Người cắt túi mật sống được bao lâu

Với phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi, người bệnh có thể rút ngắn thời gian nằm viện, đẩy nhanh quá trình phục hồi chỉ trong vài tuần.

Theo ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm - Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đối với trường hợp phẫu thuật cắt túi mật nội soi, người bệnh có thể xuất viện sau 1-2 ngày nếu ổn định và không có biến chứng xảy ra. Đối với phẫu thuật cắt túi mật hở, người bệnh sẽ cần ở lại bệnh viện trong khoảng 5-7 ngày để theo dõi. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật có thể mất khoảng 4-6 tuần.

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật khi bị sỏi túi mật, polyp túi mật lớn và ung thư túi mật. Ảnh: Shutterstock

Khi nào người bệnh được chỉ định cắt túi mật?

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định để điều trị polyp túi mật, sỏi túi mật và ung thư túi mật. Ngoài ra, bất cứ tình trạng nào ở túi mật gây triệu chứng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh cũng đều có thể được cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật. Hầu hết phẫu thuật cắt túi mật được tiến hành qua nội soi, một số trường hợp khác cần được mổ mở. Điểm chung của hai phương pháp này là người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình thực hiện.

Cắt túi mật bằng phẫu thuật nội soi: ưu điểm của phương pháp này bao gồm vết mổ nhỏ hơn, tăng tính thẩm mỹ, người bệnh ít đau, khả năng hồi phục nhanh hơn và ít gặp biến chứng. Dù vậy, không phải người bệnh nào cũng phù hợp với phương pháp mổ nội soi.

Cắt túi mật bằng phẫu thuật mở hoặc mổ mở: thường được chỉ định cho các đối tượng có tiền căn phẫu thuật trước gây sẹo dính, người thừa cân, béo phì, thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc trong trường hợp đặc biệt như chảy máu trong quá trình mổ, mổ cấp cứu... Thậm chí, có những trường hợp phẫu thuật viên phải chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Những lưu ý trước và sau khi phẫu thuật cắt túi mật

Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần được khám tiền mê và thực hiện một số xét nghiệm: xét nghiệm máu, siêu âm bụng..., đồng thời tắm bằng dung dịch sát trùng Chlorhexidine 4% vào buổi tối trước ngày mổ. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, xem xét bệnh sử và các loại thuốc điều trị, các chất bổ sung hoặc thực phẩm chức năng (nếu có) mà người bệnh đang sử dụng cũng như có thể yêu cầu người bệnh ngưng một vài loại thuốc trước khi mổ.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi tỉnh, kiểm tra sức khỏe. Khi tình trạng ổn định, người bệnh sẽ đưa về phòng bệnh. Trong khoảng 6-8 giờ sau mổ, người bệnh có thể ăn uống trở lại nên vận động đi lại sớm, hít thở sâu để phòng ngừa biến chứng viêm phổi và tắc mạch do cục máu đông sau mổ.

Bác sĩ Tâm khuyến cáo, người bệnh cần gọi ngay cho bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường sau phẫu thuật như sốt hoặc lạnh run, vết mổ sưng, đỏ, buồn nôn, nôn ói, đau bụng dữ dội, đầy hơi chướng bụng, vàng da vàng mắt và nước tiểu sậm màu.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật. Ảnh: Shutterstock

Người bệnh nên ăn gì và kiêng gì sau phẫu thuật cắt túi mật

Những ngày đầu sau mổ, người bệnh nên ăn các món dạng lỏng, dần dần mới chuyển qua dạng thức ăn dạng đặc, theo nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, chia thành nhiều bữa nhỏ để dễ hấp thu. Người bệnh cũng nên chọn các thực phẩm chứa chất béo tốt (chất béo chưa bão hòa), các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa ít béo và bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống 1-1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải nhanh chóng lượng thuốc mê còn sót lại trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau mổ mà người bệnh cần tránh như thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ uống có ga, thực phẩm giàu cholesterol, đồ uống có chứa cafein, rượu, bia, thuốc lá...

Ngoài ra, để phòng tránh biến chứng sau mổ, người bệnh cần lưu ý vận động nhẹ nhàng thường xuyên để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, không khuân vác vật nặng trong 4-6 tuần. Người bệnh nên thay băng vết thương hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, mặc quần áo rộng, thoải mái, tránh cọ xát vào vết thương và tránh để vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì nó có thể làm vết sẹo sẫm màu.

Theo bác sĩ Tâm, phẫu thuật cắt túi mật là loại phẫu thuật có độ an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn về ngoại tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Hoàng My

Con trai tôi năm nay 15 tuổi, cháu có nhiều sỏi trong túi mật, thường xuyên phải nhập viện vì sỏi gây viêm túi mật. Tháng 8 năm 2016, bác sĩ yêu cầu cắt túi mật gấp nếu không sẽ rất nguy hiểm, gia đình tôi đã đồng ý. Nhưng tuổi cháu nhà tôi còn trẻ quá, tôi rất lo lắng không biết cắt túi mật đi rồi thì cháu có thể sống được bao lâu?

Chào bạn,

Chúng tôi thấu hiểu tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái, nhưng bạn an tâm rằng, cắt túi mật đúng là nghe có vẻ “kinh khủng”, nhưng nếu biết cách con bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh như bao người khác mà không gây ảnh hưởng gì tới tuổi thọ. Bởi cơ thể là một bộ máy tuyệt vời, khi một bộ phận khác mất đi, cơ thể sẽ ngay lập tức học cách làm quen dần với sự thiếu vắng túi mật, và tập thích ứng bằng cách chỉ huy gan tiết dịch mật trùng khớp vào mỗi bữa ăn. Do đó, cháu vẫn có thể tiêu hóa và hấp thu chất béo, các vitamin tan trong dầu như người bình thường.

Tuy dịch mật vẫn còn được sản xuất, nhưng quá trình lưu thông bị xáo trộn, dịch mật loãng hơn do không được cô đặc, nên con bạn có thể gặp phải một số biến chứng trên đường tiêu hóa, chẳng hạn như ăn đồ ăn chứa dầu mỡ bị đau, đầy trướng, khó tiêu, hoặc thường xuyên bị tiêu chảy. Mặt khác, sỏi mật hình thành và phát triển có liên quan một phần đến yếu tố cơ địa, chính vì vậy, sau cắt túi mật, sỏi mật vẫn có thể tái phát tại ống dẫn mật chủ, đường dẫn mật trong gan… Để giải quyết những vấn đề này, trong chế độ ăn hàng ngày, cháu nhà bạn nên hạn chế những thực phẩm có nhiều dầu, mỡ, đồ ăn nhiều cholesterol. Nên đảm bảo ăn chín, uống sôi, và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để tránh sỏi mật tái phát. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ 8 thảo dược Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Chỉ xác, Kim tiền thảo. 

Chúc con bạn sớm khỏe! 

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho cháu hỏi sau mổ cắt túi mật nội soi bao lâu cơ thể sẽ hồi phục hoàn toàn? Sau khi đã trở lại bình thường thì có phải kiêng ăn uống gì không? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Ngô Văn Thịnh (TP.Hồ Chí Minh)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Dương Xuân Lộc - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Sau mổ cắt túi mật nội soi bao lâu cơ thể sẽ hồi phục hoàn toàn?”, xin được giải đáp như sau:

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi rất ít tai biến nên không nguy hiểm và cũng không ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ. Thời gian đầu sau mổ người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều vùng hạ sườn phải, đây là điều bình thường và sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Do túi mật đã được cắt bỏ, nên gan sẽ tiết dịch mật vào các bữa ăn để giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất béo, vitamin như bình thường.

Sau đó, dịch mật sẽ đi trực tiếp từ gan đến tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Do đó, trong thời gian đầu bạn có thể bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa bụng... Sau một thời gian, cơ thể sẽ thích ứng với thay đổi này và các triệu chứng biến mất.

Thời gian cần để hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật phụ thuộc vào loại phẫu thuật cắt túi mật và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Thông thường với phẫu thuật cắt túi mật nội soi, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường chỉ sau một vài ngày.

Đối với bệnh nhân sau mổ cắt túi mật, bệnh nhân nên ăn không quá no trong 1 lần mà nên chia nhỏ các bữa ăn trong vòng 4 tuần đề cơ thể thích nghi không có túi chứa mật (túi mật đã cắt bỏ)

  • Trong 2 - 3 ngày đầu tiên: Chỉ nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, nước ép từ trái cây ít ngọt và nước lọc hoặc một chút rau xanh. Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một lượng nhỏ để đảm bảo có đủ dịch mật tiêu hóa thức ăn.
  • Từ 1 đến 2 tuần tiếp theo: Ở giai đoạn này, chức năng tiêu hóa chưa phục hồi toàn toàn nên người bệnh vẫn duy trì các thức ăn dễ tiêu như súp, trái cây, cơm mềm, bột yến mạch, thịt gà, cá, ăn thêm chuối nếu có táo bón.
  • 3 tuần tiếp theo sau mổ cắt túi mật: Bạn có thể chuyển dần dần sang chế độ ăn đặc với những thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, cá, thịt gà nhưng vẫn cần hạn chế thịt bò, thịt lợn. Nguồn chất béo tốt từ hạt lanh, quả bơ, cá cũng rất tốt vì chúng chứa các acid béo không no như omega 3, omega 6.
  • Không sử dụng cà phê, chất kích thích hay đồ chiên xào hoặc gia vị cay như ớt, tỏi, muối tiêu vì chúng có thể khiến bạn đau bụng hoặc làm trầm trọng tình trạng táo bón

Hiện nay, tất cả các bệnh viện thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đều áp dụng kỹ thuật mổ nội soi cắt túi mật hiện đại trong điều trị các bệnh lý về túi mật hiện nay. Những ưu điểm khi mổ nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Vinmec sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc y tế tiến tiến hàng đầu, hỗ trợ tối đa cho quá trình phẫu thuật;
  • Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường vô trùng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, hạn chế biến chứng;
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, dày dặn kinh nghiệm, có thể ứng biến và xử lý kịp thời khi có các vấn đề bất thường;
  • Bệnh nhân được chăm sóc và theo dõi sát sao sau phẫu thuật, được nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe tại phòng bệnh đạt tiêu chuẩn 5 sao, đầy đủ tiện nghi.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc mổ cắt túi mật nội soi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Video liên quan

Chủ đề