Nhà thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhà thầu đường sắt Nhổn-ga Hà Nội yêu cầu bồi thường hơn 114 triệu USD

(NLĐO)- Nhà thầu HGU (liên danh Huyndai và Ghella), đơn vị thi công đoạn ga ngầm đường sắt Nhổn-ga Hà Nội, yêu cầu bồi thường 114,7 triệu USD, nếu không sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc và sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại lên Trọng tài quốc tế.

  • Cận cảnh 10 đoàn tàu tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội sẵn sàng chạy thử nghiệm

  • Đường sắt Nhổn-ga Hà Nội có thể "lỡ hẹn" vận hành cuối năm 2021

  • CLIP: Chạy thử nghiệm 8,5 km trên tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

  • Tàu đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội chạy thử nghiệm để chuẩn bị vận hành

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM, trong đó nêu rõ cả 6 dự án đường sắt đô thị đang triển khai tại 2 đô thị lớn này đều chậm tiến độ.

Tàu đường sắt Nhổn-ga Hà Nội vận hành thử nghiệm

Trong số 6 dự án đường sắt đô thị đang triển khai, có 2 dự án do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ quản đầu tư (tuyến Cát Linh-Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên-Ngọc Hồi); 2 dự án do TP Hà Nội làm chủ quản đầu tư (tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn-ga Hà Nội; tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo); 2 dự án do UBND TP HCM làm chủ quản đầu tư (tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, đoạn Bến Thành-Suối Tiên; tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Bến Thành-Tham Lương).

Theo báo cáo này, dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội có thời gian bắt đầu là năm 2009; thời gian kết thúc là năm 2022.

Dự án có 10 gói thầu chính, gồm 9 gói thầu về xây lắp, thiết bị (5 gói thầu xây lắp, 4 gói thầu thiết bị) và 1 gói Tư vấn chung.

Đến nay, UBND TP Hà Nội đã hoàn thành công tác ký hợp đồng và triển khai thi công 9/9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị (trong đó gói thầu CP01 và CP04 đã thi công xong, hiện đang hoàn thiện hồ sơ hoàn công).

Tiến độ chung dự án đạt khoảng 74%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 89,41%, do nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nên chưa đưa vào khai thác đoạn trên cao theo kế hoạch và dự kiến sẽ phải điều chỉnh tiến độ hoàn thành đoạn ngầm và toàn tuyến.

Do việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đến nay và hiện vẫn tồn tại chậm trễ xử lý đối với nhà 23 Quốc Tử Giám và phê duyệt chính sách đền bù, hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm nên nhà thầu HGU (liên danh Huyndai và Ghella) đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu bồi thường với tổng chi phí là 114,7 triệu USD và đề nghị chấp thuận thanh toán, nếu không sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc và sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại lên Trọng tài quốc tế.

Nhà thầu đã giảm khối lượng công việc trên công trường kể từ tháng 6-2021 và đã có văn bản số HGU-MLT-00459-21-E/V ngày 26-6-2021 thông báo tạm dừng công việc. Nhà thầu đã yêu cầu thành lập Ban giải quyết tranh chấp (DB), Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị cũng đã cử thành viên đại diện cho chủ đầu tư để tiến hành hòa giải theo quy định của Hợp đồng.

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB Hà Nội), cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu đòi bồi thường thiệt hại do chậm GPMB, chậm trễ bàn giao mặt bằng thi công.

Từ năm 2018, nhà thầu đòi bồi thường khoảng 90 triệu USD do chậm GPMB, sau đó mặt bằng tiếp tục bị chậm nên họ tiếp tục đòi bồi thường lên đến con số trên. Đây là con số đơn phương nhà thầu đưa ra, còn giá trị thiệt hại thực tế cần phải được chứng minh trên thực tế.

Hiện UBND TP Hà Nội đang xem xét thành lập Ban xử lý tranh chấp để giải quyết khiếu nại và tháo gỡ vướng mắc về khiếu nại, đòi bồi thường 114,7 triệu USD của nhà thầu gói ga ngầm và tuyến hầm.

Bên cạnh đó, TP chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu đề xuất chính sách theo yêu cầu của nhà tài trợ và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để giải quyết các vướng mắc nêu trên để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu trong quý IV-2021.

MRB đã cử thành viên đại diện cho chủ đầu tư để tiến hành hòa giải theo quy định của hợp đồng. Trường hợp hòa giải không thành thì sẽ phải giải quyết tại tòa Trọng tài quốc tế.

Ngoài ra, được biết, không chỉ phát sinh vướng mắc GPMB tại ga và đoạn đi ngầm, một số ga trên cao của dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội cũng có các công trình nhà dân lấn vào chỉ giới, phạm vi xây dựng cầu thang, song không thể di dời, giải tỏa. Vì vậy, đơn vị quản lý dự án phải đưa ra giải pháp điều chỉnh thiết kế, nắn chỉnh và thu hẹp mặt bằng cầu thang một số nhà ga trên cao.

Dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội đang được xây dựng có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm (Kim Mã-ga Hà Nội, với 4 ga gầm). Dự án có tổng mức đầu tư 1.176 triệu Euro, từ nguồn vốn vay ODA Ngân hàng đầu tư châu Âu, Chính phủ Pháp, Ngân hàng phát triển châu Á và vốn đối ứng trong nước.

Dự án có tổng mức đầu tư 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu Euro, vốn đối ứng 130 triệu Euro. Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.176 triệu Euro. Như vậy, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án tăng khoảng 10.400 tỉ đồng.

B.H.Thanh

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã chọn được Công ty Metro Bắc Kinh - Trung Quốc trúng thầu gói thầu tư vấn, hỗ trợ quản lý vận hành khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tuy nhiên, ngày vận hành chính thức đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn còn là dấu hỏi (?) bị bỏ ngỏ chưa rõ ngày chính thức.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi nào hoàn thành?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

CHIA SẺ

Cụ thể, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) đã tổ chức đấu thầu Quốc tế gói thầu Tư vấn hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Sau khi kết thúc quá trình chấm thầu, Metro Hà Nội đã lựa chọn được đơn vị trúng thầu là Công ty Metro Bắc Kinh - Trung Quốc.

Gói thầu thuộc dự án hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đánh giá là rất quan trọng trong quá trình vận hành khai thác thương mại. Metro Bắc Kinh - Trung Quốc sẽ hỗ trợ Metro Hà Nội thực hiện công tác vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đảm bảo an toàn trong thời gian đầu, từng bước xây dựng năng lực cho Công ty đủ để vận hành khai thác hiệu quả tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Theo thông tin từ Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), hiện các đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông vẫn đang tiếp tục chạy để phục vụ công tác đánh giá an toàn hệ thống của Tư vấn Pháp. Lý do dù hết hạn vận hành thử nghiệm nhưng tàu Cát Linh - Hà Đông vẫn chạy là do Tư vấn Pháp vẫn chưa đánh giá xong.

Do trong quá trình thực hiện hợp đồng trọn gói và thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước vướng mắc chưa được tháo gỡ, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án kéo dài. Chính phủ đã chấp thuận với kiến nghị của Bộ GTVT là lùi tiến độ bàn giao cho Hà Nội đến 31/3/2021. Vì vậy, Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đang nỗ lực để có thể bàn giao cho Hà Nội trước 31/3/2021 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang được đánh giá an toàn.

CHIA SẺ

Tổng thầu dự án Cát Linh - Hà Đông bộc lộ hạn chế

Cũng theo báo cáo của Bộ GTVT về việc dự án dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị kéo dài, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân. Ban đầu, dự kiến tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn hệ thống đầu năm 2020, nhưng do dịch Covid-19, nhân sự nhà thầu không thể sang Việt Nam nên không thể thực hiện theo kế hoạch.

Hiện, Chủ đầu tư đang làm việc với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, tổng thầu, tư vấn đánh giá độc lập về an toàn, đơn vị tiếp nhận dự án và các đơn vị liên quan để chuẩn bị công tác nghiệm thu, hoàn thiện thủ tục để bàn giao cho Hà Nội khai thác, sử dụng.

Trong quá trình thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu Trung Quốc bộc lộ nhiều hạn chế trong chỉ đạo, điều hành và quản lý, phụ thuộc nhiều vào các đơn vị liên kết; chưa thực hiện các yêu cầu của Chủ đầu tư nên thường xuyên chậm trễ hoàn thành các hạng mục theo mốc tiến độ đã cam kết.

Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Hồng Trường, Tổng GĐ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết: "Công ty Metro Bắc Kinh - Trung Quốc trúng gói thầu tư vấn hỗ trợ quản lý vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông thực hiện trong 1 năm đầu tiên vận hành thương mại".

"Sau 1 năm hết hạn thực hiện gói thầu này, nếu chúng ta cần họ hỗ trợ thì họ sẽ tiếp tục hỗ trợ, nếu không cần nữa thì sẽ kết thúc hợp đồng. Trước tiên, Thủ tướng đồng ý và Hà Nội phê duyệt như vậy", ông Trường nói.

Về quy trình đấu thầu, ông Trường cho hay: "Việc này đã được phê duyệt từ lâu rồi, quá trình đấu thầu đã được công khai minh bạch trên mạng đấu thầu Quốc gia. Khi Bộ GTVT bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho Hà Nội thì vẫn phải có đơn vị hỗ trợ vận hành. Việc tìm đơn vị hỗ trợ vận hành quản lý khai thác Cát Linh – Hà Đông nằm trong kế hoạch tiến độ ban đầu không có gì bất thường".

Theo ông Trường, Công ty Metro Bắc Kinh - Trung Quốc không phải là Công ty con của Tổng thầu Trung Quốc mà là đơn vị độc lập gồm liên danh mấy đơn vị. Chủ trì là Hà Nội chứ không phải Bộ GTVT.

Khi được hỏi về giá trị gói thầu mà Công ty Metro Bắc Kinh - Trung Quốc vừa trúng thầu, ông Trường cho biết thêm: "Giá trị gói thầu đã được công khai trên mạng đấu thầu Quốc gia".

Một công ty Trung Quốc vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông?

Video liên quan

Chủ đề