Nguồn sáng là gì ta nhìn thấy một vật khi nào phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 7
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

I – NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG

Câu C1 trang 4 VBT Vật Lí 7 Điều kiện giống nhau trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng là: có ánh sáng truyền vào mắt.

Lời giải:

Kết luận

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

II – NHÌN THẤY MỘT VẬT

Câu C2 trang 4 VBT Vật Lí 7 Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng trong trường hợp a: đèn sáng.

Lời giải:

Ta nhìn thấy được vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy trắng, mảnh giấy hắt lại ánh sáng chiếu vào mắt.

Kết luận:

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

III – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

Câu C3 trang 4 VBT Vật Lí 7

Lời giải:

– Vật tự phát sáng là dây tóc bóng đèn

– Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là mảnh giấy trắng

Kết luận:

Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua gọi là nguồn sáng

Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.

IV – VẬN DỤNG

Câu C4 trang 5 VBT Vật Lí 7

Lời giải:

Bạn Thanh đúng. Vì ta nhận biết được ánh sáng chỉ khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Câu C5 trang 5 VBT Vật Lí 7

Lời giải:

Ta nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói vì: Các hạt khói gồm các hạt nhỏ li ti nên khi được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng, các vật sáng nhỏ li ti xép gần nhau tạo thành một vệt sáng truyền đến mắt ta. Do vậy ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói.

Ghi nhớ:

– Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

– Ta nhìn thất một vật khi có ánh sáng từ vật đố truyền vào mắt ta.

– Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

1. Bài tập trong SBT

Câu 1.1 trang 5 VBT Vật Lí 7: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra những tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Lời giải:

Chọn C

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 1.2 trang 5 VBT Vật Lí 7: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt trời

D. Đèn ống đang sáng

Lời giải:

Chọn B.

Vì nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, còn vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật sáng vì nó hắt lại những ánh sáng mặt trời chiếu vào nó.

Câu 1.4 trang 6 VBT Vật Lí 7: Ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn vì ta thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó mắt ta phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh

Câu 1a trang 6 VBT Vật Lí 7: Ban đêm, trong phòng tối, một người bật đèn đọc sách (hình 1.1). Vì sao người đó nhìn thấy trang sách ?

Bình. Ngọn đèn chiếu ánh sáng đến mắt, rồi ánh sáng đó hắt lại rọi lên trang sách. Do đó, ta nhìn thấy trang sách.

Hải. Ngọn đèn chiếu ánh sáng lên trang sách, rồi ánh sáng đó hặt lại truyền vào mắt ta, nên ta nhìn thấy trang sách.

Em hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm (hình 1.2) để kiểm tra xem ý kiến của ai đúng.

Lời giải:

+ Đặt một ngọn đèn trên bàn.

+ Đặt cạnh ngọn đèn một hộp kín thông với một ống nhòm, bên trong hộp kín đó là quyển sách đang mở.

+ Khi nhìn qua ống nhìn đó để đọc sách, nếu ta nhìn thấy chữ thì bạn Bình nói đúng, nếu ta không nhìn thấy chữ thì bạn Hải nói đúng.

Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta, sở dĩ trang sách không phát nguồn sáng mà ta vẫn có thể nhìn thấy nó là vì nó nhận được ánh sáng từ ngọn đèn và hắt vào mắt ta, lúc này trang sách trở thành vật sáng.

⇒ Ta có thể nhìn thấy trang sách trong phòng tối khi bật đèn. Vậy Hải là người có suy luận đúng.

Câu 1b trang 7 VBT Vật Lí 7: Ban đêm, trong phòng có đèn sáng. Ta có thể dùng một gương phẳng hứng ánh sáng của đèn để soi sáng một chổ tối dưới gầm bàn. Gương đó có phải là nguồn sáng không ? Vì sao ?

Lời giải:

Gương đó không phải là nguồn sáng. Vì nó là vật phản xạ lại ánh sáng từ đèn chiếu tới.

Câu 1c trang 7 VBT Vật Lí 7: Trong phòng tối, có một ngọn đèn điện treo trước một gương phẳng trên tường. Ta vừa nhìn thấy đèn điện, vừa nhìn thấy ảnh của nó trong gương. Làm thế nào để phân biệt được đèn ở ngoài và đèn nhìn thấy trong gương, cái nào là nguồn sáng, cái nào không phải là nguồn sáng ?

Lời giải:

Cách 1: Vì bóng đèn treo trước gương nên khoảng cách từ mắt đến bóng đèn sẽ gần hơn gương nên ta có thể phân biệt được đèn ngoài và đèn trong gương. Nguồn sáng là đèn ngoài vì nó tự phát sáng, còn đèn trong gương là ảnh của đèn ngoài.

Cách 2. Ta lấy một mảnh vải hoặc tờ giấy báo kích thước lớn đem che mặt gương lại. Khi đó ảnh của đèn trong gương sẽ bị mất đi. Như vậy ta xác định được bóng đèn ở ngoài.

Câu 1: a,Khi nào ta nhận biết được ánh sáng, nhìn thấy một vật? b,Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? C, Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Câu 2: a,Thế nào là tia sáng? Kể tên các loại chùm sáng? b,Thế nào là bóng tối? Bóng nữa tối? c, Nguyệt thực là gì? Nhật thực là gì? Câu 3: a,Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? b, Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? c,Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng? Câu 4 a,Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. b,So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng? Câu 5 a,Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm. B,Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi ánh sáng như thế nào? C,Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? D,Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Câu 6: a,Thế nào là âm cao, âm thấp? B, Biên độ dao động là gì? Thế nào là âm to, âm nhỏ. C, Âm có thể truyền được trong môi trường nào? Và không truyền được trong môi trường nào?

Câu 7 Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình vẽ.

Định luật truyền ánh sáng? Định luật phản xạ ánh sáng?

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về các định luật truyền ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng nhất là trong sách giáo khoa môn Vật lý, vậy chúng ta đã hiểu thế nào về hai định luật truyền ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng cũng như là những ứng dụng của nó đối với cuộc sống hiện nay. Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này nhé.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Định luật truyền ánh sáng:

1.1. Khái quát về định luật truyền ánh sáng:

Nhận xét về sự truyền ánh sáng, có thể thấy rằng trong không khí, đường truyền của ánh sáng là đường thẳng. Thế nên trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng sẽ được truyền đi theo đường thẳng. Đây là định luật truyền thẳng ánh sáng rất hay được hỏi trong các kỳ thi.

Với con người chúng ta thì ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng và để ghiên cứu về sự truyền thẳng của ánh sáng có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Bởi thế, người ta thường nhắc đến sự truyền ánh sáng như một khái niệm không thể thiếu được trong vật lý. Mọi người có thể áp dụng sự truyền thẳng của ánh sáng để chế tạo nên những chiếc thước ngắm. Và xác định được các điểm nằm trên một đường thẳng ở trong không gian.

Ngoài ra, khi các em học sinh cần đứng thẳng hàng. Bạn tổ trưởng hoặc lớp trưởng ở đầu hàng để kiểm tra bằng rất đơn giản. Chỉ cần bạn đứng đằng sau không nhìn thấy những bạn ở trên mình (trừ bạn ở ngay sát trên) là được.

Bên cạnh đó thì với định luật truyền thẳng của ánh sáng chúng ta có thể vận dụng những đặc điểm vốn của của sự truyền ánh sáng. Đây là cách để giải thích được những hiện tượng thú vị khác có bên trong tự nhiên. Đây là một trong những điểm rất hay của ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng.

1.2. Bài tập ứng dụng về định luật truyền ánh sáng:

Dạng 1. Giải thích khi nào nhìn thấy được vật

Để giải thích tại sao khi mắt ta mở và vật là một nguồn sáng nhưng ta vẫn không nhìn thấy vật. Căn cứ vào ánh sáng truyền theo đường thẳng, ta kẻ một đường thẳng từ mắt đến vật đó. Nếu:

+ Đường thẳng đó gặp vật cản là vật chắn sáng thì ta không thể nhìn thấy vật.

+ Đường thẳng đó không gặp vật cản là vật chắn sáng thì ta nhìn thấy vật.

Dạng 2. Bài tập ánh sáng truyền đi trong các môi trường

+ Căn cứ vào định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích:

+ Khi ánh sáng truyền đi trong một môi trường:

+ Nếu môi trường đó là trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

+ Nếu môi trường đó là trong suốt và không đồng tính hoặc đồng tính nhưng không trong suốt thì ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng.

+ Ánh sáng truyền đi trong hai môi trường: Nếu cả hai môi trường đều trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo hai nửa đường thẳng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó.

Bài tập 1:

Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong?

Trả lời:

Ánh sáng truyền tới mắt đi theo ống thẳng (một đường thẳng).

Bài tập 2:

Hãy bố trí thí nghiệm để kiểm tra xem khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không? Đặt 3 tấm bìa đục lỗ (hình 2.2) sao cho mắt nhìn thấy dây tóc đèn pin đang sáng qua cả 3 lỗ A, B, C.

Kiểm tra xem 3 lỗ A, B, C trên tấm bìa và bóng đèn có nằm trên một đường thẳng hay không?

Trả lời:

+ Đặt mắt sau 3 tấm bìa có đục lỗ để nhìn ánh sáng từ ngọn đèn. Nếu ba lỗ không thẳng hàng, mắt không nhìn thấy ánh sáng từ ngọn đèn truyền tới.

+ Ta luồn một sợi dây (hay một cây thước thẳng) qua 3 lỗ A, B, C.

+ Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng thẳng hàng

+ Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn không cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng không thẳng hàng

+ Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

Bài tập 3:

Hãy quan sát và nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng.

a) Chùm sáng song song (hình 2.5a) gồm các tia sáng …….trên đường truyền của chúng.

b) Chùm sáng hội tụ (hình 2.5b) gồm các tia sáng …….trên đường truyền của chúng.

c) Chùm sáng phân kì (hình 2.5b) gồm các tia sáng …….trên đường truyền của chúng.

giao nhau

không giao nhau

loe rộng ra

Trả lời:

a) Chùm sáng song song (hình 2.5a) gồm các tia sángkhông giao nhautrên đường truyền của chúng.

b) Chùm sáng hội tụ (hình 2.5b) gồm các tia sánggiao nhautrên đường truyền của chúng

c) Chùm sáng phân kì (hình 2.5c) gồm các tia sángloe rộng ratrên đường truyền của chúng.

2. Định luật phản xạ ánh sáng:

2.1. Khái niệm định luật phản xạ ánh sáng:

Cũng là các định luật về ánh sáng, tuy nhiên định luật về sự phản xạ của ánh sáng được thực hiện thí nghiệm chiếu tia sáng của đèn pin lên mặt phẳng trên bàn, ta thu được một vệt sáng trên tường. Đây là một trong những ví dụ điển hình cho sự phản xạ ánh sáng. Vậy sự phản xạ ánh sáng được hiểu nôm na như sau: Khi ánh sáng chạm vào một bề mặt hoặc một ranh giới khác không hấp thụ năng lượng bức xạ và làm sóng ánh sáng bật khỏi bề mặt đó.

2.2. Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

Nội dung định luật phản xạ ánh sáng được phát biểu như sau:

+ Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới

Trong đó:

+ SI được gọi là tia tới

+ IR được gọi là tia phản xạ

+ IN được gọi là pháp tuyến

+ SIN = i: được gọi là góc tới

+ NIR = i’: được gọi là góc phản xạ

Nội dung định luật phản xạ suy ra được tính chất rất quan trọng:

+ i = i’ hay SIN = NIR

2.3. Bài tập định luật phản xạ ánh sáng:

Trước khi giải bài tập định luật phản xạ ánh sáng, chúng ta cần phải nắm vững một số kiến thức quan trọng sau đây:

+ Pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng phản xạ (thường là mặt phẳng gương), do đó góc tạo bởi pháp tuyến với mặt phẳng phản xạ bằng 90 độ.

+ Góc tới bằng góc phản xạ

+ Ứng dụng hình học phẳng vào giải bài tập

Câu 1: Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng:

A. Góc phản xạ bằng góc tới

B. Tia phản xạ bằng tia tới

C. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến

D. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của mặt phẳng gương.

Đáp án: B. Tia phản xạ bằng tia tới

Giải thích: Không có sự so sánh về độ dài giữa các tia với nhau, độ dài các tia là vô hạn.

Câu 2: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40 độ. Góc tới giá trị là bao nhiêu độ? Chọn đáp án chính xác nhất và nêu cách làm:

A. 20

B. 80

C. 40

D. 20

Đáp số: A. 20 độ

Góc tới = góc phản xạ. Do đó pháp tuyến  là tia phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới.

= > Góc tới = góc phản xạ = 40/2 = 20 (độ)

Câu 3: Chiếu một tia tới SI lên một gương phẳng hoặc một mặt phẳng phản xạ, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới SI một góc 60 độ. Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r. (lưu ý qui ước i là góc tới còn r là góc phản xạ)

A. i = r = 60 độ

B. i = r = 30 độ

C. i = 20 độ, r = 40 độ

D. i = r =120 độ

Đáp án: B: i = r =30 độ.

Lời giải:

Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tới luôn bằng góc phản xạ tức i = r. Do đó ta loại trừ phương án C khi mà i # r.

Ta có i = r mà i + r = 60 độ —-> i = r = 30 độ, Chọn đáp án B.

Câu 3: Chiếu một tia sáng SI lên một mặt phẳng gương, tia phản xạ IR của SI thu được nằm trên mặt phẳng nào?

A. Mặt phẳng gương

B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương

C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới

Đáp  án: D. Mặt phẳng bởi tia tới và pháp tuyến gương

Lời giải: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Do đó án án  đúng của câu này là D.

Câu 4: Câu nào dưới đây là đúng về định luật phản xạ ánh sáng:

A. Tia tới vuông góc tia phản xạ

B. Tia tới bằng tia  phản xạ

C. Góc tới bằng góc phản xạ

D. Góc cộng góc phản xạ bằng 180 độ

Đáp án: C. Góc tới bằng góc phản xạ

Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tới bằng góc phản xạ

Câu 5: Cho tia tới SI hợp với mặt phẳng gương góc 30 độ. Hỏi tia phản xạ có số đo là bao nhiêu?

A. 30 độ

B. 50 độ

C. 60 độ

D. 80 độ

Lời giải:

Tia SI hợp với mặt phẳng gương góc 30 độ. Lại có pháp tuyến  vuông góc với gương

=> SIN = 90 – 30 = 60 độ, suy ra góc tới có độ lớn là 60 độ

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng ta có: i = r = 60 độ. Chọn đáp án C. 60 độ

Định luật phản xạ ánh sáng ngày nay còn được ứng dụng và đóng vai trò nền tảng trong những kính hiển vi hiện đại. Ngoài việc phục vụ công trình nghiên cứu còn giúp cấu thành những công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong y học.

Video liên quan

Chủ đề