Nhà quản trị có thể giữ nhân viên giỏi bằng cách tạo cho họ có mức thu nhập cao đúng hay sai?

Khi muốn giữ chân nhân viên, bạn có biết điều gì là quan trọng đối với nhân viên hiện tại và tương lai của mình không? Bạn có cố gắng để đáp ứng những điều này? Nếu câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là “có”, chắc hẳn bạn ít gặp rắc rối với tình trạng nghỉ việc của nhân viên. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối đầu với vấn đề nan giải này.

Giữ chân nhân viên chủ chốt là quyết định dẫn đến thành công về lâu dài cho doanh nghiệp. Làm được việc này chính là cách doanh nghiệp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, đảm bảo doanh số theo sản phẩm, đảm bảo sự hài lòng cho đội ngũ nhân viên và xây dựng một đội ngũ kế thừa có năng lực thông qua đào tạo nhân viên và hướng dẫn trực tiếp.

Thời gian làm việc trung bình của một nhân viên tại một công ty là khoảng 4 năm. Đây là khoảng thời gian có thể đủ hoặc chưa đủ để công ty bù lại chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên đó. Các công ty không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng nhân viên nghỉ việc, tuy vậy, vẫn có những điều mà các công ty có thể thực hiện nếu muốn giữ chân nhân tài.

Dưới đây là 6 bước các công ty cần làm để thu hút và giữ lại những nhân viên giỏi nhất:

1. Đánh giá nhà quản lý

Hãy đo lường số lượng nhân viên nghỉ việc qua nhà quản lý của họ, đây chính là điểm mấu chốt của vấn đề. Những nhà quản lý kém sẽ đình trệ mọi nỗ lực của các nhà tuyển dụng trong việc thu hút và giữ lại người giỏi. Một khi đã xác định được vấn đề của các nhà quản lý, hãy giúp đỡ họ! Sử dụng những phương pháp đánh giá hay công cụ đánh giá để tìm ra lý do tại sao các nhà quản lý trở thành yếu tố khiến nhân viên nghỉ việc, sau đó huấn luyện họ để giúp họ lãnh đạo tốt hơn. Quản lý tốt là yếu tố quyết định đối với việc giữ chân nhân viên.
Vậy người nhân viên thường thấy sếp “không tốt” ở điểm nào?

  • Thiếu rõ ràng về sự mong đợi trong công việc.
  • Thiếu minh bạch về mức lương.
  • Chưa đánh giá hiệu quả công việc rõ ràng.
  • Không dẫn dắt được các cuộc họp cố định.
  • Không cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên hoàn thành tốt công việc

2. Xây dựng văn hóa công nhận

Trao cho nhà quản lý trách nhiệm tìm ra những điều có thể khiến nhân viên tiến xa hơn. Đưa ra những phần thưởng cho những biểu hiện xuất sắc; điều này sẽ cho mọi người cơ hội đuợc tỏa sáng khi làm tốt công việc. Một số ví dụ hay về việc công nhận nhân viên là: lời cảm ơn, giải thưởng nhân viên của tháng, giấy chứng nhận, … Sự công nhận tích cực sẽ giúp tạo ra một mội trường làm việc năng suất cao.

3. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh

Tạo ra một môi trường mà ở đó việc nhân viên được khích lệ là bình thường. Để đạt được điều này, nơi làm việc cần có sự giao tiếp mở, tinh thần hợp tác và bầu không khí tin tưởng. Hãy trao đổi với nhân viên của bạn, nói cho họ biết công ty đang hướng đến đâu và những kế hoạch để đạt được điều đó. Đồng thời hãy đề cập đến vai trò quan trọng của họ trong kế hoạch đó và giải thích rằng họ chính là yếu tố không thể thiếu để đưa công ty đến thành công. Nếu bạn muốn người khác tin tưởng mình, chính bạn phải tin tưởng họ. Hãy trao cho người khác một vinh dự và họ sẽ không làm bạn thất vọng.

4. Tạo ra môi trường để phát triển cá nhân

Những ứng viên xin việc hiện nay luôn muốn có cơ hội để phát triển bản thân và tiếp tục trau dồi kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm. Hãy đầu tư mạnh vào việc đào tạo, phát triển nhân viên và khích lệ nhân viên và chính công ty sẽ hưởng lợi ích từ những điều đó. Cho mọi người được tham gia vào chương trìnnh đào tạo sẽ giúp họ cải thiện kỹ năng, tăng giá trị bản thân và vỗ về lòng tự tôn của họ. Chứng minh cho nhân viên của bạn thấy rằng họ không có lý do gì để ra đi khi có cơ hội được phát triển và tào tạo ngay từ trong tổ chức.

5. Hãy tạo ấn tượng tốt

Điều tiếp theo hẳn sẽ làm khó các nhà tuyển dụng: trả lương cho nhân viên và cung cấp lợi ích cho họ hết mức bạn có thể ngay từ ngày đầu tiên. Mục đích là nhằm giảm tỷ lệ nghỉ việc và giữ lại nhân tài. Vì vậy nếu bạn hạ mức lương ban đầu xuống 15%, liệu khoản tiết kiệm ấy có đủ để chi cho việc giữ lại người giỏi nếu một công ty khác trả họ mức lương cao hơn? Chắn chắn là không. Hãy tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu và để nhân viên biết rằng bạn đã trả họ ở mức cao nhất bạn có thể ở vị trí của họ. Khi mỗi cá nhân tiến bộ, mức lương của họ cũng được điều chỉnh theo đó. Nhận biết được giá trị của mỗi công việc và sớm trả lương cho họ xứng đáng.

6. Đảm bảo sự công tâm và công bằng trong công việc

Khi quản lý giao cho một nhân viên kinh doanh mới những khách hàng có tiềm năng thành công cao, những nhân viên kinh doanh hiện tại sẽ xem đó là quyết định thiên vị. Và một cơ số những nhân viên này sẽ tìm cơ hội mới tại một công ty khác. Hãy nhớ rằng bất kỳ quyết định nào về sự thử thách, thu nhập đều ảnh hưởng nhiều đến việc giữ chân nhân viên của doanh nghiệp.

7. Công cụ, thời gian và sự hướng dẫn giúp giữ chân nhân viên hiệu quả

Đó là 3 vấn đề rất dễ nhận thấy khi nói về sự thất bại trong nỗ lực giữ chân nhân viên của doanh nghiệp. Bất cứ nhân viên nào cũng cần được hỗ trợ đầy đủ để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Nếu họ không tìm thấy điều đó tại công ty này thì họ sẽ tìm một công ty khác đảm bảo được điều đó.

Không nên để nhân viên lo lắng về công việc hay thu nhập

Dù trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi việc kinh doanh không được như kế hoạch. Dù doanh nghiệp có giải thích như thế nào, những thông tin này sẽ khiến nhân viên lo lắng, dao động.

Đó cũng là sai lầm nếu doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên. Bởi vì cả những nhân viên giỏi và trung thành nhất cũng có thể sẽ cập nhật CV trong tình huống này.

8. Chọn người vào đúng vị trí

Đảm bảo được rằng nhân viên được đặt vào đúng vị trí công việc phù hợp với họ dựa trên khả năng, sở thích và tính cách. Khi nhân viên được đạt vào đúng vị trí; khả năng phù hợp với yêu cầu công việc, sở thích phù hợp với tính chất công việc và tính cách phù hợp với môi trường làm việc; tỷ lệ nhân viên nghỉ việc sẽ giảm và năng suất làm việc tăng. Các nhà tuyển dụng có thể sử dụng các phương pháp đánh giá để xác định yêu cầu của mỗi công việc dựa trên khả năng, sở thích và tính cách phù hợp, sau đó sử dụng những thông tin này để đặt nhân viên của mình vào những công việc mà họ sẽ hoàn thành tốt.

Hầu như đa số chúng ta đều mong muốn có một phương pháp đánh giá nhanh chóng, dễ dàng và ít tốn kém để giữ chân nhân tài. Thế nhưng đây lại là điều không thể. Thu hút và giữ chân nhân tài có thể tốn thời gian, nỗ lực và tiền bạc. Bằng việc áp dụng 6 bước trên, các công ty có thể tránh được những nguyên nhân khiến nhân viên ra đi và giữ lại những người quyết định đến thành công của tổ chức.

Theo Profiles Vietnam

Để giữ chân nhân viên giỏi cần có những nghệ thuật, biện pháp, chính sách gì?

12/07/2020 04:30

Tìm được một nhân viên giỏi đã khó, để giữ chân họ ở lại công ty lâu dài lại càng khó hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, lương không phải yếu tố duy nhất đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Vậy nhân viên cần gì? Làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi?

Mọi người nghỉ việc vì nhiều lý do, chung quy là do họ không hài lòng hoặc bất mãn với công việc hiện tại. Nếu việc đó không thể mang đến cho họ cơ hội phát triển và mức thu nhập xứng đáng, họ sẽ tìm kiếm một công ty khác với cơ hội tốt hơn. Phong cách lãnh đạo của quản lý có vai trò vô cùng quan trọng đến sự hài lòng của nhân viên. Vì thế, nếu bạn muốn giữ chân nhân viên, làm quản lý nên tránh những lỗi này ra, có như vậy thì bạn mới nhận được sự tôn trọng của cấp dưới.

Bàn về nghệ thuật giữ người và giữ nhân tài

Các biện pháp, chính sách để giữ chân nhân tài

1. Đặt mục tiêu cho các dự án

Đặt mục tiêu rõ ràng cho từng dự án sẽ chỉ ra phương hướng cho nhân viên của bạn và họ sẽ biết rõ cần nỗ lực ra sao để theo kịp tiến độ và hoàn thành phần công việc được giao.
Nếu nhóm của bạn đảm nhận một dự án lớn, triệu tập tất cả các thành viên để đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Giám đốc, quản lý cần cho nhân viên cơ hội trình bày ý kiến cũng như quan điểm của họ, đưa ra các câu hỏi. Mỗi người sẽ biết chính xác kết quả cuối cùng cho nỗ lực của họ là gì, từ đó đánh giá tốt hơn về trình độ năng lực của nhân viên.

2. Xây dựng quyền tự chủ ở nơi làm việc

Cho nhân viên được tự do làm việc theo cách họ muốn để khai thác hết tài năng của mỗi cá nhân. Nếu bạn đã đặt ra mục tiêu rõ ràng thì việc họ làm việc ra sao để đạt được mục tiêu đó không quan trọng. Ai cũng cần có không gian của riêng mình, ai cũng muốn được tự quyết định cách làm việc, chẳng ai muốn bị dắt mũi phải làm thế này, phải làm thế kia cả. Phong cách quản lý vi mô chỉ làm thui chột sự sáng tạo và khiến nhân viên khó chịu, bất mãn.
Đôi khi những nhân viên tài năng và sáng tạo nhất lại không phát huy hiệu quả trong môi trường làm việc quá quy củ. Nhân viên đó dường như không bao giờ làm việc theo cách thông thường nhưng lại tạo ra sản phẩm có giá trị cho công ty theo cách của riêng họ.


XEM THÊM: Không phải lương, đây mới là yếu tố giữ chân nhân viên

3. Cho nhân viên thứ họ cần

Bạn sẽ không thể làm được một chiếc bánh ngon nếu không có đầy đủ nguyên liệu. Bạn không thể đòi hỏi nhân viên làm việc xuất sắc nếu không cấp đủ kiến thức và tài nguyên mà họ cần. Điều đó cho nhân viên biết rằng công ty luôn quan tâm đến họ và muốn họ gặt hái thành công.
Chẳng hạn như nhân viên đang gặp khó khăn trong việc sử dụng phần mềm tại công ty. Thay vì ở đó thất vọng, bạn nên tổ chức một vài buổi đào tạo cho tất cả những nhân viên chưa nắm rõ. Nhận được sự quan tâm đúng mực và sự ủng hộ từ phía quản lý họ mới có tinh thần để làm việc tốt hơn. Nếu bạn không làm được điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy chán nản, không muốn làm việc nữa, đây là một trong những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt, hãy cố gắng khiến mình trở thành một nhà quản lý giỏi, thấu hiểu tốt nhân viên của mình.

Các sếp cần phải ghi nhớ những điều trên để ghi nhớ nhân viên giỏi

4. Đặt ra deadline phù hợp

Đưa ra cho nhân viên một deadline bất khả thi sẽ khiến họ nản lòng và ngăn họ sáng tạo. Nhân viên cần có deadline để làm việc hiệu quả nhưng họ cũng cần đủ thời gian để làm việc. Chẳng hạn như bạn cần báo cáo chi tiết từ nhóm và yêu cầu nộp trong vòng một tuần, họ sẽ mắt tròn mắt dẹt nhìn bạn cho xem. Vì thế, công việc của bạn là tìm ra một deadline phù hợp đủ cho họ hoàn thành công việc nhưng không quá thư thả dẫn đến hiệu suất giảm đi.

5. Không ngần ngại hỗ trợ nhân viên

Nhân viên sẽ không tôn trọng những quản lý chỉ biết dành cả ngày ở trong văn phòng hoặc đi nghỉ trên một hòn đảo xinh đẹp, rực rỡ ánh nắng. Bạn không phải luôn tự tay điều hành mọi việc nhưng nếu thấy họ cần giúp đỡ, đừng ngần ngại giúp họ một tay. Có thể là tư vấn cho một nhân viên đang gặp khó khăn, thảo luận với đồng nghiệp khác hoặc hỗ trợ một dự án đang mắc kẹt. Người quản lý nhân viên cần là một người có thể hỗ trợ họ khi họ cần, chứ không phải một người chỉ biết chỉ tay năm ngón.
XEM THÊM: Nghệ thuật giữ chân nhân tài nhà tuyển dụng cần biết

6. Coi thất bại là kinh nghiệm

Ngay từ khi còn bé chúng ta đã được dạy để sợ thất bại. Việc trốn tránh và sợ hãi thất bại khiến chúng ta không dám mạo hiểm và đổi mới. Sợ thất bại làm thui chột sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm ở nhân viên. Nếu bạn tạo ra văn hóa làm việc trong đó thất bại trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học hỏi, nhân viên sẽ sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để khai phá tiềm năng của bản thân.
Mỗi nhân viên đều được tự do phát biểu ý kiến và trình bày quan điểm của mình trong cuộc họp và khi họ mắc sai lầm, họ thực sự đang tiến bộ và cố gắng để bứt phá trong công việc. Vậy nên hãy luôn nâng cao nghệ thuật quản lý của mình, để nhân viên giỏi luôn gắn bó với doanh nghiệp của bạn, nghệ thuật quản lý tốt sẽ giúp môi trường làm việc được trở nên chuyên nghiệp và năng động hơn.

7. Lắng nghe nhân viên

Cho nhân viên cơ hội lên tiếng cho phép các ý tưởng được trao đổi tự do, khuyến khích mọi người chia sẻ ý kiến với nhau. Nghe nhiều quan điểm khác nhau và tôn trọng lời phê bình mang tính xây dựng, bạn sẽ tìm ra cách hỗ trợ cả nhóm và đạt được mục tiêu của công ty.
Trong quá trình tuyển dụng nhân sự cho công ty, quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn người phù hợp với team mình. Vì vậy, qua việc đánh giá kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, là một người lãnh đạo, bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố. Bởi người giỏi nhất chưa chắc đã phải người phù hợp nhất. Chỉ khi bạn tìm được người phù hợp với vị trí công ty đang tuyển thì công việc mới có những kết quả tốt.

Video liên quan

Chủ đề