Nguyên nhân làm tăng khoảng cách giàu nghèo tiếng anh

Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

Show

21 tháng 1 2015

Từ vựng

world leaders: các nhà lãnh đạo thế giới

charity: tổ chức từ thiện

urgent action: hành động khẩn cấp

narrow the gap: thu hẹp khoảng cách

global elite: nhóm nhỏ những người tinh hoa nhất, giàu có nhất

Bài khóa

The rich are getting richer and the poor are getting poorer.

That’s what world leaders who are gathering for the start of the World Economic Forum are being told this week.

The charity Oxfam says that by 2015, 50 percent of the world’s wealth will be owned by the richest one percent of the population.

They say urgent action is needed to narrow the gap between the global elite and the other 99 percent.

Bài dịch

Người giàu thì ngày càng giàu lên và người nghèo thì ngày càng nghèo đi.

Đó là những gì các nhà lãnh đạo thế giới hiện đang tụ họp tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuần này sẽ được nghe.

Tổ chức từ thiện Oxfam nói tới năm 2015, 50% tài sản của cả thế giới sẽ thuộc sở hữu của những người giàu nhất vốn chiếm 1% toàn bộ dân số thế giới.

Họ nói cần có hành động khẩn cấp để rút ngắn khoảng cách giữa những người giàu có nhất toàn cầu và số người còn lại chiếm 99% dân số thế giới.

Bài tập

Hãy dùng các từ và cụm từ dưới đây ở dạng thích hợp để hoàn thành những câu sau. Xin lưu ý là bạn có thể phải thay đổi dạng thức của từ để hoàn thành đúng câu trả lời.

global elite / world leaders / narrow the gap / charity / urgent action

1. Growing scientific evidence of accelerating greenhouse gas emissions, melting icecaps and the shrinking capacity of "sinks" to absorb emissions means we need bold, __________ by government to drive down emissions to zero.

2. “We also recognise the importance of helping the lagging regions __________ in growth rates.”

3. While __________ were formulating an international response to modern climate change, archaeologists were discussing a serious shift in climate that happened 2,500 years ago.

4. Stephen Sackur asks "is it time we challenged the power of the __________?"

5. Filmmakers and __________ workers are joining forces to raise awareness of the dangers of childbirth in Bangladesh.

Giải đáp

1. Growing scientific evidence of accelerating greenhouse gas emissions, melting icecaps and the shrinking capacity of "sinks" to absorb emissions means we need bold, urgent action by government to drive down emissions to zero.

2. “We also recognise the importance of helping the lagging regions narrow the gap in growth rates.”

3. While world leaders were formulating an international response to modern climate change, archaeologists were discussing a serious shift in climate that happened 2,500 years ago.

4. Stephen Sackur asks "is it time we challenged the power of the global elite?"

5. Filmmakers and charity workers are joining forces to raise awareness of the dangers of childbirth in Bangladesh.

Phân hóa giàu nghèo là một vấn đề xã hội tất yếu của mọi xã hội loài người. Bởi lẽ cứ có sự phân công lao động xã hội là có sự phân hóa giàu nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo có thể thấy dưới nhiều hình thức và ở khắp nơi. Đơn giản nhất và dễ nhìn thấy nhất là những người giàu sống trong trung tâm thành phố và những người nghèo, nhà nghèo sống ở ngoại ô thành phố, thậm chí sống ở những khu nhà tạm bợ, ổ chuột. Sự phân chia thành các giai cấp như: giai cấp công nhân, nông dân; các giai tầng như tầng lớp trí thức, tầng lớp thương nhân, tầng lớp doanh nhân; các nhóm nghề nghiệp như bác sỹ, giáo viên, người lao động... và cả sự phân tầng xã hội thành những giai tầng xã hội như tầng lãnh đạo, tầng quản lý và những giai tầng bị lãnh đạo, quản lý...

Phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc

Sau hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều này thể hiện rõ ràng qua mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trong phạm vi cả nước. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt nam tăng lên từ 295 nghìn đồng/người lên đến 995.500đ/người năm 2008; theo đó thu nhập bình quân đầu người của cả nông thôn và thành thị cũng lần lượt tăng lên. Bên cạnh đó chúng ta đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống 12,3% năm 2009.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên thì chênh lệch về mức sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo có xu hướng dãn ra ngày càng sâu sắc. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, chênh lệch giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất với 20% nhóm thu nhập thấp nhất đã tăng từ 7,0 lần năm 1995 lên 8,9 lần năm 2009. Ở thành thị và nông thôn, khoảng cách này lần lượt là 8,2 lần lên 8,3 lần và từ 6,5 lần đến 6,9 lần trong cùng giai đoạn. Trừ Tây Nguyên, mọi khu vực kinh tế khác đều có mức chênh lệch giàu nghèo gia tăng

Mặt khác hệ số GINI của Việt Nam (chỉ số phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) cũng tăng từ 0,35 năm 1994 lên đến 0,46 năm 2009.


Nguyên nhân làm tăng khoảng cách giàu nghèo tiếng anh

Người lao động nghèo vất vả vật lộn để mưu sinh. Ảnh: internet

Từ sự khác biệt về thu nhập dẫn đến sự khác biệt rõ ràng về chất lượng sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo. Điều mà chúng ta thấy rõ là người giàu thì sẽ có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều so với người nghèo. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay với sự bùng phát của rất nhiều các dịch vụ xã hội. Sự chênh lệch và khác biệt này có thể thấy rất rõ trong kết quả nghiên cứu của tổng cục thống kê về các khoản chi tiêu giữa nhóm giàu với nhóm nghèo. 20 % nhóm thu nhập cao nhất có khả năng chi tiêu tốt hơn nhiều so với 20% nhóm thu nhập thấp nhất. Từ đó dẫn đến sự khác biệt về chất lượng sống giữa nhóm giàu so với nhóm nghèo. Ví dụ, về sức khỏe: khả năng mắc bệnh tật, ốm đau phải nằm viện điều trị của nhóm nghèo là gấp đôi so với nhóm giàu; số học sinh được đào tạo nghề hoặc trung cấp cao hơn 11 lần so với nhóm nghèo, học cao đẳng đại học cao hơn 73 lần... và xu hướng của sự khác biệt này sẽ ngày càng sâu sắc. Từ đó dẫn đến sự thiệt thòi về mọi mặt của nhóm giàu so với nhóm nghèo. Thế nên mới có một câu chuyện hài hước kể rằng: có 2 người cùng vào quán ăn 1 con gà, nhưng sự thật là chỉ có 1 người ăn và một người đứng nhìn! Hoặc 3 người thì một người ăn phần ngon nhất của con gà, một người ăn phần xương còn vẫn có một người không được ăn gì!

Như vậy có thể thấy sự phân hóa giàu nghèo vừa là nguyên nhân của sự phân tầng xã hội và ngược lại.

Ảnh hưởng của phân hóa giàu nghèo đến vấn đề ANTT trong xã hội hiện nay

An ninh trật tự là một vấn đề cốt yếu quan trọng của mọi xã hội loài người. Đó là yếu tố dẫn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng.

Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thì vấn đề ANTT ngày càng được đặt ra với vai trò quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên khi phân hóa giàu nghèo đang có xu hướng diễn ra ngày càng sâu sắc thì thật khó có thể đảm bảo vấn đề ANTT. Bởi lẽ phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến những tác động sau đây:

Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo khắc sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa nhóm giàu với nhóm nghèo, từ đó dẫn tới mối liên kết giữa các nhóm xã hội ngày càng lỏng lẻo. Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo vấn đề an ninh chính trị.

Thứ hai, phân hóa giàu nghèo là tiền đề tác động đến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội. Vì vậy, để ổn định tình hình TTATXH thì một trong những biện pháp mang tính phòng ngừa là ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống cho mọi người dân trong cả nước.

Thứ ba, cùng với tệ nạn tham nhũng, phân hóa giàu nghèo là 2 hiện tượng có tác động trực tiếp đến bất bình đẳng xã hội. Tạo ra tâm lý bất bình đối với tệ nạn tham nhũng và sự phân hóa giàu nghèo. Cùng với xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường là sự thương mại hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục sẽ làm cho người nghèo khó có thể tiếp cận. Vì thế, họ không được hưởng các phúc lợi xã hội mà lẽ ra họ có quyền được hưởng... dẫn tới người dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào chế độ; tạo ra tâm lý chống đối, làm phát sinh “khiếu kiện” và những “điểm nóng” với những biến phức tạp về an ninh xã hội.

Thứ tư, phân hóa giàu nghèo vừa là điều kiện làm cho nội bộ cán bộ đảng viên tự diễn biến theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị nội bộ; dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa và bị xuyên tạc; sự lãnh đạo của Đảng suy yếu.

Thứ năm, phân hóa giàu nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển. Nếu giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu nghèo sẽ tác động tích cực tới mục tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Tránh được những hệ lụy do quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như môi trường, tài nguyên bị phá hoại, chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên không đúng dẫn tới sự lãng phí trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. Như vậy, phân hóa giàu nghèo có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề an ninh môi trường.