Nghỉ phép không lương tối đa bao nhiêu ngày năm 2024

Hỏi đáp trực tuyến

Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau

Người gửi:

Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau được pháp luật quy định như thế nào?

Câu trả lời

Công văn số 3341/BNV-TCCB ngày 28/7/2015 của Bộ Nội vụ về việc nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định như sau: Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Như vậy, khoản 4, khoản 6 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ (“Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng”; “Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng”) quy định giới hạn thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động, không phải quy định giới hạn thời gian nghỉ ốm, thời gian nghỉ việc không hưởng lương của người lao động. Nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ không hưởng lương quá 01 tháng hoặc người lao động nghỉ ốm quá 02 tháng, thì thời gian vượt quá đó không được tính là thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa, chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương”(Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động). Theo Bộ luật lao động và Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì công chức, viên chức được áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại 02 văn bản này trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công chức, viên chức có quy định khác. Vì vậy, nếu không có quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì công chức, viên chức cũng áp dụng 02 nội dung trên như người lao động.

Ban biên tập

Chả biết từ bao giờ có danh từ “nghỉ phép”, chỉ biết rằng Điều 113 của Bộ Luật Lao Động quy định là “Nghỉ hàng năm” nhưng không nói “nghỉ phép”. Có lẽ hai từ “nghỉ phép” ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người chúng ta nên mới có bài hát “mười lăm ngày phép”. Nghỉ phép hiểu mốt cách nôm na là được phép nghỉ. Mà thôi, bài viết này không bàn về từ điển mà chỉ nói về những quy định của Công ty bảo vệ PMV về nghỉ phép, nghỉ không lương,

QUY ĐỊNH VỀ NGHỈ PHÉP, NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

Quy định nghỉ phép đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân đối và hợp lý của tình hình lao động trong doanh nghiệp. Quy định này không chỉ giúp điều chỉnh nguồn nhân lực một cách linh hoạt mà còn bảo vệ quyền lợi và chính sách dành cho người lao động. Nó cũng góp phần vào việc quản lý nhân sự hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, từ đó nâng cao sự gắn kết và phát triển cá nhân.

Theo quy định, mỗi nhân viên được hưởng quyền nghỉ phép theo đúng chính sách của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng quyền lợi này một cách thông minh và hiệu quả, nhân viên cần phải hiểu rõ về các quy định liên quan đến nghỉ phép. Điều này giúp họ xác định được những yếu tố cần thiết và phù hợp với quyết định nghỉ phép của bản thân.

Có nhiều loại nghỉ phép khác nhau mà nhân viên có thể lựa chọn, bao gồm nghỉ phép có hưởng lương và nghỉ phép không lương. Mỗi loại nghỉ phép đều có những yêu cầu và quy trình thực hiện riêng biệt. Do đó, nếu bạn muốn nghỉ phép, bạn cần phải nắm vững các chính sách và quy định của doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ.

QUY ĐỊNH VỀ NGHỈ PHÉP TẠI CÔNG TY BẢO VỆ PMV

PMV là một doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ bảo vệ, có những thách thức đặc biệt liên quan đến việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên.

Trong ngành bảo vệ, yêu cầu làm việc liên tục, không ngừng nghỉ, tạo ra một môi trường làm việc khác biệt so với các ngành nghề khác. Trong khi người công nhân sản xuất có thể tạm dừng máy móc để nghỉ phép, nhân viên bảo vệ thường phải làm việc khi những người khác nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo của PMV vẫn cam kết tổ chức cho nhân viên có cơ hội nghỉ phép khi cần thiết, đáp ứng các nhu cầu cá nhân và đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về các quy định liên quan đến nghỉ phép và nghỉ không lương tại PMV; kể từ đây gọi chung là “nghỉ phép, nghỉ không lương”); giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong công ty.

Điều này không chỉ giúp bạn lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ của mình một cách thông minh mà còn đảm bảo rằng bạn tuân thủ đúng các quy định của công ty, góp phần vào sự ổn định và thành công chung của PMV.

Xem thêm: Các video giải đáp của bảo vệ PMV

Khái niệm nghỉ phép của PMV

Nghỉ phép của PMV là nghỉ việc tạm thời không hưởng lương. Còn việc nghỉ mà có hưởng lương thì đó được gọi là “nghỉ hàng năm” theo quy định của bộ luật lao động. Bạn hãy xem quy định nghỉ hàng năm của ở phía dưới bài viết này,

Như vậy nghỉ phép, nghỉ không lương ở PMV là nghỉ không hưởng lương, được gọi chung là nghỉ phép.

Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp không chấp nhận cho người lao động nghỉ không lương, ngoại trừ trường hợp đặc biệt. Bởi vì, nếu cho nghỉ như vậy sẽ không có người làm. Do vậy, họ chỉ giải quyết cho nghỉ hàng năm theo luật lao động. Vì thế khi mà PMV cho phép người lao động được nghỉ không lương khi cần, thì đây chính là một chế độ chính sách rất tốt của PMV cho người lao động.

Quy chế nghỉ phép, nghỉ không lương

Theo quy định tại PMV các cấp chỉ huy phải tạo mọi điều kiện để giải quyết cho nhân viên, người lao động được nghỉ phép, nghỉ không lương theo đúng nguyện vọng. Phải tạo mọi điều kiện tối đa để người lao động nghỉ phép, nghỉ không lương theo quy định.

Các nhân viên của PMV cần phải am hiểu rõ ràng về quy định nghỉ phép, nghỉ không lương của công ty. Điều này bao gồm việc nhận thức được những thời điểm nào có thể nghỉ phép và những thời điểm nào không thể. Hơn nữa, họ cũng cần phải nắm vững trình tự và thủ tục xin nghỉ phép để đảm bảo rằng yêu cầu của họ được xem xét và giải quyết một cách kịp thời. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần phải hiểu rõ về các hậu quả pháp lý hoặc chế tài nội bộ trong trường hợp vi phạm quy định nghỉ phép.

Thời hạn nghỉ phép, nghỉ không lương được bao nhiêu ngày?

Thời hạn nghỉ phép, nghỉ không lương (thời gian được nghỉ) theo quy định của PMV là tối đa 29 ngày. Người lao động có quyền xin nghỉ phép từ 1 đến 29 ngày nhưng phải tuân thủ các quy định về báo trước và phải được sự đồng ý của các cấp chỉ huy và lãnh đạo công ty.

Quy định về thời gian báo trước

Thời gian báo trước là khoảng thời gian mà người xin nghỉ phải báo cho người quản lý biết để người quản lý chuẩn bị người thay thế cho mình. Chính vì vậy việc quy định thời gian báo trước là rất quan trọng. Nếu bạn không tuân thủ thời gian báo trước; bạn có thể không được giải quyết. Khi đó không có người làm việc thay thế cho bạn, để bạn có thể nghỉ phép.

Tại PMV quy định thời gian báo nghỉ phép, nghỉ không lương:

Nếu bạn xin nghỉ từ 1 đến 3 ngày; bạn phải báo trước tối thiểu 2 ngày

Nếu bạn xin nghỉ từ 4 đến 7 ngày; bạn phải báo trước tối thiểu 7 ngày

Nếu bạn xin nghỉ trên 7 ngày; bạn phải báo trước tối thiểu 10 ngày

Hãy nhớ rằng để nguyện vọng nghỉ phép của mình được giải quyết; công ty khuyến khích các bạn chủ động báo sớm và báo trước nhiều ngày hơn số ngày tối thiểu nêu trên. Bởi vì, bạn càng báo sớm thì người chỉ huy, quản lý của bạn càng có đủ thời gian sắp xếp đồng nghiệp trực thay thế cho bạn.

Nguyên tắc giải quyết nghỉ phép, nghỉ không lương

Nguyên tắc để giải quyết nghỉ phép, nghỉ không lương cho người lao động là phải đảm bảo bố trí được người thay thế phù hợp. Người thay thế phù hợp là người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và đảm bảo nắm chắc được yêu cầu công việc tại mục tiêu.

Các cấp chỉ huy phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất để giải quyết cho nhân viên nghỉ phép, nghỉ không lương. Nhưng phải đảm bảo có người thay thế. Trong trường hợp không có người thay thế phù hợp thì các cấp chỉ huy phải vào trực thay thế để nhân viên có thể nghỉ phép.

Trường hợp đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không có người thay thế để có thể cho nhân viên nghỉ phép. Cán bộ quản lý, chỉ huy có quyền từ chối cho nghỉ. Khi từ chối phải trực tiếp nói rõ lý do từ chối cho nhân viên xin nghỉ được biết.

Thẩm quyền giải quyết cho nghỉ phép, nghỉ không lương và trình tự giải quyết

Các Đội trưởng kiêm nhiệm chỉ được phép giải quyết cho nhân viên nghỉ duy nhất một ngày. Với điều kiện ĐỘI TRƯỞNG phải bố trí được người thay thế. Trường hợp nghỉ phép này không cần viết đơn.

Các Đội trưởng chuyên trách chỉ được phép giải quyết cho nhân viên nghỉ tối đa 3 ngày. Với điều kiện ĐỘI TRƯỞNG phải bố trí được người thay thế. Trường hợp nghỉ phép này cũng không cần viết đơn.

Chỉ có CHỈ HUY KHU VỰC được phép giải quyết cho nhân viên nghỉ từ 3 ngày đến tối đa 07 ngày. Chỉ Huy Khu Vực phải bố trí được người thay thế. Đồng thời Chỉ Huy Khu Vực phải báo cho ĐỘI TRƯỞNG biết việc mình đồng ý giải quyết cho nhân viên nghỉ phép, nghỉ không lương. Nghỉ phép, nghỉ không lương nhiều hơn 3 ngày phải viết đơn (trừ trường hợp gia đình có việc gấp thì xin phép bằng điện thoại).

Chỉ có TRƯỞNG CHI NHÁNH mới có thẩm quyền giải quyết cho nghỉ phép, nghỉ không lương nhiều hơn 7 ngày. Nghỉ phép này phải có quyết định cho nghỉ phép. Đồng thời Trưởng Chi Nhánh có trách nhiệm điều động người thay thế.

THỦ TỤC XIN NGHỈ PHÉP TẠI CÔNG TY BẢO VỆ PMV

Khi muốn nghỉ phép, nghỉ không lương; bạn phải xin phép từ Người chỉ huy quản lý trực tiếp của mình.

Cho dù người chỉ huy trực tiếp đó không đủ thẩm quyền giải quyết thì bạn vẫn phải báo tin từ người đó. Xin nhắc lại, bạn phải báo cho Người chỉ huy trực tiếp của mình biết bạn muốn nghỉ phép, nghỉ không lương mấy ngày? từ ngày nào? đến ngày nào?

Người chỉ huy trực tiếp là ai?

Nếu nơi bạn làm việc có Đội Trưởng, thì Đội trưởng chính là người chỉ huy trực tiếp. Trường hợp bạn làm việc ở các Mục tiêu lẻ, không có đội trưởng thì người chỉ huy trực tiếp của bạn chính là Chỉ huy khu vực.

Chỉ huy, quản lý trực tiếp xét thấy nếu có thẩm quyền giải quyết thì giải quyết. Nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì báo lên chỉ huy cấp trên có thẩm quyền.

Thủ tục xin nghỉ phép tại Công ty bảo vệ PMV

Nếu bạn xin nghỉ từ 1 đến 3 ngày; bạn phải báo trước tối thiểu 2 ngày. Bạn có thể báo trực tiếp bằng miệng, gọi điện thoại, hoặc nhắn tin.

Nếu bạn xin nghỉ từ 4 đến 7 ngày; bạn phải báo trước tối thiểu 7 ngày. Bạn phải viết đơn hoặc nhắn tin.

Nếu bạn xin nghỉ trên 7 ngày; bạn phải báo trước tối thiểu 10 ngày. Trường hợp này bắt buộc phải viết đơn và phải nhận quyết định cho nghỉ phép.

Ghi chú: Trong một số trường hợp gia đình có việc gấp; có bằng chứng để chứng minh gia đình có việc gấp thì cho phép Người lao động nhắn tin, gọi điện mà không cần viết đơn.

Don Xin Nghi Phep

Nghỉ phép, nghỉ không lương dài ngày

Công ty chỉ giải quyết cho nhân viênnghỉ phép, nghỉ không lương tối đa 29 ngày. Nếu các nhân viên nghỉ tổng cộng vượt quá 29 ngày thì khi quay lại làm việc sẽ được gọi là “Nhân Viên Xin Làm Lại”. Lúc này nhân viên buộc phải thay đổi số hiệu. Thời gian công tác, thâm niên, tiền phép ..v.v theo số hiệu mới.

Đơn xin nghỉ phép, nghỉ không lương của nhân viên phải được nộp về bộ phận nhân sự tại chi nhánh ngay sau khi đơn được giải quyết.

Trở lại làm việc sau khi nghỉ phép, nghỉ không lương

Nhân viên nghỉ phép từ 01 đến 07 ngày, sau khi hết phép trực tiếp liên hệ với chỉ huy mục tiêu để được tiếp tục làm việc.

Nhân viên nghỉ phép từ 07 ngày trở lên, sau khi hết phép phải trực tiếp liên hệ nhân viên phòng nhân sự của chi nhánh/khu vực để được tiếp tục làm việc. Nhân viên phòng nhân sự khu vực có trách nhiệm xin ý kiến Trưởng chi nhánh/Chỉ huy khu vực để sắp xếp nhân viên về lại mục tiêu làm việc hoặc đi mục tiêu mới, nếu đi mục tiêu mới phải lập Lệnh Điều Động và báo cho chỉ huy mục tiêu được biết.

Xem thêm: Tuyển bảo vệ lương cao tại TPHCM

THẾ NÀO LÀ NGHỈ HÀNG NĂM

Nhiều người vẫn quen gọi là nghỉ phép, nhưng thực ra thì luật gọi là nghỉ hàng năm. Nghỉ hàng năm được quy định trong Bộ Luật Lao Động tại điều 113,

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  1. 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  2. 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  3. 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Nghỉ hàng năm tại PMV

Tại PMV, việc nghỉ hàng năm được công ty thanh toán bằng tiền cho Người Lao Động. Số tiền này sẽ được thanh toán vào dịp Tết Nguyên Đán. Vì vậy, khi bạn muốn nghỉ phép là công ty giải quyết cho bạn nghỉ không lương. Quy định nghỉ phép đã thể hiện chi tiết trong bài viết này.

Việc nghỉ hàng năm đòi hỏi nhiều điều kiện. Trong đó có thời gian làm việc sẽ liên quan đến số ngày được nghỉ. Việc PMV tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ không lương thay cho nghỉ hàng năm là cơ chế thoáng; có lợi hơn cho người lao động.

Xem thêm: Quy định về việc nghỉ việc | Trình tự, thủ tục xin nghỉ và giải quyết nghỉ việc tại Công ty bảo vệ PMV

Thủ tục để xin nghỉ phép, nghỉ không lương được thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết để các cán bộ Chỉ huy, Nhân sự, và các Nhân viên bảo vệ cùng biết và thực hiện,

Để hiểu rõ các Quy Chế, quy Định của công ty. Các bạn hãy gọi cho Nhân sự của khu vực mình.

Các số điện thoại liên lạc với Nhân sự:

  • 0964 011 511 Nhân sự Sài Gòn 1
  • 0964 011 611 Nhân sự Sài Gòn 3
  • 0964 011 711 Nhân sự Sài Gòn 2, Tây Ninh, Long An
  • 0964 011 811 Nhân sự Miền Tây
  • 0964 011 911 Nhân sự Miền Bắc
  • 0981 292 841 Nhân sự Bình Dương, Bình Phước
  • 0981 292 841 Nhân sự Miền Trung
  • 0981 292 841 Nhân sự Đồng Nai, Vũng Tàu

Quy định nghỉ phép, nghỉ không lương được thiết kế để phản ánh đặc thù của từng giai đoạn trong, nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn cho công ty. Công ty PMV cần phải lập ra một liên kết chặt chẽ với quy định nghỉ phép, nghỉ không lương, để có thể quản lý một cách hiệu quả các yêu cầu nghỉ phép, nghỉ không lương của nhân viên.

Viên chức được nghỉ việc không hưởng lương tối đa báo nhiêu ngày?

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. - Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

Người lao động được nghỉ tối đa báo nhiêu ngày không lương?

Theo khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp sẽ được nghỉ phép năm từ 12 đến 16 ngày. Tuy nhiên, quyền này có thể bị ảnh hưởng nếu thời gian nghỉ không hưởng lương cộng dồn vượt quá một năm, theo quy định của Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Nghỉ không phép báo nhiêu ngày thì bị sa thải?

Như vậy, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị sa thải.

Nghỉ việc riêng tối đa báo nhiêu ngày?

Như vậy, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương tối đa là 03 ngày đối với kết hôn; 01 ngày đối với con đẻ, con nuôi kết hôn và 03 ngày đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.

Chủ đề