Nhà văn hóa xã đại dực tiên yên quảng ninh

Nhằm tiến tới tái lập thị xã Tiên Yên trước năm 2030, nhiều công trình trên địa bàn huyện Tiên Yên đã được đầu tư, trong đó có nhiều công trình văn hóa.

Nhà văn hóa xã đại dực tiên yên quảng ninh

Hệ thống cầu, đường dạo khu vực thị trấn là nơi rèn luyện thể thao của người dân thị trấn Tiên Yên.

Năm 2020 phải kể đến công trình cải tạo công viên cây xanh, khu vực đầu cầu Khe Tiên (thị trấn Tiên Yên) - công trình tạo hành lang an toàn cho người đi bộ, nâng cao đời sống nhân dân khu vực, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, góp phần tạo bước đệm để Tiên Yên trở thành thị xã trong tương lai. Công trình gồm đường kè bờ sông dài 250m bao quanh vườn hoa đang hoàn thành và sẽ là khu vui chơi, đường đi bộ thể thao hàng ngày của người dân Tiên Yên.

Trước đó vào giữa năm 2020, Tiên Yên đã hoàn thành dự án hệ thống cầu, đường dạo, đường điện chiếu sáng trang trí đô thị khu vực thị trấn từ Bến Châu đấu nối với đường kè ngầm Tiên Yên. Công trình có tổng mức đầu tư trên 12 tỷ đồng, góp phần chống sạt lở đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống dọc bờ sông, đồng thời phục vụ dân sinh, tạo cảnh quan khang trang, trở thành tuyến phố đi bộ góp phần chỉnh trang đô thị. Công trình trở thành điểm gắn bó hàng ngày của nhiều người dân Tiên Yên.

Năm 2006, Tiên Yên đầu tư xây dựng Nhà văn hóa Dân tộc Sán Chỉ với quy mô lớn ở xã Đại Dực. Công trình này được coi là nhà văn hóa cấp xã quy mô nhất khu vực miền Đông thời điểm đó, khi Đại Dực còn nằm trong diện đặc biệt khó khăn.

Cũng năm 2006, Lễ hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Chỉ đầu tiên được tổ chức tại khuôn viên Nhà Văn hóa này. Lễ hội khởi đầu cho hàng loạt các lễ hội dân tộc thiểu số tiếp theo của huyện Tiên Yên, như: Lễ hội văn hoá - thể thao dân tộc Tày ở xã Phong Dụ, Lễ hội văn hoá - thể thao dân tộc Dao ở xã Hà Lâu, Lễ hội văn hoá - thể thao dân tộc Sán Dìu ở xã Hải Lạng.

Nhà văn hóa xã đại dực tiên yên quảng ninh

Một tiết mục biểu diễn trong Tuần Văn hoá - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ III tại Trung tâm Văn hóa - thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc, tháng 10/2020.

Tiên Yên cũng là nơi Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc được xây dựng. Công trình có tổng diện tích mặt bằng quy hoạch là 9,1ha, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng. Đây là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa mang quy mô cấp tỉnh.

Gần đây nhất vào tháng 10/2020, tại Trung tâm Văn hóa- Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc, Sở VH&TT và UBND huyện Tiên Yên đã tổ chức Tuần Văn hóa- thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ III-2020. Đây là hoạt động văn hóa lớn khu vực miền Đông, trong chuỗi sự kiện thực hiện mục tiêu đón 3 triệu lượt khách du lịch trong quý IV/2020 của tỉnh Quảng Ninh. Tuần văn hóa đã có sự tham gia của hàng nghìn diễn viên, vận động viên của 13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các huyện Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn).

Nhà văn hóa xã đại dực tiên yên quảng ninh

Học sinh xã Phong Dụ tổ chức dọn vệ sinh trước tết Nguyên đán Tân Sửu tại Khu văn hóa- thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên.

Một công trình văn hóa lớn nữa của huyện Tiên Yên là Khu văn hóa - Thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên đã được khởi công tại thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ từ năm 2018. Phong Dụ là xã có hơn 40% là người dân tộc Tày của Tiên Yên. Khu Văn hóa Thể thao này được xây dựng trên diện tích 17.625m2, là nơi sinh hoạt các hoạt động văn hóa của người dân trên địa bàn xã và là nơi hàng năm cứ sau Tết Nguyên đán lại diễn ra Lễ hội Đồng Đình. Lễ hội gồm các nghi lễ đặc trưng của người dân tộc Tày. Năm nay, nếu không có sự trở lại của dịch Covid – 19, thì nơi đây sẽ diễn ra lễ hội văn hóa dân tộc Tày ngay sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Từ việc đầu tư các công trình, tiến tới tái thành lập thị xã trước năm 2030, Tiên Yên đã nâng cao rõ rệt đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn, tạo thuận lợi cho sự bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.

Xã Đại Dực (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) trong ký ức của tôi là hình ảnh con người lam lũ và những con đường lầy lội. Thế nhưng, lần trở lại này, mọi thứ ở đây đã thực sự đổi thay, những trục đường được bê tông hóa, những ngôi nhà mái bằng mọc lên san sát, xa xa là cánh rừng keo xanh mướt vươn lên.

Nhà văn hóa xã đại dực tiên yên quảng ninh

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực sự đã thổi một làn gió mới giúp xã nghèo miền núi Đại Dực (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) thu hẹp khoảng cách với miền xuôi, đời sống của người dân no ấm, đủ đầy hơn.

Những ngày đầu xây dựng nông thôn mới

Nằm cách trung tâm huyện Tiên Yên gần 30km, Đại Dực là 1 trong 2 xã miền núi xa nhất và khó khăn nhất của huyện với 100% hộ dân là người đồng bào tộc thiểu số.

Sau gần một giờ đồng hồ men theo những con đường uốn lượn theo sườn đồi, liên tiếp những khúc cua tay áo, chúng tôi cũng đến được nơi có những nếp nhà của đồng bào Sán Chỉ tựa lưng vào núi.

Đã hẹn từ trước, ông Nình A Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Dực vui mừng tiếp đón chúng tôi đến thăm. Bên tách trà nóng hòa quyện hương thơm của núi rừng, những câu chuyện như xa lắm về thuở đầy gian khó của đồng bào nơi đây được tái hiện theo mạch kể đầy cảm xúc của ông.

"Cách đây 10 năm, Đại Dực còn khó khăn lắm, cơ sở vật chất thiếu thốn đủ bề. Để lấy nước từ suối về sinh hoạt, nhiều người phải dậy đi từ sáng sớm đến trưa mới gánh về được 2 thùng nước. Bà con trong thôn có nuôi được con lợn, con gà, muốn đem đi bán có khi phải mất cả ngày trời. Thóc, ngô thu hoạch về cũng chỉ để nhà dùng, ngại đem xuống chợ bán vì phải gánh đường xa"- ông Lộc kể.

Mặc dù người dân đã cố gắng bám đất, bám rừng nhưng đường vào xã khó khăn, lại cách xa trung tâm huyện nên thương lái cũng không mặn mà vào thu mua. Không chỉ đầu ra nông sản gặp khó mà đầu vào vật tư nông nghiệp cũng gặp khó do phải mua với giá cao.

"Kinh tế khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu kéo theo đời sống văn hóa, tinh thần cũng còn nhiều thiếu thốn, hạn chế. Người dân còn phải lo ăn từng bữa nói gì đến đóng góp để xây dựng NTM. Để thay đổi nhận thức của đồng bào, làm cho mọi người hiểu rồi tin theo chủ trương xây dựng NTM không hề dễ và là câu hỏi khó đối với những người đứng đầu địa phương"- ông Lộc chia sẻ.

Năm 2010, khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM, xã Đại Dực mới chỉ đạt đạt 5/20 tiêu chí, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông- lâm nghiệp, trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Đứng trước khó khăn đó, Đảng bộ và chính quyền xã Đại Dực đã tập trung thực hiện công tác tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM, từ đó đã nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân trong xã về xây dựng NTM.

Xã miền núi duy nhất của huyện Tiên Yên không còn hộ nghèo

Thổi luồng gió NTM đến khắp các thôn, bản, lãnh đạo xã Đại Dực đã đến từng thôn, vào từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân chung tay. Bên cạnh đó, từng cán bộ, đảng viên cũng vận động gia đình, người thân hiến hàng trăm mét vuông đất cùng nhiều cây xanh các loại để mở rộng trục đường chính dẫn vào xã cũng như một số tuyến đường khác trong thôn. Thấy cán bộ làm, bà con cũng làm theo, tạo thành phong trào chung trong toàn xã.

Trong hơn 10 năm xây dựng NTM, Đại Dực đã huy động người dân đóng góp hàng nghìn ngày công lao động và hơn 600 triệu đồng cùng với ngân sách hỗ trợ của huyện và tỉnh. Đến năm 2020, Đại Dực đã hoàn thành "mục tiêu kép", vừa thoát khỏi diện 135, vừa hoàn thành chương trình xây dựng NTM.

Cái nghèo dần qua đi khi đường giao thông từng bước được bê tông hóa, điện lưới quốc gia kéo về tận bản, trường học, nhà văn hóa cũng được xây dựng khang trang nhờ có nguồn vốn từ chương trình xây dựng NTM. Đại Dực đã có những sự thay đổi mà ngay cả người dân nơi đây cũng phải ngỡ ngàng.

Ông Nình Văn Quang, Trưởng thôn Khe Lục, xã Đại Dực chia sẻ: "Ngày trước thôn chúng tôi còn heo hút, thưa thớt lắm, trình độ dân trí lại thấp. Chúng tôi phải đi từng nhà, gặp từng người để vận động bà con đi học lớp xóa mù chữ. Ngày đó, đa số các hộ dân ở thôn đều là hộ nghèo, cả thôn chỉ có lác đác vài nóc nhà mái ngói. Nhưng đến nay toàn thôn đã không còn hộ nghèo, trong thôn còn xuất hiện thêm nhiều hộ gia đình khá giả, gần như 100% hộ dân trong thôn đều có được nhà xây tường gạch, đổ mái bằng kiên cố, khang trang".

Theo lãnh đạo UBND xã Đại Dực, năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của bà con Đại Dực mới chỉ đạt 6,4 triệu đồng/người/năm. Nhưng đến hết năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 64,4 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của Đại Dực cao ở mức 23% thì đến nay toàn xã không còn hộ nghèo. Đây cũng là xã miền núi duy nhất của huyện Tiên Yên không còn hộ nghèo.

Năm 2022, Đại Dực tiếp tục được huyện Tiên Yên lựa chọn xây dựng xã NTM nâng cao. Với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, đến thời điểm này, Đại Dực đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Ông Hoàng Việt Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đại Dực, cho biết: "Từ một xã có xuất phát điểm thấp, những năm qua, Đại Dực đã phát huy sức mạnh tập thể, đoàn kết để xây dựng NTM. Thời gian tới, chúng tôi đang hướng tới mục tiêu sẽ xây dựng Đại Dực là xã NTM kiểu mẫu, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ở địa phương. Từ đó sẽ tạo tiền đề để Đại Dực trở thành một trong những xã NTM kiểu mẫu đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của huyện Tiên Yên nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung".