Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Với loạt bài Giải bài tập Giáo dục Quốc phòng lớp 11 ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục quốc phòng lớp 11 từ đó đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục quốc phòng 11.

Câu 1 trang 114 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Mục đích, nguyên tắc cầm máu tạm thời, phân biệt các loại chảy máu.

Trả lời:

1. Mục đích.

- Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng các biện pháp đơn giản.

- Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.

- Góp phần cứu sống nạn nhân, tránh các tai biến nguy hiểm.

2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

- Khẩn trương nhanh chóng làm ngừng chảy máu.

- Phải xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.

- Đúng quy trình kỹ thuật.

3. Phân biệt các loại chảy máu

- Chảy máu mao mạch: Máu đỏ thẫm, thấm tại vết thương, lượng máu ít, có thể tự cầm.

- Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ: Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại vết thương, lượng máu vừa phải, có thể tự cầm.

- Chảy máu động mạch: Máu đỏ tươi, chảy thành tia, lượng máu nhiều, không tự cầm.

  • Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 11 một cách dễ dàng.

Câu 2 trang 114 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Các biện pháp cầm máu tạm thời.

Trả lời:

* Các biện pháp cầm máu tạm thời

Ấn động mạch:

 Dùng các ngón tay (ngón cái hoặc các ngón khác) ấn đè trên đường đi của động mạch làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nền xương, máu ngừng chảy ngay tức khắc. Ấn đọng mạch có tác dung cầm máu nhanh, ít gây đau và không gây tai biến nguy hiểm cho người bị thương, nhưng đòi hỏi người làm phải nắm chắc kiến thức giải phẩu về đường đi của động mạch.

 Ấn động mạch không giữ được lâu vì mỏi tay ấn, do vậy chỉ là biện pháp cầm máu tức thời, sau đó phải thay thế bằng các biện pháp khác.

Một số điểm để ấn động mạch trên cơ thể:

- Ấn động mạch trụ và quay ở cổ tay: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay, dùng ngón cái ấn vào động mạch trụ và quay ở phía trên cổ tay, cách bờ trong và bờ ngoài cẳng tay 1,5cm.

- Ấn động mạch cánh tay ở mặt trong cánh tay: Khi chảy máu nhiều ở cẳng tay, cánh tay, dùng ngón cái hoặc bốn ngốn ấn mạnh vào mặt trong cánh tay ở phía trên vết thương. Nếu vết thương ở cao, ấn sâu vào động mạch nách ở đỉnh hố nách.

- Ấn động mạch dưới đòn ở hõm xương đòn: Khi chảy máu nhiều ở hố nách, dùng ngón cái ấn mạnh và sâu ở hố trên đòn sát giữa bờ sau xương đòn làm động mạch bị ép chặt vào xương sườn, máu sẽ ngưng chảy.

Gấp chi tối đa:

 Gấp chi tối đa là biện pháp cầm máu đơn giản, mọi người đều có thể tự làm được. Khi chi bị gấp mạnh, các mạch máu cũng bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngưng chảy.

 Gấp chi tối đa cũng chỉ là biện pháp tạm thời vì không giữ được lâu. Trường hợp có gãy xương kèm theo tì không thực hiện được gấp chi tối đa.

- Gấp cẳng tay vào cánh tay: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay và cẳng tay, phải gấp ngay thật mạnh cẳng tay vào cánh tay, máu ngưng chảy.

 Khi cần giữ lâu để chuyển người bị thương về các tuyển cứu chữa, cần cố định tư thế gấp bằng một vài vòng băng ghì chặt cổ tay vào phần trên cánh tay.

- Gấp cánh tay vào thân người có con chèn: Khi chảy máu nhiều do tổn thương động mạch cánh tay, lấy ngay một khúc gỗ tròn đường kính 5-10cm, hay cuộn băng hoặc bất cứ vật rắn nào tương tự kẹp chặt vào nách ở phía trên chổ chảy máu, rồi cố định cánh tay vào thân người bằng một vài vòng băng, máu ngưng chảy.

Băng ép:

 Là phương pháp băng vết thương với các vòng băng xiết tương đối chặt đè ép mạnh vào bộ phận tổn thương tạo điều kiện cho việc nhanh chóng cho việc hình thành các cục máu làm cho máu ngưng chảy ra ngoài.

 Cách tiến hành băng ép:

- Đặt một lớp gạc và bông hút phủ kính vết thương.

- Đặt một lớp băng mỡ dày phủ trên lớp bông gạc.

- Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8 (nên dùng loại băng thun vì băng này có tính chun giản tốt)

Băng chèn:

 Bằng chèn cũng là kiểu đè ép như ấn động mạch, nhưng không phải bằng ngón tay mà bằng một vật cứng tròn, nhẵn không sắc cạnh, gọi là con chèn, con chèn được dặt vào vị trí trên đường đi của động mạch, càng sát vết thương càng tốt, sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt. Các vị trí có thể băng chèn tương tự như vị trí ấn động mạch.

Băng nút:

 Băng nút là cách băng ép, có dùng thêm bấc gạc đã diệt khuẩn, nhét chặt vào miệng vết thương tạo thành cái nút để cầm máu.

 Nút càng chặt làm tăng sức đè ép vào các mạch máu, tác dụng cầm máu càng tốt.

Ga rô:

 Ga rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợ dây cao su xoắn chặt vào đoạn chi làm ngăn sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi, máu sẽ không chảy ra miệng vết thương.

 Do sự ngưng lưu thông máu trong thời gian nhất định (khoảng 60 – 90 phút) rất dễ xảy ra tai biến nguy hiểm. Vì vậy phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định ga rô trong trường hợp các vết thương có chảy máu.

- Chỉ định ga rô: Ga rô được phép làm trong những trường hợp sau đây:

+ Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phụt thành tia và trào mạnh qua miệng vết thương.

+ Vết thương bị cắt cụt tự nhiên.

+ Vết thương phần mềm hoặc gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch đã cầm máu bằng các biện pháp tạm thời khác không có hiệu quả.

+ Bị rắn độc cắn, nhằm ngăn cản chất độc xâm nhập vào cơ thể.

- Nguyên tắc ga rô:

+ Phải đặt ga rô ngay sát phía sau vết thương và để lộ ra ngoài để dễ nhận ra. Tuyệt đối không để che lấp ga rô.

+ Người bị đặt ga rô phải được nhanh chóng chuyển về các tuyến cứu chữa; trên đường vận chuyển cứ 1 giờ phải nới ga rô 1 lần, không để ga rô lâu quá 3-4 giờ.

+ Có phiếu ghi rõ: Họ tên, địa chỉ người bị ga rô, thời gian bắt đầu ga rô, thời gian nới ga rô lần 1, lần 2,...Họ tên, địa chỉ người ga rô,... để giúp tuyến trên theo dõi và xử trí.

+ Có kí hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo bên trái của nạn nhân.

- Cách ga rô: Dây ga rô thường dùng sợi dây cao su to bản (3 – 4cm) mỏng và tác dụng đàn hồi tốt. Trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng bất kì loại dây nào khác như: Băng cuôn, dây cao su tròn, quai dép,... để ga rô.

- Thứ tự ga rô như sau:

+ Ấn động mạch phía trên vết thương.

+ Lót vại gạc chổ định ga rô.

+ Đặt dây ga rô rồi từ từ xoắn, vừa xoắn vừa bỏ tay ấn động mạch ra, theo dõi không thấy máu chảy ở vết thương là được.

+ Băng vết thương và làm các thủ tục hành chính.

- Ấn động mạch- Gấp chi tối đa

- Băng ép

- Băng nút

- Băng chèn

- Ga rô

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, ngắn nhất khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Xuất huyết bất thường hoặc quá nhiều có thể được chỉ ra bởi một số dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Bệnh nhân có thể có chảy máu cam không lý giải thích được, kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài, hoặc chảy máu kéo dài sau vết cắt nhỏ, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa hoặc chấn thương. Các bệnh nhân khác có thể có tổn thương da không rõ nguyên nhân, bao gồm cả nốt, chấm, ban xuất huyết (dưới da hoặc niêm mạc), bầm tím hoặc giãn tĩnh mạch. Một số bệnh nhân bị ốm có thể bị chảy máu đột ngột từ vị trí tiêm truyền, tổn thương da và xuất huyết trầm trọng nhiều vị trí hoặc ở đường tiêu hóa, đường tiết niệu. Ở một số bệnh nhân, dấu hiệu đầu tiên chính là két quả xét nghiệm bất thường cho thấy dễ bị chảy máu quá mức mà do tình cờ phát hiện.

Bệnh sử nên xác định các vị trí chảy máu, số lượng và thời gian chảy máu, và mối quan hệ của chảy máu với những sự kiện.

Rà soát hệ thống nên hỏi vè các vị trí chảy máu (ví dụ, bệnh nhân phàn nàn việc dễ bị bầm tím dễ thấy thì nên hỏi về tần suất chảy máu cam, chảy máu lợi trong khi đánh răng, phân đen, ho máu, phân và nước tiểu có máu). Bệnh nhân cần được hỏi về các triệu chứng của các nguyên nhân có thể, bao gồm đau bụng và tiêu chảy (bệnh đường tiêu hóa); đau khớp (rối loạn mô liên kết); và vô kinh và ốm nghén (mang thai).

Về tiền sử nên tìm hiểu liên quan đến các khiếm khuyết của tiểu cầu hoặc đông máu đặc biệt

Cần xem xét tiền sử dùng thuốc, đặc biệt là sử dụng heparin, warfarin, các thuốc ức chế thrombin hoặc yếu tố Xa, aspirin, và NSAIDs. Bệnh nhân đang dùng warfarin cũng cần được hỏi về liều thuốc và thực phẩm (kể cả chất bổ sung thảo dược) có thể làm giảm chuyển hóa warfarin và do đó làm tăng hiệu quả chống đông máu.

Các dấu hiệu giảm thể tích máu (nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, da xanh, ra mò hôi nhiều) hoặc nhiễm trùng (sốt, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp với nhiễm khuẩn).

Phát hiện xuất huyết dưới da và màng niêm mạc (mũi, miệng, âm đạo). Xác điịnh xuất huyết tiêu hóa bằng khám trực tràng. Các dấu hiệu chảy máu trong các mô sâu hơn bao gồm đau khi vận động, sưng, tụ máu cơ, chảy máu nội sọ (lơ mơ, cứng gáy, dấu hiệu thần kinh khu trú, hoặc phối hợp các dấu hiệu này).

Chảy máu vào các mô sâu (ví dụ, màng hoạt dịch, u máu trong cơ, xuất huyết sau phúc mạc) cho thấy có khiếm khuyết trong đông máu (bệnh đông máu).

Bệnh nhân nghiện rượu hoặc có bệnh gan có thể có rối loạn đông máu, lách to, hoặc giảm tiểu cầu.

  • Tổng phân tích tế bào toàn phần

  • Thời gian Prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin một phần (PTT)

Thời gian prothrombin (PT) sàng lọc cho các bất thường trong con đường đông máu ngoại sinh và con đường chung (các yếu tố huyết tương VII, X, V, prothrombin II, và fibrinogen). PT được báo cáo bằng tỉ số bình thường quốc tế (INR), phản ánh tỷ lệ PT của bệnh nhân với giá trị chứng của phòng thí nghiệm; INR kiểm soát sự khác nhau về thuốc thử giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Do các thuốc thử thương mại và thiết bị đo rất khác nhau, mỗi phòng thí nghiệm xác định phạm vi bình thường của PT và PTT; một phạm vi bình thường điển hình cho PT là từ 10 đến 13 giây. INR > 1,5 hoặc PT 3 giây dài hơn chứng của phòng thí nghiệm thường là bất thường và cần phải đánh giá thêm. INR có giá trị trong sàng lọc bất thường đông máu mắc phải (ví dụ thiếu vitamin K Thiếu vitamin K Thiếu vitamin K gây ra do ăn uống không đầy đủ, giảm hấp thụ chất béo, hoặc sử dụng các chất chống đông máu coumarin. Sự thiếu hụt đặc biệt phổ biến ở trẻ bú... đọc thêm , bệnh gan, DIC). Nó cũng được sử dụng để theo dõi điều trị bằng chất kháng vitamin K đường uống, warfarin.

Thời gian thromboplastin một phần (PTT) sàng lọc các bất thường trong con đường nội sinh và con đường chung, (prekallikrein, kininogen trọng lượng phân tử cao, các yếu tố XII, XI, IX, VIII, X, và V, prothrombin II, fibrinogen). PTT là xét nghiệm cho tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VII (đo bằng PT) và yếu tố XIII. GIá trị bình thường từ 28 đến 34 giây. Một kết quả bình thường chỉ ra rằng nồng độ các yếu tố ít nhất 30% trong huyết tương. Heparin kéo dài PTT, và PTT thường được sử dụng để theo dõi điều trị heparin. Các chất ức chế kéo dài PTT bao gồm tự kháng thể chống lại yếu tố VIII (xem thêm Hemophilia Hemophilia Hemophilia là những rối loạn chảy máu di truyền thông thường gây ra do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Mức độ thiếu hụt yếu tó xác định khả năng... đọc thêm và Rối loạn đông máu gây ra bởi thuốc chống đông máu lưu hành Rối loạn đông máu do kháng đông lưu hành Kháng đông lưu hành thường là tự kháng thể trung hòa các yếu tố đông máu cụ thể trong cơ thể (ví dụ, một loại tự kháng thể chống lại yếu... đọc thêm ) và thuốc chống đông máu lupus. Loại thứ hai là một kháng thể chống lại phức hợp protein-phospholipid được tìm thấy trong huyết tương của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính có biểu hiện bệnh ở nhiều hệ cơ quan, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi. Các biểu hiện phổ biến có... đọc thêm

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
và các rối loạn tự miễn dịch khác (xem thêm Rối loạn huyết khối Tổng quan các rối loạn huyết khối Ở người khỏe mạnh, cân bằng cầm máu tồn tại giữa các yếu tố tiền đông (đông máu) và các yếu tố chống đông và tiêu sợi huyết. Nhiều yếu tố di truyền, mắc phải và yếu tố môi trường có... đọc thêm ).

Kéo dài PT hoặc PTT có thể phản ánh

  • Sự hiện diện của chất ức chế một thành phần của con đường đông máu (bao gồm sự hiện diện trong tuần hoàn của thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp ức chế thrombin hoặc yếu tố Xa)

PT và PTT không kéo dài cho đến khi một hoặc nhiều yếu tố đông máu thiếu ở mức khoảng 70%. Để xác nguyên nhân do thiếu hụt yếu tố đông máu hay do lưu hành chất ức chế (kháng đông), xét nghiệm sẽ được lặp lại sau khi trộn huyết tương với huyết tương bình thường với tỷ lệ 1:1. Vì hỗn hợp này chứa ít nhất 50% mức bình thường của tất cả các yếu tố đông máu, nên nếu kết quả không cải thiện nghĩa là có chất ức chế đông máu lưu hành.

Xét nghiệm thời gian chảy máu không đủ khả năng tái tạo để có thể tin cậy được cho việc ra quyết định lâm sàng.

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu

Nếu có giảm tiểu cầu, xét nghiệm tiêu bản máu ngoại vi thường cho thấy nguyên nhân (xem bảng Biến đổi máu ngoại vi trong giảm tiểu cầu Dấu hiệu máu ngoại vi trong các rối loạn giảm tiểu cầu

Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
). Nếu phết tế bào không có bằng chứng về các bất thường khác, bệnh nhân nên được kiểm tra nhiễm HIV Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau (HIV-1 và HIV-2) chúng phá hủy tế bào lympho CD4... đọc thêm
Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
. Nếu kết quả của xét nghiệm HIV âm tính và bệnh nhân không mang thai và chưa dùng thuốc gây hủy hoại tiểu cầu, có khả năng măc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là rối loạn chảy máu do giảm tiểu cầu không liên quan đến bệnh hệ thống. Thông thường, nó là mạn tính ở người lớn, nhưng... đọc thêm
Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
. Nếu có dấu hiệu tan máu (có mảnh vỡ hồng cầu trên tiêu bản, giảm hemoglobin), có thể nghĩ tới DIC Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) liên quan đến sinh quá nhiều bất thường thrombin và fibrin, trong máu tuần hoàn. Trong quá trình... đọc thêm , ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP)là các rối loạn cấp tính, trầm trọng đặc trưng bởi giảm tiểu cầu và thiếu máu tán máu. Các biểu hiện khá... đọc thêm
Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
(TTP) hoặc hội chứng tan máu tăng ure Hội chứng tan máu tăng ure máu Hội chứng tan máu tăng ure máu (HUS) là các rối loạn cấp tính, trầm trọng đặc trưng bởi giảm tiểu cầu, thiếu máu tán máu và tổn thương thận cấp.... đọc thêm
Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
(HUS) mặc dù đôi khi các rối loạn tan máu khác có thể gây ra những triệu chứng này. HUS xảy ra ở bệnh nhân viêm đại tràng xuất huyết. Nghiệm pháp Coombs Xét nghiệm kháng globulin gián tiếp (Coombs gián tiếp).
Nêu sự khác nhau giữa 3 loại chảy máu
âm tính trong TTP và HUS. Nếu xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và tiêu bản máu ngoại vi có giảm các tế bào hoặc có các bạch cầu bất thường, thì cần nghi ngờ một bất thường về huyết học ảnh hưởng đến nhiều loại tế bào, cần thiết phải chọc hút tủy xương và sinh thiết.

PT kéo dài với tiểu cầu và PTT bình thường cho thấy thiếu hụt yếu tố VII. Thiếu yếu tố VII bẩm sinh rất hiếm; tuy nhiên, thời gian bán thải ngắn của yếu tố VII trong huyết tương làm cho yếu tố VII giảm xuống mức thấp nhanh hơn các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K khác ở những bệnh nhân bắt đầu điều trị chống đông warfarin hoặc ở những bệnh nhân mới mắc bệnh. Các vị trí chính của sản xuất protein đông máu bao gồm các tế bào nội mô, bao gồm cả các tế bào trong xoang gan. Các tế bào nội mô xoang agn thường bị tổn thương trong các bệnh lý gan khác nhau.

Chẩn đoán hình ảnh thường được yêu cầu để phát hiện chảy máu kín đáo ở bệnh nhân có rối loạn chảy máu. Ví dụ, CT sọ não nên được thực hiện ở những bệnh nhân đau đầu nặng, chấn thương đầu, hoặc suy giảm ý thức. CT bụng là cần thiết ở những bệnh nhân đau bụng hoặc những phát hiện khác tương ứng với xuất huyết trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc.