Nghiên cứu khoa học về bình đẳng giới

 

Ở Việt Nam, mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách để đạt được sự bình đẳng giới và phụ nữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của đất nước, song thực tế số cán bộ nữ tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học còn ít so với số lượng cán bộ khoa học nữ. Sự bình đẳng trong hoạt động nghiên cứu khoa học giữa nam và nữ còn một khoảng cách khá xa. Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỷ lệ phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ trở lên năm 2010 chiếm khoảng 10% trong tổng số đề tài từ cấp bộ trở lên của khoa học và công nghệ, trong đó phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước chỉ chiếm 0,2%. Con số này không nằm ngoài tình trạng chung về vấn đề bất bình đẳng giới trong nghiên cứu khoa học trên thế giới. Theo con số thống kê của  UNESCO và tổ chức L’OREAL  trong chương trình “Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” cho thấy, trên thế giới chỉ có 30% sinh viên các  ngành khoa học là nữ giới, 25% các nhà khoa học là nữ giới, 2,9% chủ nhân giải Nobel là nữ[1]. Từ con số đó, thông điệp của chương trình đưa ra là “Thế giới cần khoa học và khoa học cần phụ nữ”. Vấn đề gì đã làm cho có sự bất bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học như vậy? Và làm thế nào để giải quyết được tình trạng trên? Đây là một bài toán đã và đang đặt ra cần phải giải quyết trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, cụ thể hơn là vấn đề bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.                          Dưới góc độ là một người nghiên cứu khoa học,  tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp để góp phần cải thiện vấn đề bình đẳng giới trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay trên ba phương diện: 

Đối với Đảng, Nhà nước                     

Các cấp ủy kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nghị quyết của Đảng đã ban hành về công tác phụ nữ và cán bộ nữ. Tiếp tục có những chủ trương, chính sách cụ thể để mang lại quyền hạn và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Chẳng hạn bình đẳng tuổi nghỉ hưu đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, không phân biệt giới khi tuyển dụng, xác định tỷ lệ nữ khi cử đi các lớp đào tạo, bồi dưỡng... Phân phối nguồn lực bình đẳng hơn và cần có chế độ chính sách riêng đối với nữ, khuyến khích cán bộ nữ nâng cao trình độ khoa học. Khen thưởng khích lệ đối với những cán bộ có những đóng góp lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đặc biệt là những cán bộ nữ có những đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ tốt cho sản xuất thực tiễn.                   

Đối với các cơ quan quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 

Nên có cơ chế đặc thù khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận cho phụ nữ tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn dành riêng một số dự án, đề tài cho cán bộ nữ nghiên cứu và cần được thể chế bằng văn bản.                       

Đối với bản thân cán bộ khoa học nữ                         

Bản thân người phụ nữ phải tự tin, cố gắng, niềm đam mê và nghị lực. Để cân bằng giữa công việc và gia đình, đối với người phụ nữ không đơn giản là một nghệ thuật sống, mà phải xuất phát từ tấm lòng và niềm đam mê công việc thì mới có thể thành công khi tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Trước hết, người phụ nữ phải hoàn thành thiên chức của người con, người vợ và người mẹ. Đối với bất cứ người phụ nữ nào, được chăm sóc gia đình là hạnh phúc không gì thay thế, được tự tay nấu ăn cho chồng con, chăm sóc và dạy con học tập…Đồng thời, gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, học giỏi sẽ là cơ sở vũng chắc để người phụ nữ có thể yên tâm công tác và tham gia nghiên cứu khoa học.               Để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giới, trước tiên, phụ nữ phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, trí tuệ. Điều đó sẽ làm cho phụ nữ tự tin lên rất nhiều. Phụ nữ phải luôn xác định mục tiêu của mình là gì, phải có ước mơ và quyết tâm thực hiện bằng được. Điều quan trọng nữa là phải tự khẳng định mình qua công việc và cuộc sống. Muốn vậy, cần tự đánh giá mình và xác định rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó lựa chọn con đường đi cho phù hợp, có thể phát huy được sở trường và hạn chế những nhược điểm. Đặc biệt là bản thân phụ nữ phải có niềm đam mê trong công việc, luôn khát khao sáng tạo, đổi mới và phải có đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống gia đình và công việc.Bên cạnh đó, việc đấu tranh tạo cơ hội học tập, làm việc và thăng tiến cho phụ nữ bình đẳng với nam giới là rất cần thiết hiện nay. Không thể có người phụ nữ nào đạt đến vị trí đỉnh cao của quản lý, khoa học khi mà họ phải mất nhiều năm để sinh con và chăm sóc con nhỏ, không kể công việc gia đình luôn khiến họ bị phân tâm; các cơ hội học tập và làm việc bị hạn chế hơn nhiều so với nam giới.          

Khi tham gia nghiên cứu khoa học cần cố gắng theo đuổi mục tiêu đến cùng. Việc cơ quan, việc gia đình bận rộn nên cần biết cách sắp xếp thời gian, công việc một cách hợp lý, khoa học. Khi cảm thấy thoải mái vì gia đình ổn thỏa thì mọi việc sẽ trôi chảy và có nhiều niềm vui trong công việc. Tất cả phụ nữ đều có thể tham gia nghiên cứu khoa học, nhưng bất cứ ai, dù làm việc gì cũng cần ứng dụng các phương pháp làm việc khoa học, các kiến thức khoa học và công nghệ để phục vụ tốt hơn công việc và cuộc sống của mình. 

Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Khu vực IV

Luận văn: Khóa luận tốt nghiệp: Cơ sở lý luận bình đẳng giới và thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở VN hiện nay

CHUYÊN NGÀNH: TƯ PHÁP - DÂN SỰ

LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.s Hoàng Thị Hải Yến Lương Văn Tuấn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy

khoa luật trường Đại học Khoa học - Huế trong suốt thời

gian qua đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích

thú về luật học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

chân thành đến giáo - Th.s Hoàng Thị Hải Yến người

đã trực tiếp chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề

tài “Thực trạng thi hành luật Bình đẳng giới Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay”.

Xin cảm ơn cán bộ quan Hội phụ nữ tỉnh Thừa

Thiên Huế, Hội phụ nữ thành phố Huế Thành đoàn

thành phố Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung

cấp một số tài liệu liên quan. chân thành cảm ơn đến

người thân và bạn bè, những người luôn động viên, góp ý

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng tôi không thể tránh

khỏi sai sót do hạn chế về tri thức cũng như về thời gian,

kính mong nhận được sự thông cảmgóp ý từ phía thầy

Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2009

MỞ ĐẦU......................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.......................................................2

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...........................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................3

5. Kết cấu của đề tài..............................................................................3

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM.......................................................4

1.1. Những khái niệm cơ bản về bình đẳng giới...........................................4

1.1.1. Khái niệm giới và đặc điểm của giới...........................................4

1.1.2. Khái niệm giới tính và đặc điểm của giới tính............................6

1.1.3. Khái niệm và đc điểm bình đẳng giới..........................................7

1.1.4. Mt s khái nim kc................................................................10

1.2. Shình thành và phát trin ca pháp luật bình đẳng giới Việt Nam....12

1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945..........................12

1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1954......................................................13

1.2.3. Giai đoạn từ 1954 đến 1975......................................................14

1.2.4. Giai đoạn từ 1975 đến nay........................................................15

1.3. Sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành về bình đẳng giới....................19

1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới..................................19

1.3.2. Những nội dung cơ bản về bình đẳng giới................................26

1.3.3. Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới........................................30

1.3.4. Trách nhiệm thực hiện bảo đảm bình đẳng giới........................36

Chương 2. THỰC TRẠNG THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.............38

2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật đảm bảo bình đẳng giới.....................38

2.1.1. Trong lĩnh vực lao động- việc làm............................................40

2.1.2. Trong lĩnh vực gia đình.............................................................42

2.2. Thực trạng áp dụng Luật bình đẳng giới ở Việt Nam trong lĩnh vực lao

động và việc làm.........................................................................................43

2.2.1. Đánh giá khái quát bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

việc làm.....................................................................................43

2.2.2. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng Luật Bình đẳng giới

trong lĩnh vực lao động- việc làm.............................................45

2.3. Thực trạng áp dụng Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.......53

2.3.1. Đánh giá khái quát bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.......53

2.3.2. Những bất cập và hạn chế trong thực tiễn áp dụng

Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.............................54

2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Luật Bình đẳng giới...........65

2.4.1. Giải pháp định hướng chung.....................................................65

2.4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật..................................................65

KẾT LUẬN................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................73

- BLLĐ : Bộ luật Lao động

- LBHXH : Luật Bảo hiểm xã hội

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian gần đây vấn đề bình đẳng giới đang được cả cộng

đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Bởi vì thực tế tình trạng bất bình đẳng giới

đã đang diễn ra phổ biến, đây một trong những nguyên nhân hạn chế

quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân

làm tăng đói nghèo, cản trở việc chăm sóc sức khỏe dân cư, hạn chế các

hội tăng thu nhập gây nên hàng loạt tổn thất khác cho hội. Những

nước tích cực thúc đẩy bình đẳng giới thường đạt được tốc độ phát triển

kinh tế hội cao phát triển bền vững hơn. Theo Báo cáo đánh giá tình

hình giới Việt Nam, tháng 12/2006 của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân

hàng phát triển châu Á (ADB), Vụ phát triển quốc tế Anh (DFID)

quan phát triển quốc tế Canađa thì “Việt nam là một trong những nước dẫn

đầu thế giới về tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, một trong

những nước nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng gii, là quốc gia đạt được

sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm

qua khu vực Đông Á [20, 61]. Tuy nhiên không phải những thành tựu

đó Việt Nam đã đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực sự. Thực tế cho

thấy thực trạng bất bình đẳng giới, khoảng cách giới, phân biệt đối xử về

giới ở Việt Nam vẫn đang tồn tại trong đời sống xã hội, tiêu biểu như: định

kiến giới, bạo lực gia đình, bất bình đẳng về vị trí, vai trò của phụ nữ so với

nam giới trong cácnh vực của đời sống hội. Về mặt pháp, thực chất

vấn đề bình đẳng giới được qui định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau

nhưng chưa tập trung, thống nhất. Hay nói cách khác, chưa có văn bản luật

điều chỉnh riêng. Để khắc phục những tình trạng trên, ngoài những văn bản

pháp luật liên quan thì Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng

hòa hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006 bắt đầu

hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Đây cơ sở phápđể xử lý các vi phạm pháp

Video liên quan

Chủ đề