Nguyên nhân dấu hiệu rắn bò


Nguyên nhân làm ruột bị tắc có nhiều, ngoài những trường hợp tắc ruột cơ năng do phản ứng bệnh lý của màng bụng bị kích thích làm giảm nhu động ruột và liệt ruột người ta thường gặp những trường hợp tắc ruột cơ giới do ruột bị nút, bị bít lại vì sự chèn ép của một khối u, một búi giun đũa, một khối bã thức ăn, v.v... hoặc do viêm nhiễm, do dính ruột sau mổ , do ung thư... Về lâm sàng, tắc ruột có bốn triệu chứng chính dễ nhận, nhất là trong tắc ruột cơ giới: đau, nôn, bí trung đại tiện và trướng bụng.

- Đau là dấu hiệu thấy sớm nhất. Bệnh nhân đau từng cơn, đau đột ngột và dữ dội, kéo dài 2 - 3 phút, giảm dần, một lúc sau lại xuất hiện cơn đau khác. Các cơn đau mới đầu còn thưa, sau mau dần và dữ dội hơn. Lúc đầu cơn đau chỉ khu trú ở một vùng bụng, sau đó đau lan tỏa ra toàn bụng.

- Nôn là triệu chứng thường gặp, nhưng cũng có bệnh nhân không nôn mà chỉ buồn nôn. Thường nôn xuất hiện sớm kèm với cơn đau, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn ra nước mật, dịch tiêu hoá, cuối cùng ra phân. Lúc này là tắc ruột đã để quá muộn.

- Bí trung tiện, đại tiện là triệu chứng quan trọng chứng tỏ sự ngừng trệ hoàn toàn các chất trong lòng ruột. Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể xảy ra muộn, vì trong những giờ đầu ruột còn co bóp đẩy hơi và phân ở phía dưới chỗ bị tắc ra. Đến khi hết hẳn, hơi và các chất ở trên chỗ bị tắc không xuống được nữa, bệnh nhân mới bí trung, đại tiện.

- Bụng bệnh nhân bị trướng to, căng ra, gõ vang.

Ở những người gầy thành bụng mỏng có thể thấy quai ruột nổi hằn lên thành bụng. Trong cơn đau, chiếu ánh sáng vào bụng bệnh nhân ta có thể nhìn thấy sóng nhu động ở các quai ruột nổi cộm lên và di chuyển như rắn bò bên dưới đa bụng. Dấu hiệu này được y học gọi là "hiện tượng rắn bò" thường gặp trong tắc ruột cơ giới.

Trên đây là những dấu hiệu chính, người nhà bệnh nhân nếu chú ý theo dõi có thể thấy được. Để chẩn đoán sớm và chính xác vị trí tắc, nguyên nhân và cơ chế tắc, các thầy thuốc còn phải thăm khám và chụp X-quang, vì các dấu hiệu X-quang thường xuất hiện sớm giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán.

Tắc ruột là một cấp cứu hết sức khẩn trương, phải mổ thật sớm. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, mổ kịp thời trong 24 giờ đầu, tiên lượng sẽ tốt, còn nếu để chậm mấy ngày sau mới xử trí tỷ lệ tử vong thường rất cao, vì càng đế chậm khả năng phục hồi của ruột càng ít và sốc càng nặng do mất máu, do hấp thụ độc tố qua thành ruột bị hoại tử và viêm màng bụng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhận biết sớm triệu chứng tắc ruột sẽ giúp nhanh chóng chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời, đề phòng nguy cơ biến chứng.

1. Bệnh tắc ruột là gì?

Hiểu một cách đầy đủ, hội chứng tắc ruột là tình trạng ruột của người bệnh bị tắc nghẽn cơ năng hoặc cơ học, làm ngăn cản sự di chuyển bình thường của các sản phẩm tiêu hoá, khiến chúng bị tích tụ lại gây bít tắc, không đào thải ra ngoài cơ thể của người bệnh được.

Con người có thể bị tắc ruột do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do dính ruột, lạc nội mạc tử cung, xoắn ruột, bệnh viêm ruột, thoát vị, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, khối u, thiếu máu cục bộ ruột, lao ruột và lồng ruột...

Chẩn đoán hội chứng Tắc ruột có thể dựa vào chụp X-quang bụng không chuẩn bị hoặc CT scan, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI (hữu ích trong chẩn đoán tắc ruột ở trẻ em và phụ nữ có thai).

Về lâm sàng, một số triệu chứng tắc ruột thường biểu hiện ra bên ngoài sớm nhất chính là:

  • Đau bụng, chướng bụng

Đau bụng là dấu hiệu tắc ruột được cảnh báo sớm nhất, người bệnh có thể bị đau từng cơn, đột ngột hoặc dữ dội rồi giảm dần, khoảng 2 - 3 phút sau lại xuất hiện các cơn đau khác. Ban đầu cơn đau bụng ở người bệnh tắc ruột chỉ khu trú ở một vùng bụng, sau đó đau lan tỏa ra toàn bụng.

  • Buồn nôn, nôn liên tục

Đâu là triệu chứng tắc ruột rất thường gặp, hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải, có nhiều người không bị nôn mà chỉ buồn nôn. Nếu xuất hiện nôn thì có thể kèm theo các cơn đau, người bệnh nôn ra thức ăn trước rồi sau đó nôn ra nước mật, dịch tiêu hóa và phân.

  • Bí trung đại tiện

Bí trung tiện, đại tiện chính là dấu hiệu tắc ruột giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng tắc ruột ở người bệnh. Đây là triệu chứng quan trọng, chứng tỏ sự bí tắc hoàn toàn các chất trong lòng ruột của người bệnh. Tuy nhiên, dấu hiệu bí trung tiện, đại tiện có thể xảy ra muộn bởi thời gian đầu bị tắc ruột thì ruột vẫn còn co bóp đẩy hơi và phân ở phía dưới chỗ bị tắc ra ngoài, đến khi hơi và các chất ở bên trên chỗ bị tắc không xuống được nữa thì bệnh nhân mới có triệu chứng bí trung đại tiện.

  • Bụng căng, gõ vang

Đối với bệnh nhân bị hội chứng tắc ruột mà gầy thì thành bụng mỏng và sờ thì có thể thấy quai ruột nổi hằn lên thành bụng, khi chiếu ánh sáng vào bụng thì có thể nhìn thấy sóng nhu động ở các quai ruột nổi cộm lên và di chuyển như rắn bò bên dưới da bụng. Dấu hiệu tắc ruột này còn được gọi là hiện tượng rắn bò gặp trong tắc ruột cơ học.

Ngoài những dấu hiệu tắc ruột có thể nhận biết sớm thì để chẩn đoán chính xác vị trí tắc và nguyên nhân, cơ chế tắc ruột, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cơ bản như chụp X-quang, siêu âm...

Đau bụng là dấu hiệu tắc ruột được cảnh báo sớm nhất

3. Đối tượng nào dễ mắc hội chứng tắc ruột?

Hội chứng tắc ruột khá phổ biến và có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, mỗi người hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tắc ruột, bao gồm:

  • Chấn thương đường ruột hoặc chấn thương trong quá khứ;
  • Nhiễm khuẩn huyết;
  • Từng thực hiện chiếu xạ tại hoặc gần vùng bụng;
  • Bệnh Crohn;
  • Viêm túi thừa;
  • Phẫu thuật ổ bụng, nhiễm trùng hoặc chấn thương;
  • Tiền sử mắc bệnh tắc ruột;
  • Mất cân bằng điện giải, đặc biệt là kali và canxi;
  • Lão hóa;
  • Bệnh động mạch ngoại biên;
  • Sụt cân nhanh.

Tắc ruột là một trong những bệnh lý cần được cấp cứu khẩn trương để giảm thiểu rủi ro cho người bệnh. Nếu được chẩn đoán và can thiệp trong vòng 24 giờ đầu tiên thì tiên lượng tốt, còn trường hợp chậm xử lý thì khả năng phục hồi của ruột sau điều trị càng ít. Người bệnh sẽ bị sốc nặng do mất máu, do hấp thụ độc tố qua thành ruột bị hoại tử và viêm màng bụng, dẫn tới tỷ lệ tử vong cao.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ là bệnh tắc ruột, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Vinmec có đầy đủ phương tiện kỹ thuật và trình độ chuyên môn để thực hiện hiệu quả các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh tắc ruột. Đặc biệt, tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Nội tiêu hóa được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm; chất lượng dịch vụ y tế chuyên nghiệp sẽ mang lại sự hài lòng và yên tâm nhất cho bệnh nhân.

Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh hiện là Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa – Nội soi, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 11/2015. Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh là một trong những chuyên gia đầu ngành về nội soi tiêu hóa, nguyên là Chủ Tịch Hội Nội Soi Tiêu Hóa Miền Nam, Phó Chủ Tịch Liên Chi Hội Nội Soi Tiêu Hóa Việt Nam, Trưởng khoa Nội Soi bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ đề