học ở nướcta trong thập niên 1920. Trong những thập niên 1930 đầu 1940, nước ta đã xuất hiệnmôt số bài viết nói đến nền văn học mới Trung Quốc như: Nguồn gốc văn học nướcnhà và nền văn học mới của Lê Dư trên Nam phong tạp chí số 190 (1933), Cuộc vậnđộng Tân văn hoá ở Trung Quốc của Trực Tâm trên Phụ nữ tân văn số 248 (1934),Văn mới của người Tàu của Nguyễn Tiến Lãng trên Nam phong tạp chí số 210 (1934),Trên đàn văn học thế giới, văn học Trung Hoa ở địa vị nào? của Phan Khôi trên ĐôngDương tạp chí số 28 (1937), Nhớ lại Lỗ Tấn và lối văn bạch thoại nước Tàu của QuánChi trên Trung Bắc chủ nhật số 61 (1941)… các bài viết trên chỉ giới thiệu sơ bộ vềcái lợi của văn bạch thoại cho văn ngôn đánh dấu bước chuyển biến mới trong văn họctrung Quốc. Việc tiếp nhận văn học Trung Quốc ở nước ta ở đầu thập niên 1940 cònnhiều hạn chế và chưa thật sự nắm bắt được thực chất của quá trình hiện đại hóa vănhọc Trung Quốc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thông tin hoặc khôngquan tâm đến quá trình hiện đại hóa văn hóa, văn học trong đời sống tiếp nhận ở ViệtNam trong thời gian khá dài, tính đến đầu thập niên 1940. Trước hết là về ngôn ngữ vàvăn tự, đầu thế kỷ 20 chữ quốc ngữ đã thật sự khẳng định vị trí trên phạm vi toàn quốcthể hiện ưu thế của mình trong sáng tác văn chương, sinh hoạt học thuật. Nguyên nhânthứ hai là tình trạng kiểm duyệt, ở nước ta chính quyền thực dân đã chú ý đến nhưngthông tin từ Trung Quốc nhằm ngăn cản những tư tưởng giải phóng dân tộc.Để tiếp nhận một cách hoàn thiện hơn về nền tinh hoa văn học của nước này,Đặng Thai Mai – một trí thức yêu nước vốn có nhiều “cơ duyên” với văn hóa TrungQuốc qua nhịp cầu Lỗ Tấn đã quyết định giới thiệu nền văn học mới Trung Quốc, đểqua đó, góp phần tác động đến lớp thanh niên, cả với giới sáng tác văn học. TheoĐặng Thai Mai Lỗ Tấn không chỉ là người có tâm hồn đồng điệu mà “đằng sau Lỗ Tấncòn có cả một tư trào văn học, một cuộc đấu tranh, một thời đại oanh liệt với nhiều nhàvăn khác nữa”. Một số trác phẩm của lỗ Tấn được giới thiệu như: bài thơ Người vớithời gian, in trong mục Danh văn ngoại quốc, báo Thanh Nghị số 23/1942, Bóng từgiã người (thơ – Thanh Nghị số/1942), Người qua đường (kịch – TN số 26/1942),Khổng Ất Kỷ (truyện ngắn – TN số 28/1943), AQ chính truyện (tiểu thuyết – TN số từsố 33 đến 44/1943. Với việc nghiên cứu của Đặng Thai Mai về Lỗ Tấn đã cho chúngta biết được một văn hào lớn của thế giới. Ngoài Lỗ Tấn Đặng Thai Mai còn dịch vàgiới thiệu kịch của Trần Lâm, của Tào Ngu (hai vở nổi tiếng Lôi vũ và Nhật xuất) trênThanh Nghị; viết bài giới thiệu về Những bước đầu tiên trong cuộc vận động Tân vănhóa của Trung Quốc (Văn mới số 1/1944), khảo luận về Địa vị văn hóa Trung Quốctrong học thuật của nước ta sau này (Thanh Nghị đặc san, số 2/1945)...Về mặt tiếp nhận, ngoài việc Đặng Thai Mai nhận thức sâu sắc về các cuộc vậnđộng tân văn hóa, văn học và địa vị của nền văn học mới Trung Quốc dẫn đến ý thứcgiới thiệu nền văn học này ở nước ta, có thể thấy những nghiên cứu, giới thiệu củaĐặng Thai Mai đã đem đến một luồng sinh khí mới trong đời sống tiếp nhận văn hóa,văn học ở nước ta. Về tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, nước ta đã tiếp nhận hầu hếtcác tác phẩm của các nhà văn lớn như : Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, QuỳnhDao, Kim Dung, Mạc Ngôn,... đã được công chúng Việt Nam hoan nghênh nhiệt liệt.Sau Đặng Thai Mai, còn có Trương Chính, Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề, NguyễnKhắc Phi…Ở thời kỳ đổi mới có sự đóng góp của giới nghiên cứu trẻ có tư duy rõ hơn,được tiếp cận trực diện hơn (du học, thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài…), họ có cáchnhìn mới mẽ hơn ví dụ như: Trần Đình Hiến, Trần Trung Hỷ, Nguyễn Thị Bích Hải…Quá trình tiếp nhận nền văn học mới của Trung Quốc ở Việt Nam trong nửađầu thế kỷ 20 cũng phần nào cho thấy sự chuyển biến trong quan hệ văn hóa, văn họcgiữa hai nước trong bối cảnh cùng tiếp xúc và chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa,văn minh phương Tây. Ở cả hai nước đều xuất hiện nhu cầu hiện đại hóa văn hóa nóichung, hiện đại hóa văn học nói riêng, nhưng mối quan tâm đến văn hóa, văn họcTrung Quốc ở Việt Nam đã khác xa với truyền thống. Đây cũng là hiện tượng có tínhtất yếu khi một nền văn học đang vươn ra khỏi phạm vi khu vực đậm màu sắc văn họctrung đại để đi vào con đường có tính quốc tế hóa, từng bước hòa nhịp vào phạm trùvăn học hiện đại.1.5.2. Ý thức chủ thể tiếp nhậnTiếp nhận văn học hay cảm thụ văn học là sống với tác phẩm văn chương, rungđộng cùng với nó, lắng nghe và thưởng thức cái hay cái đẹp trong tác phẩm mà ngườinghệ sĩ sáng tạo. Đồng thời qua đó cũng cảm nhận được sự sáng tạo tài hoa của ngườinghệ sĩ. Đến với văn học Trung Quốc là chúng ta đến với một nền văn minh văn hóalớn và lâu đời, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống ta từ lâu và có ảnh hưởng nhất làở thể loại tiểu thuyết. Mỗi độc giả đều có cách cảm nhận về văn chương khác nhau. Làmột độc giả yêu thích nền văn học Trung Quốc đặc biệt là tiểu thuyết ở thời kỳ đổimới, tôi nhận thấy rằng tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại rất đặc sắc và mới lạ, ngoàiviệc kế thừa cách viết truyền thống thì tiểu thuyết hiện đại đã có những đổi mới cáchtân về nghệ thuật. Có rất nhiều tác giả trẻ có nhiều thành công trong giai đoạn nàynhưng ấn tượng nhất đối với tôi nhất là tác giả Mạc Ngôn Trong số các nhà văn hiệnđại thì nhà văn Mạc Ngôn là cây bút sáng giá nhất trong nền văn chương Trung Quốc.Tiểu thuyết Mạc Ngôn mang đậm dấu ấn lịch sử và số phận con người thời đại và bêncạnh đó nhà văn đã phát huy những sáng tạo độc đáo của mình, tạo nên những trangviết mới lạ và đầy tính hấp dẫn. Những bộ tiểu thuyết thành công lớn của Mạc Ngônnhư tiểu thuyết Đàng hương hình, Cao lương đỏ, Báu vật của đời… Trong đó Caolương đỏ là bộ tiểu thuyết ra đời ở những năm 80 của thế kỷ XX, tác phẩm tái hiện lạimột giai đoạn lịch sử hào hùng trên quê hương Đông Bắc. Kết cấu truyện không theodòng thời gian khách quan mà thời gian thường đảo ngược, không gian xáo trộn luônluôn thay đổi nhưng vẫn rõ ràng mạnh lạc. Riêng đối với tiểu thuyết Báu vật của đời,đây là một trong những cuối tiểu thuyết đương đại đồ sộ và thành công nhất của MạcNgôn. Chứa đựng trong tác phẩm là trí tưởng tượng phong phú với tầm văn hoá lớnlao, một cái nhìn toàn cầu về văn hoá được thể hiện thông qua việc sáng tạo nhữngbiểu tượng có ý nghĩa nhân loại. Với dung lượng năm mươi vạn chữ nhà văn đã khaithác một cách triệt để từ xã hội đến số phận con người trên vùng đất Cao Mật gần nửathế kỷ lịch sử. Qua hệ thống biểu tượng bạn đọc có thể hiểu được bản chất, ý nghĩa củatự nhiên, hiện thức và truyền thống cũng như cơ sở gắn kết của cả một cộng đồng. MạcNgôn cũng đã khẳng định rằng “ viết gì thì đều phải có tính sáng tạo đầu tiên và độcnhất. Người khác đã làm thì không lập lại. Tốt nhất là viết những gì người khác chưaviết, thủ pháp cũng là cái của mình chưa sử dụng lần nào” [16 ;275]. Tiểu thuyết củaông luôn mang một phong cách riêng, mới lạ và độc đáo. Mỗi tác phẩm của ông đều làmột đột phá mới, bên cạnh việc kế thừa cách viết truyền thống thì Mạc Ngôn đã cónhững bước cách tân đổi mới trong nghệ thuật. Như vậy có thể nói sự không ngừngtìm tòi sáng tạo của nhà văn đã tạo nên những tác phẩm tiểu thuyết mang giá trị nghệthuật lớn. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không chỉ mang đến cho nền văn học hiện đạiTrung Quốc một thành tựu mới mà còn vươn cao ra cả thế giới.1.5.3. Tiểu kếtTiểu thuyết của “mười bảy năm” (mười bảy năm trước “Cách mạng văn hóa”)viết về lịch sử cách mạng, chủ yếu tập trung miêu tả phong trào cách mạng quần chúngtrong cuộc đấu tranh chống Nhật, cuộc đấu tranh giải phóng và cuộc đấu tranh phảnđế, phản phong trào của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tiểuthuyết của thời kì mới cũng đề cập đến đề tài này nhưng lại không hạn chế về thờigian. Dưới ngòi bút của nhà văn, phong trào cách mạng sau cách mang Tân Hợi (1911)đến khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) kéo dài thời kì đổi mới mở cửađều được miêu tả chân thực, sống động và đầy kịch tính. Đó là sự phản kháng anhdũng và sự đàn áp tàn bạo, cuộc kình chống kịch liệt giữa các lực lượng chính phủ vàcác giai cấp; sự tranh giành quyền lực của chủ tể Trung Quốc; ghi chép lại những tranglịch sử cực kì quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc; các tác phẩm dựatrên những bình diện khác nhau biểu hiện con đường trưởng thành của phần tử trí thứctiến bộ phản kháng lại sự gian ác, xấu xa để đi tìm chân lí và ánh sáng; lột tả một cáchhình tượng vận mệnh bi thảm của người phụ nữ trong thời đại cũ và con đường sốngmới của họ. Có thể thấy rõ ở tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn, đây là tiểuthuyết hiện đại đặc sắc nhất trong nền văn học Trung Quốc. Tiểu thuyết là sự kết hợphài hòa giữa truyền thống và hiện đại, lịch sử xã hội được nhà văn tái hiện một cáchsâu sắc. Lịch sử xã hội mang không khí “sử thi” tiêu biểu về một giai đoạn Trung Hoađầy biến động, u ám nhưng cũng hào hùng và bi tráng từ những năm 1900-1995. Quavấn đề lịch sử nhà văn muốn nói đến số phận của con người mà đó là hình ảnh ngườiphụ nữ. Qua tiểu thuyết nhà văn đã được số phận của người phụ nữ trải qua các thời kỳlịch sử từ thời phong kiến đến công cuộc cải cách mở cửa. Theo sự biến đổi và pháttriển của xã hội người phụ nữ đã được nhìn nhận một cách thoáng hơn, thoát ra khỏichế độ phong kiến, họ mạnh mẽ, nhiệt huyết hơn.Về mặt nghệ thuật, Mạc Ngôn đã thể hiện nhiều hình thức thể hiện mới, tỏ rõphong cách, phong thái của người sáng tác đã sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật mới.Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giữa truyền thống và cách tân sáng tạo hiện đại.Đề tài của tiểu thuyết thời kì mới tương đối rộng lớn, bao quát có tính khái quátcao. Trong thời kì mới, tầm nhìn của các nhà văn được mở rộng và được giải phóng.Họ một mặt vẫn không từ bỏ việc miêu tả cuộc đấu tranh của giai đoạn cách mạng,mặt khác họ đem tầm nhìn đó đặt vào đời sống với giá trị thẩm mĩ mới.Chương 2 : BÁU VẬT CỦA ĐỜI TIỂU THUYẾT ĐẶC SẮC NHẤT CỦAMẠC NGÔN2.1. Thời đại Mạc Ngôn2.1.1. Bối cảnh văn hóa thời cải cách mở cửaThời kỳ cải cách văn hóa từng được gọi là một giai đoạn đen tối trong lịch sửTrung Hoa. Đây cũng là thời kỳ mà nó đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩmnghệ thuật ra đời. Trong công cuộc cải cách mở cửa này Trung Quốc đã rơi vào nhữngbiến cố lịch sử lớn lao. Cuộc Cách mạng văn hóa diễn ra trong 10 năm từ năm 1966đến 1976, với biết bao thăng trầm, biến cố và đã gây tác động lớn sâu sắc đến mọi mặtcủa cuộc sống chính trị, cho tới văn hóa, xã hội Trung Hoa. Sau cuộc cách mạng nàycũng đã làm thay đổi quan niệm chính trị xã hội, đạo đức của quốc gia một cách toàndiện và sâu sắc. Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976) kết thúc, đã đưa văn họcTrung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng đi vào thời kì nở rộ với sựphát triển tực rỡ, mới lạ cả về nội dung và hình thức. Làm nên diện mạo văn học TrungQuốc đương đại là những nhà văn thuộc “thế hệ thứ 5”, lớp nhà văn xuất hiện và mauchóng trưởng thành sau Đại Cách mạng Văn hóa - với các đại diện tiêu biểu như: LưuChấn Vân, Mã Nguyên, Mạc Ngôn, Gia Bình Ao, Trương Khiết, Thẩm Dung, TôngPhác,… Đây là những nhà văn đã phải chịu đựng nhiều đau khổ, mất mát trong nhữngnăm “đại động loạn”. Từ thực tại xã hội đã tác động không ít đến tư tưởng của các nhàvăn. Ở giai đoạn này văn học nghệ thuật đã cho ra đời những tác phẩm phản ánh chânthực sâu sắc về lịch sử xã hội bi tráng và những số phận con người của thời cuộc. Tiểuthuyết thời kỳ này có sự phát triển và thay đổi rõ rệt, chú trọng đến sự thay đổi của lịchsử và cuộc sống của con người trong thời đại mới, lột tả được những số phận bi thảmcủa người phụ nữ trong thời đại cũ và con đường tương lai của họ. Tiểu thuyết trongthời kỳ cải cách mở cửa đã tái hiện lại những vấn đề chính trị, văn hóa của thời đạiphát triển một cách đột phá. Về nghệ thuật, các nhà văn thời kỳ này đã có nhiều hìnhthức thể hiện mới, khẳng định phong cách hơn, chú trọng sáng tạo ra những hìnhtượng nghệ thuật mới. Đối với nhà văn Mạc Ngôn, ông đã khai thác được các vấn đềnổi bật ở thời kỳ này tiêu biểu qua tiểu thuyết Báu vật của đời. Từ các vấn đề chính trịxã hội đến số phận con người đều được nhà văn thể hiện một cách chân thực và sinhđộng. Nhân vật trong tác phẩm là những con người có trong lịch sử, những anh hùngkháng chiến chống giặc, sự tranh giành quyền lực của thế lực trong xã hội TrungQuốc. Bên cạnh việc tái hiện lại lịch sử xã hội Mạc Ngôn còn phản ánh đến số phậncủa người phụ nữ của thời đại cũ bước sang thời đại mới. Mạc Ngôn đã khẳng địnhđược ngòi bút của mình trong nền văn học hiện đại với những bước cách tân về nghệthuật, luôn tìm tòi sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật mới.Như vậy, ở thời kỳ cải cách mở cửa văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyếtTrung Quốc nói riêng đã có sự phát triển rực rỡ cả về nội dung và nghệ thuật. Đối vớitiểu thuyết thời kỳ mới đã được mở rộng về đề tài, chủ đề ngày càng phong phú, vềnghệ thuật có nhiều cách tân và đổi mới. Các nhà văn cũng không ngừng sáng tạo ranhững nét mới trong văn học để đưa nền văn học Trung Quốc đến những bước tiến caohơn.2.1.2. Vài nét về tác giả Mạc NgônMạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, người vùng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông,Trung Quốc. Ông sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955, xuất thân trong một gia đình nôngdân. Do “Cách mạng Văn hóa”, ông phải nghỉ học khi đang học ở tiểu học và phảitham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Trong thời gian đó ông đã làm rất nhiềuviệc, từng làm công nhân hợp đồng ở nhà máy chế biến bông nên có cuộc sống gần gũivới người nông dân. Tháng 02 năm 1976, ông nhập ngũ, từng làm chiến sĩ , rồi tiểu độitrưởng, giáo viên, rồi sau đó chuyển sang làm sáng tác. Năm 1984, trúng tuyển vàokhoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học LỗTấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đến năm 1991 tốt nghiệp với học vị thạc sĩ.Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc Một của Cục Chính trị – Bộ Tổng tham mưu QuânGiải phóng Nhân dân Trung Quốc.Từ năm 1980, Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác. Năm 1981 ông bắt đầu công bốtác phẩm và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắnvà 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. Nhữngtác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của ông có: Cao Lương đỏ (một phần của Gia tộc HồngCao Lương, bản dịch ở Việt Nam 1998), Báu vật của đời (bản dịch 1995), Đàn hươnghình, Tửu quốc, Sống đoạ thác đày,… (xuất bản ở Việt Nam 2000-2007), truyện vừacó: Trâu thiến, Hoan lạc, Châu chấu đỏ,…(Xuất bản ở Việt Nam 1990-2000) .Nhà vănMạc Ngôn từng được thế giới biết đến qua tác phẩm Cao lương đỏ được chuyển thểthành phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đã đoạt giải “Cành cọvàng” tại Liên hoan phim Canne (Pháp) năm 1994, giải thưởng lớn “Con gấu vàng” ởliên hoan phim Tây Béc-1in và “Quả pha lê vàng” tại liên hoan phim Các-lô-vi Vary.Từ khi bắt đầu sáng tác đến nay Mạc Ngôn đã dành được nhiều giải thưởng vănhọc cao quý. Giải thưởng văn học Mao Thuẫn 1985-1986 cho tác phẩm Cao lương đỏ.Giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc vào tháng 12/1995 cho tiểuthuyết Báu vật của đời. Tiểu thuyết đã cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin lớn,khái quát cả giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc thông qua câu chuyện về các sốphận của mỗi thế hệ gia đình nhà Thượng Quan. Bối cảnh chính của câu truyện làvùng Cao Mật, Trung Quốc, chính trên mảnh đất quê hương của tác giả. Báu vật củađời của Mạc Ngôn, là một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất củavăn học Trung Quốc hiện đại.Và cũng chính tác phẩm này Mạc Ngôn vinh dự nhậngiải Nobel văn chương năm 2012, với giải thưởng cao quý ấy đã khẳng định sự thànhcông lớn của nhà văn trong sự nghiệp văn chương.2.2. Báu vật của đời và những vấn đề được đặt ra2.2.1. Tóm tắt cốt truyệnBáu vật của đời nguyên tác tiếng Hoa là Phong nhũ phì đồn (丰乳肥臀) nghĩalà Ngực to mông nở được xuất bản tháng 9 năm 1995 và và đã trở thành một hiệntượng, tác phẩm đã được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyệntrong năm đó. Quyển tiểu thuyết này được xem là viên gạch nặng nhất, giá trị nhấttrong lâu đài tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn. Tiểu thuyết được chia thành bảychương và một chương viết thêm, với dung lượng hơn 860 trang (Theo bản dịch củadịch giả Trần Đình Hiến, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2000).Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết mang không khí “sử thi” tiêu biểu về một giai đoạnlịch sử (từ 1900 đến 1995) của đất nước Trung Quốc. Ám ảnh tác giả là hình ảnhngười mẹ với lòng khoan dung vô bờ bến mang tên Lỗ thị. Nỗi đau lớn nhất trongcuộc đời của bà không phải ở cái chết của cả gia đình mà là tập tục nghiệt ngã buộcphải có con trai. Vì vậy, Lỗ thị đã phải “ngủ” cùng những người đàn ông không mongmuốn chỉ với một hi vọng đó là có con trai.Cả câu chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ Lỗ thị, những đứa con gái củabà, những biến loạn của vùng Cao Mật và cũng là của cả đất nước Trung Quốc. Tất cảmọi câu chuyện, mọi hình ảnh đều được tác giả kể thông qua cái nhìn của nhân vậtKim Đồng từ khi vừa sinh ra cho đến hết. Một kết cấu độc đáo, độc đáo ngay trongcách kể chuyện, các nhân vật được xây dựng một cách rất thực mà cũng rất hư, xâuchuỗi các câu chuyện thành một mạch thống nhất… tất cả những điều đó làm nên mộthiện tượng văn học - một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất củavăn học Trung Quốc hiện đại. Câu chuyện lấy bối cảnh ở vùng quê Cao Mật (có tổngcộng mười tám thôn), được cụ tổ của hai gia đình Tư Mã và Thượng Quan – Tư MãRăng To và Thượng Quan Đẫu – là những người đầu tiên khai phá. Năm 1900, haiông đã thành lập đội Hổ Lang nhằm tổ chức đánh đuổi quân Đức với lòng yêu nước vàvới những suy nghĩ, hiểu biết ngây thơ :“cho rằng quân Đức không có đầu gối, chânthẳng đuột không gập lại được. Còn nói quân Đức ưa sạch, rất sợ dính phân vàongười, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết. Lại nói bọn Tây đều là con chiên. Chiênthì sợ hổ báo lang sói. Thế là hai vị tiên phong trong công cuộc khai phá vùng đôngbắc, tự tập một số bợm rượu, con bạc, du đãng … Tất nhiên họ đều là những kẻ khôngsợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội Hổ Lang.” [10; 129, 130]. Vì vậy đội HổLang đã dùng cát và phân để chiến đấu chống lại quân Đức. Cuộc chiến đấu thất bại,cả Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẩu đều bị giết hại. Cũng cùng năm đó tại thônSa Oa thuộc Cao Mật, quân Đức với sự tiếp ứng của quân triều đình Mãn Thanh đãgây ra vụ thảm sát bốn trăn chín mươi bốn người trong số đó có cha mẹ của cô bé LỗToàn Nhi. Lỗ Toàn Nhi sau đó được cô chú Vu Bàn Vả đem về nuôi dưỡng, đến khiđược năm tuổi thì bị bó chân. Đến năm mười bảy tuổi thì được gả vào nhà ThượngQuan làm vợ của Thượng Quan Thọ Hỉ. Thượng Quan Thọ Hỉ là một nông dân ngudốt, bất tài và là một người chồng vũ phu, bất lực – không có khả năng truyền giống.Trong khi đó mẹ chồng của cô – bà Thượng Quan Lã thị – lại là người vô cùng khaokhát có cháu trai nối dõi, sau ba năm cưới về mà Lỗ Toàn Nhi vẫn không có đứa connào, bà thường xuyên xỉ vả, chì chiết, hành hạ cô “chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôicái đồ vô tích sự ấy làm gì!” [10;773].Là con dâu trong gia đình, nhưng Toàn Nhi chẳng hơn gì một đứa đày tớ, côsống trong sự hà khắc của mẹ chồng, sự vũ phu của chồng và lo sợ trước những địnhkiến của xã hội về một người đàn bà không có con. Chính những điều đó đã đẩy côđến hành động đi xin giống của đàn ông thiên hạ. Cuối cùng Toàn Nhi đã sinh cho giađình Thượng Quan một đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ vàChiêu Đệ là giống của ông chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của anh chàng bánvịt dạo; Tưởng Đệ là con của một thầy lang bán rong; Phán Đệ là của lão Béo bán thịtchó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là giống của Hoà thượng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; CầuĐệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên lính thất trận cưỡng hiếp ở bờ bắc sôngThuồng Luồng; sau cùng là cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa.Sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, Toàn Nhi nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đànbà không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh toàncon gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai.[10; 783].Mở đầu truyện là hình ảnh của hai cuộc “vượt cạn”. Một bên là Lỗ Toàn Nhiđang một mình trên chiếc giường bẩn thỉu đang kêu gào trong cơn đau đớn. Một bên làcon lừa cái đang được cả gia đình Thượng Quan chăm sóc và mời cả bác sĩ riêng chonó. Hai hình ảnh đối lập phần nào cho ta thấy được thân phận của người phụ nữ TrungQuốc trong xã hội phong kiến. Sự khát khao cháu trai của mẹ chồng, sự nghiệt ngã củanhững quan niệm phong kiến, … tất cả những điều đó đã góp tay đẩy cuộc hôn nhâncủa Lỗ Toàn Nhi thành một bi kịch. Khiến Lỗ Toàn Nhi thành một người đi xin “giốngdạo”, biến cô trở thành một phụ nữ sống trong nhục nhã và căm giận Toàn Nhi này cóđẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải giống nhà Thượng Quan … Này mẹchồng, này chồng, các người cứ đánh tôi đi, cứ mong đi, tôi sẽ đẻ con trai nhưng nókhông phải là giống nhà Thượng Quan. [10; 785].Và xem việc ăn nằm với nhữngngười đàn ông khác là cách trả thù gia đình Thượng Quan. Chuyện ăn nằm, thụ thai vàsinh nở của Lỗ thị chính là sự tung hê, thách thức cái xã hội khinh miệt, coi rẻ ngườiphụ nữ. Khi cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúcgiai đình Thượng Quan bị quân Nhật tàn sát. Một mình Lỗ Toàn Nhi phải gánh vác,chống đỡ cả gia đình, nuôi các con từng người từng người trưởng thành. Trải qua biếtbao lần các thế lực chính trị thay ngôi đổi chủ ở Cao Mật, biết bao biến thiên của xãhội với nào là kháng chiến (chống Đức, chống Nhật), nội chiến (giữa Cộng sản Đảngvà Quốc dân Đảng), nạn đói, cải cách ruộng đất, cuộc “Cách mạng văn hoá” rồi cuộc“cải cách mở cửa”… Lỗ thị đã chứng kiến, tham gia và cũng chịu tác động không nhỏtrong những biến cố ấy, mất chồng, mất con, mất cháu, gia đình ly tán rồi sum họp, lênvoi xuống chó nhanh như chớp, bao phen đói khát phải ăn cỏ dại, rau rừng, ngủ cùngxác chết, cùng đạn bom, bị tra tấn, bị làm nhục nhưng với một ý chí sinh tồn mạnh mẽđến khó tin cùng với tấm lòng của một người mẹ yêu thương đàn con vô hạn Lỗ thị đãkhéo léo chống chèo cả gia đình vượt qua tất cả.Sự mong mỏi của Thượng Quan Lã thị cuối cùng cũng được thỏa lòng khi LỗToàn Nhi sinh cho gia đình Thượng Quan một đứa cháu trai mang tên Thượng QuanKim Đồng. Nhưng Kim Đồng, đứa con trai duy nhất sau chuỗi sinh nở dằng dặc mộtđời người của Lỗ Toàn Nhi chỉ là một đứa trẻ to xác, nhu nhược, vô tích sự, suốt đờibám vú mẹ trong khi các cô gái nhà Thượng Quan đều quyết liệt dấn thân vào đời. Đàncon của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói rộng ra, có đủ mọi giống người. Họđược bà mẹ vĩ đại sinh ra đúng vào lúc đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơnquặn đau quặn đẻ. Những cô gái nhà Thượng Quan quyết liệt dấn thân vào đời vớinhững ước mơ, hoài bảo, tình yêu. Họ đại diện cho những lối sống, những luồng tưtưởng khác nhau trong xã hội Trung Quốc, qua đó ta thấy được sự băn khoăn của mộtbộ phận không nhỏ người dân Trung quốc trước những biến đổi to lớn của lịch sử.Những biến loạn ấy to lớn đến nổi làm cho Kim Đồng không thể lớn về mặt tinh thần,mãi là một đứa trẻ bám vào vú mẹ (không chỉ là Kim Đồng mà là cả một thế hệ trongđó Kim Đồng chỉ là đại diện). Đó là sự suy thoái của nhân sinh. Mỗi đứa con chọn mộtcon đường, một cách sống, và một cách chết trên con đường đời đầy gian truân khổ ải.Họ thậm chí còn xung khắc, thù ghét nhau theo sự chọn lựa chính kiến, lý tưởng,

Video liên quan

Chủ đề