Nhà máy xử lý rác ở cà mau

Ngày 3-4, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết Chủ tịch UBND tỉnh này đã có chỉ đạo không đồng ý cho Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (gọi tắt Công ty Công Lý) ngừng tiếp nhận và ngừng hoạt động xử lý rác tại Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau.

Dây chuyền xử lý rác của Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau

Vào ngày 1-4, Công ty Công Lý có tờ trình xin ngừng tiếp nhận và ngừng hoạt động xử lý rác tại nhà máy. Ngành chức năng Cà Mau không đồng ý tờ trình trên do việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là dịch vụ thiết yếu, đảm bảo điều kiện môi trường và sức khỏe người dân.

Theo công bố của ngành y tế, SARS Covid-2 gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp được lây nhiễm chủ yếu trực tiếp từ người qua người. Ngoài ra, còn có thể lây nhiễm từ bề mặt các vật dụng có mang virus vào mũi, miệng, mắt người.

"Rác thải được thu gom về Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau là loại rác thải sinh hoạt rất khó có khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đối với công nhân lao động của nhà máy, nếu như công nhân tuân thủ đúng các quy định bảo hộ lao động và các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế", văn bản nêu.

Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Công ty Công Lý giải thích và vận động công nhân tiếp tục làm việc. Đồng thời, tiếp tục nhận rác thải của TP Cà Mau và các huyện trên địa bàn tỉnh để xử lý theo quy trình.

Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên, người lao động tại nhà máy và phòng, chống lây nhiễm virus SARS Covid-2, lãnh đạo tỉnh Cà Mau yêu cầu Công ty Công lý chỉ đạo Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau trang bị đầy đủ và hướng dẫn cho công nhân sử dụng đồ dùng, bảo hộ lao động khi làm việc. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tiến hành tiêu độc, khử trùng trong khuôn viên nhà máy, kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế theo quy định…

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau còn giao Sở Y tế thành lập tổ công tác hướng dẫn trực tiếp cho người quản lý, vận hành và công nhân nhà máy các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, để công nhân yên tâm làm việc.

Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau xây dựng theo chính sách ưu đãi đầu tư với công suất hoạt động 200 tấn/ngày.

Mới đây, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố (choa tại ngoại) ông Tô Hoài Dân, Tổng Giám đốc Công ty Công Lý, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, con trai ông Dân là Tô Công Lý, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công Lý cũng bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi như trên.

Ngày 17-9, ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng, thương mại, du lịch Công Lý, đơn vị đầu tư nhà máy rác thải TP Cà Mau xác nhận đã tuyên bố đóng cửa nhà máy nếu Nhà nước tiếp tục không trả tiền xử lý rác. 

Công nhân nhà máy rác Cà Mau phân loại rác. Ảnh: TRẦN VŨ

"Đã 16 tháng qua Nhà nước không trả tiền xử lý rác thải cho chúng tôi. Công ty đã gửi cả chục tờ trình, yêu cầu trả tiền nhưng không được trả lời rõ ràng. Đến nay số tiền này theo tạm tính của chúng tôi đã lên đến 33,5 tỉ đồng. Chúng tôi không còn khả năng tài chính bù đắp lương, tiền công cho công nhân"- ông Dân nói. 

Theo tờ trình ngày 10-9  gửi các cơ quan chức năng ở tỉnh Cà Mau, ông Tô Hoài Dân ghi rõ: Nếu không được trả nợ tiền xử lý rác thì Nhà máy sẽ đóng cửa vào ngày 20-9-2020. 

Trước đó, vào tháng 8-2019, Cơ quan CSĐT Bộ công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại dự án nhà máy rác thải TP Cà Mau. Tháng 8-2019, Tô Công Lý là con trai ông Dân bị khởi tố bắt giam để điều tra. Tháng 3-2020, ông Dân cũng bị khởi tố cùng vụ án và được cho tại ngoại. 

Thông tin bước đầu, cha con ông Dân bị cáo buộc đã lừa đảo trong việc làm hồ sơ đầu tư dự án nhà máy rác thải thành phố Cà Mau để được Nhà nước hỗ trợ gần 165 tỉ đồng. 

Tại tờ trình gửi đòi Nhà nước số tiền 33,5 tỉ đồng, ông Tô Hoài Dân cho rằng đã nộp trả cho Nhà nước toàn bộ số tiền hỗ trợ trước đây là 164,6 tỉ đồng, nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ. 

Trao đổi qua điện thoại, ông Dân cho rằng việc ông bị khởi tố thì pháp luật đang xử lý. Còn tiền công ty ông xử lý rác thải là một chuyện khác, Nhà nước cần phải chi trả, vì nó còn liên quan đến đời sống hàng trăm công nhân tại Nhà máy. 

Được biết, việc chi trả tiền xử lý rác do UBND TP. Cà Mau trực tiếp thực hiện. UBND TP Cà Mau cũng đã có báo cáo đến tỉnh đề xuất xem xét chi trả. Phía Sở Tài chính tỉnh Cà Mau cho rằng điều kiện để chi trả tiền là UBND TP. Cà Mau phải xác định được lượng rác và việc này UBND TP. Cà Mau đã làm xong.

Điều kiện thứ hai là Sở khoa học Công nghệ phải có xác nhận hàng tháng tỷ lệ chôn lấp rác tại nhà máy của ông Dân phải dưới 10%. Việc này, Sở khoa học Công nghệ chưa thực hiện đầy đủ nên chưa tiến hành chi trả. 

Chủ tịch Cà Mau đề nghị nhà máy rác không đóng cửa

(PLO)- Trong rác có rất nhiều khẩu trang đã qua sử dụng, lãnh đạo Nhà máy rác TP Cà Mau lo dịch bệnh COVID-19 nên xin đóng cửa nhà máy.

Nhà máy rác TP Cà Mau xin ngưng, tỉnh nói không!

(PLO)- Tỉnh Cà Mau thông tin rõ với báo chí không giải quyết cho Nhà máy rác TP Cà Mau tiếp tục ngưng hoạt động và phải chịu trách nhiệm nếu không sớm hoạt động trở lại.

Trần Vũ

Chủ đề