Nhân cách con người hiện nay

(TG)-Xây dựng nhân cách con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta đã sớm có những định hướng cụ thể thông qua các nghị quyết ở mỗi kỳ đại hội và những nghị quyết chuyên đề về văn hóa.

1. Nhân cách và xây dựng nhân cách

Nhân cách là một từ Hán – Việt, dùng phổ thông trong giao tiếp của người Việt. Học giả Đào Duy Anh, tác giả cuốn , xuất bản năm 1950 đã giải thích: . Cuốn sách này cũng giải thích: Cuốn do Văn Tân chủ biên, xuất bản năm 1967 cũng giải nghĩa: Như vậy, nhân cách hiểu theo nghĩa phổ thông là phẩm cách hay phẩm chất của con người.

Dưới góc độ khoa học, việc nghiên cứu nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong nước và ngoài nước quan tâm với những định nghĩa, lý thuyết, quan điểm tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam có hai công trình nghiên cứu chuyên sâu luận bàn về nhân cách: Cuốn “ do Phạm Minh Hạc chủ biên, chủ trương xác định những giá trị cơ bản của nhân cách, chính là tìm ra cái cốt lõi của nhân cách, có ý nghĩa, có giá trị sống còn đối với mỗi con người. Cuốn “ của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú, chủ trương tiếp cận nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam trong một bối cảnh rộng của lịch đại lẫn đồng đại, từ đó “có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho việc xây dựng nhân cách văn hóa cho con người Việt Nam hiện nay”. Công trình nghiên cứu này đã nêu ra định nghĩa có tính phổ quát về nhân cách:

Kế thừa kết quả nghiên cứu về nhân cách của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cho rằng:

Biểu hiện ở nhận thức và những hành vi ứng xử của con người đáp ứng các nguyên tắc và chuẩn mực xã hội đặt ra, trong các mối quan hệ với con người và môi trường sống, được số đông người trong xã hội thừa nhận, hướng tới những mục tiêu tiến bộ của dân tộc, nhân dân và của thời đại. Giá trị đạo đức của nhân cách con người hôm nay là sự kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mà hằng số chung nhất là yêu nước, thương người, trong đó có cả những giá trị đạo đức của nhà Nho: “Bần hàn bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” (đói rét không thể chuyển lay, giàu sang không thể quyến rũ, đe dọa, tra tấn không chịu khuất phục) với giá trị đạo đức cách mạng hình thành trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo: sống có lý tưởng, có trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh cống hiến cho xã hội nhằm xây dựng đất nước độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội và giá trị đạo đức mới (tự tin, dám chịu trách nhiệm, năng động, khả năng thích nghi, sáng tạo…) hình thành từ thời điểm đổi mới (1986) đến nay, khi nước ta phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sự kết tinh các giá trị trên thể hiện lòng tự trọng trong đối nhân xử thế và bằng hành động cụ thể trong các mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và với chính bản thân mình, phản ánh CÁI TÂM trong nhân cách của con người.

Phát huy năng lực cá nhân, thể hiện ở trí tuệ hiểu biết sâu rộng trên các lĩnh vực; sự thạo việc, khả năng sáng tạo, đoàn kết, hợp tác, kĩ năng quản lý, tổ chức thực hiện và giải quyết vấn đề một cách khoa học, đạt hiệu quả cao; khả năng thích ứng cao với môi trường sống và làm việc, sự dẻo dai, lạc quan, bản lĩnh vững vàng, kiên định, khôn khéo, sáng suốt xử lý các tình huống xuất hiện trong bối cảnh luôn biến động, diễn biến phức tạp, khó lường; có tư duy độc lập, tiếng nói phản biện xã hội thuyết phục bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; có tố chất tự học hỏi, tự hoàn thiện mình dám dấn thân đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra. Giá trị năng lực phản ánh CÁI TÀI trong nhân cách của con người.

Con người sống không thể tách rời môi trường sống của xã hội. Cuộc sống của con người chỉ thực sự có ý nghĩa, thực sự có giá trị khi người đó mang đạo đức, tài năng cùng chung sống và cống hiến hết mình cho xã hội. Tổ chức UNESCO đưa ra khuyến cáo với các quốc gia trên thế giới thúc đẩy giáo dục hướng tới 4 mục tiêu: để biết, để làm việc, để biết cách chung sống và để làm người. Biết cách chung sống đối với con người trong xã hội là một biểu hiện của phẩm chất con người. Năm 2007, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học: kết quả cho thấy những người được đánh giá cao trong xã hội xếp ở vị trí thứ nhất là những người làm công tác xã hội, làm việc thiện cho xã hội (75,1%); thứ hai là những người có tri thức cao, các nhà văn hóa (72,8%) và thứ ba những doanh nhân thành đạt, giàu có (59,9%). Điều đó, phản ánh nhân cách của mỗi con người có quan hệ đến cách sống và các hoạt động xã hội của người đó. Mỗi người phải tự quan sát, học hỏi để tạo dựng kĩ năng sống hòa nhập với cộng đồng xã hội, biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với niềm vui, nỗi đau của cộng đồng người, biết tự vấn lương tâm về những việc làm chưa tốt đối với con người và tự nhiên, từ đó có những hành động thiết thực, thiện nguyện, mang cái tâm, cái tài của mình góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp vì con người. Những giá trị chung sống đối với xã hội phản ánh CÁI TẦM trong nhân cách con người.

Tóm lại, nhân cách con người chính là sự tự tin, lòng tự trọng, biểu hiện cái tâm, cái tài, cái tầm của con người. Xây dựng nhân cách con người là quá trình nuôi dưỡng, hình thành đạo đức (cái tâm); bồi dưỡng, sử dụng đúng và phát huy được năng lực (cái tài) và tạo điều kiện để con người nhập thế, tích cực phát huy tài năng, đức độ, tham gia các hoạt động xã hội vì con người (cái tầm).

2. Định hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam

Năm 1986, Đại hội VI của Đảng quyết định đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa, cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Vấn đề xây dựng nhân cách được đưa vào Nghị quyết của Đại hội, đoạn nói về nhiệm vụ phát triển giáo dục: , nhằm tạo ra một lớp người vừa hồng, vừa chuyên, có đức, có tài, thực hiện lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: . Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội cũng giao nhiệm vụ cho các tổ chức Đảng phải quan tâm chỉ đạo công tác văn hóa, văn nghệ: Điều này nêu trên chứng tỏ ngay khi mở đầu công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu cũng như nhiệm vụ của văn hóa (bao gồm cả giáo dục) là phải hướng đến xây dựng nhân cách con người đồng thời với quá trình đổi mới về kinh tế.

Năm 1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII, vấn đề nhân cách được xác định là một phẩm chất của con người Việt Nam, là một nhiệm vụ hệ trọng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục: .

Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được Đảng ta làm rõ trong Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội IX (2001) của Đảng với nhận thức mới về xây dựng nhân cách. Việc xây dựng nhân cách con người không chỉ ở phương diện sự tác động của xã hội mà còn ở phương diện sự tự ý thức, răn mình, sửa mình của mỗi cá nhân đặt trong mối quan hệ với văn hóa:

Năm 2006, tại Đại hội X của Đảng, vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam được đặt trong tương quan với quan điểm tiếp cận giá trị. Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội đề ra nhiệm vụ: Và, trong Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, nhân tố văn hóa với vai trò là hệ thống tri thức, giá trị, khơi dậy tính tích cực, hướng tới chân, thiện, mĩ được đề cao trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, kinh doanh và phẩm giá con người:

Năm 2008, Bộ Chính trị khóa X ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TWđịnh hướng mục tiêu của việc xây dựng nền văn học, nghệ thuật và con người như sau: Xây dựng nhân cách là cái lõi cơ bản xây dựng con người mà văn học, nghệ thuật cần phải hướng tới.

Năm 2011, Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội XI, Đảng ta trên quan điểm giá trị đã nêu chủ trương và nhiệm vụ rất mới là Có thể nói việc tìm ra hệ giá trị chung của người Việt Nam hôm nay chính là những phẩm chất cốt lõi trong nhân cách con người Việt Nam. Một điểm mới nữa thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 trình bày tại Đại hội là Đảng ta nhận thức về nhân cách không chỉ giới hạn coi nhân cách là một trong những phẩm chất của con người như ở một số văn kiện của Đảng các nhiệm kỳ trước đó mà cho rằng nhân cách là cái bao trùm, là phẩm chất có tính phổ quát của con người, từ đó đề ra nhiệm vụ: Cũng tại Đại hội này, Đảng ta thông qua, khẳng định: và nhấn mạnh môi trường gia đình, đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam, từ đó yêu cầu .

Những năm 2013 – 2014, Đảng ta chỉ đạo cả hệ thống chính trị tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII . Báo cáo tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương công phu, thẳng thắn, không né tránh khuyết điểm, yếu kém của nền văn hóa, thể hiện tính chiến đấu cao, trong đó có phân tích sâu sắc liên quan đến việc xây dựng nhân cách: . Dựa vào Báo cáo tổng kết nói trên, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thảo luận, đánh giá thực trạng văn hóa nước nhà và thông qua những chủ trương, quyết sách mới, phù hợp với thực tiễn đang diễn ra. Ngày 9-6-2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIvề Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của Nghị quyết này ngoài việc bổ sung các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa là việc nhấn mạnh, khẳng định vấn đề trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người mà cốt lõi là xây dựng nhân cách. Phần định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong Nghị quyết có tới 8 câu nói về nhân cách. Nghị quyết nêu 5 mục tiêu cụ thể thì có 2 mục tiêu (vị trí thứ nhất và thứ hai) liên quan đến nhân cách: Một là:hai là:

Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI nêu 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó có một quan điểm mới để chỉ đạo xây dựng con người, đặc biệt là xây dựng nhân cách: Lần đầu tiên trong một văn kiện của Đảng đã đúc rút nêu ra 7 đặc tính chung nhất trong các phẩm chất cần có của con người Việt Nam. Từ cái chung đó, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị triển khai cụ thể việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 và từ tổng kết thực tiễn đúc rút những đặc tính riêng của con người cho ngành, cơ quan, đơn vị mình.

Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng con người phát triển toàn diện là bồi dưỡng nhân cách: Xây dựng môi trường văn hóa chính là để rèn luyện con người về nhân cách:

Như vậy, từ thời điểm đổi mới đến nay, Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng nhân cách con người, từng bước “làm mới” nhận thức về nhân cách, từ nhân cách xã hội chủ nghĩa đến nhân cách con người Việt Nam trong mối quan hệ đa chiều với tư tưởng, đạo đức, lối sống, với lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và các mối quan hệ trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội. Nhân cách trở thành giá trị sống cốt lõi của con người. Việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam được kết tinh thành mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ cụ thể trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về văn hóa, con người, trở thành định hướng và quyết tâm chính trị, góp phần xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

PGS. TS Nguyễn Hữu Thức
**********************

Chú thích:

(1), (2) Đào Duy Anh: , Nxb. Minh Tân, Paris, 1950, quyển hạ, tr. 60, 329.

(3) Văn Tân (chủ biên): , Nxb. Khoa học xã hội, H, 1967, tr. 738.

(4) Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2007): , Nxb. Khoa học xã hội, H, 2007.

(5) Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú: , Nxb. Văn hóa Thông tin, H, 2012 tr. 300.

(6) Lê Thanh Hòa: , Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, 2007.

(7), (8), (10), (11), (12) GS.TS. Phan Ngọc Liên chủ biên, TS. Văn Ngọc Thành, TS. Bùi Thị Thu Hà, ThS. Lê Hiến Chương, TS. Đỗ Hồng Thái: , Nxb. Từ điển Bách khoa, H, 2006, tr. 402, 346, 796, 973 – 974, 1049

(9) Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương: , tập 2 (1986 – 2000), Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, tr. 245.

(13) Ban Tuyên giáo Trung ương: , Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2008, tr. 17.

(14), (15), (16) Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 2011, tr. 223, 126, 77.

(17) Ban Tuyên giáo Trung ương: , Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2014, tr. 36.

Video liên quan

Chủ đề