Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng

Theo thống kê thì có tới 1,3 tỷ tấn lương thực thừa bị lãng phí hàng năm, hầu hết các loại thức ăn thừa này đều được tiêu hủy bằng cách đưa tới các bãi rác tập trung và chôn lấp cùng với rác thải khác. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến khí thải nhà kính gia tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Trong bài viết này Cleanipedia sẽ mách bạn những cách tái chế thức ăn thừa vừa tiết kiệm thức ăn, lại thêm bảo vệ môi trường.

Cũng như cách tái chế rác thải nhựa, nếu gần nơi bạn sinh sống có một nhà máy chuyên thu gom các loại thức ăn thừa để tái chế thì thật tuyệt, nếu không bạn cũng có thể lên kế hoạch thực hiện các cách tái chế thức ăn thừa bằng cách biến chúng thành phân ủ hữu cơ. Tham khảo thêm cách làm phân hữu cơ tại nhà tiết kiệm và hiệu quả

  • Những thức ăn thừa như: Vỏ trái cây, bã cà phê, vỏ trứng, lá cây rụng,.... đều có thể biến thành phân bón cho cây trong vườn của bạn.

  • Hãy gom chúng lại, đóng gói vào những giấy báo, túi giấy và đặt chúng ở một nơi thoáng mát. Bổ sung ẩm cho chúng thường xuyên và sau một thời gian khi hỗn hợp chuyển sang màu sẫm, kết cấu khô và vụn là  bạn đã có được phân bón hữu cơ cho cây trồng rồi đấy.

Dùng thức ăn thừa để chăn nuôi là cách tái chế thức ăn thừa hợp lý và nhanh chóng nhất. Thay vì vứt bỏ thức ăn thừa sau bữa ăn, bạn hãy dành thức ăn thừa  cho bữa ăn của động vật như gà, lợn hay bò.

Nếu gia đình bạn không có vật nuôi nào, hãy gom thức ăn thừa của gia đình bạn lại và liên hệ với những người chuyên đi thu gom lượng thức ăn thừa để dùng làm thức ăn chăn nuôi. Họ sẽ tới tận nhà bạn để gom lượng thức ăn và mang tới những nơi chăn nuôi và biến thức ăn thừa thành thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Hãy đảm bảo những thức ăn thừa này còn sạch sẽ và không bị lẫn các tạp chất khi làm thức ăn cho vật nuôi.

Sấy khô để dùng trong thời gian dài tiếp theo cũng là cách tái chế thức ăn thừa mà nhiều người sử dụng.

  • Với những loại thức ăn như cơm, xôi bạn cũng có thể phơi khô chúng để bảo quản và sử dụng lâu dài.

  • Những thức ăn này sau khi phơi khô có thể sử dụng được khoảng 1 năm, không những thế chúng còn có thể biến tấu thành những món ăn khá lạ miệng như cơm cháy rang, bánh hoặc xôi chè.

  • Trước khi phơi khô cơm, xôi, bạn nhớ làm sạch chúng trước nhé.

Biến tấu thức ăn thừa này thành một món ăn mới là một phương pháp rất hay ho và đáng thử đấy. Thay vì vứt chúng đi, bạn hãy sáng tạo ra những món ăn mới từ những thức ăn thừa này nhé. Cleanipedia sẽ gợi ý cho bạn một số món ăn mới mẻ như:

  • Sau bữa ăn bạn còn thừa rau sống, cà chua, dưa chuột hãy thử thêm một chút cá hồi muối vào rau còn thừa rồi nêm nếm vừa ăn, món salad đã hoàn thành rồi đấy. Vị lạ miệng sẽ khiến cho lượng rau còn thừa được tiêu thụ nhanh chóng hơn với món salad mới.

  • Bạn cũng có thể rang cơm cùng với trứng rán hoặc xúc xích còn thừa từ bữa ăn trước, món cơm rang thập cẩm mới mẻ này cũng sẽ rất kích thích vị giác của bạn.

Đều là những món ăn biến tấu đơn giản và dễ làm, bạn hãy thử để có cách tái chế thức ăn thừa hiệu quả.

  • Khi trái cây vào vụ thu hoạch thường rất nhiều và rẻ nhưng nếu hết mùa thì tìm được loại trái cây yêu thích trái vụ lại khá khó khăn. Bạn có thể biến các loại trái cây này thành mứt trái cây để sử dụng lâu dài. Kể cả khi hết vụ/trái mùa bạn vẫn có thể được thưởng thức loại trái cây mà mình yêu thích.

  • Cách tái chế thức ăn thừa thành mứt trái cây thường thấy là sấy khô chúng bằng lò nướng, lò vi sóng hay nồi chiên không dầu. Bạn cũng có thể làm mứt trái cây dạng tươi như làm thạch trái cây hoặc làm mứt nhuyễn như mứt dâu, mứt táo để ăn kèm cùng bánh mì. 

Bạn là người yêu nấu nướng và thích sáng tạo các món ăn thì cách tái chế thức ăn thừa bằng cách nêm nếm gia vị để biến tấu chúng thành những món ăn cầu kỳ đa dạng khác hẳn là một phương pháp đáng thử:

  • Thịt luộc còn thừa nhiều: Hãy thêm tiêu, muối, nấm hương để nấu chúng thành món thịt đông thơm dẻo và hao cơm nhé

  • Dưa chuột còn thừa: Thêm một chút giấm, muối, đường, tỏi, ớt, bạn sẽ có ngay một đĩa dưa góp ăn kèm mùi vị rất tuyệt.

  • Đối với những người ăn chay, sử dụng các loại củ có tính ngọt như cà rốt, hành tây thêm một chút quế hồi và muối, bạn đã hoàn thành xong nồi nước dùng để ăn kèm với bún hoặc bánh phở. Một phương pháp nấu ăn khá mới mẻ và hay ho.

  • Pizza là loại bánh được nhiều trẻ em yêu thích. Thay vì mua pizza ngoài hàng, bạn có thể cùng con làm những chiếc bánh pizza tại nhà bằng cách mua để pizza và tận dụng những loại thịt còn thừa từ bữa ăn trước để hoàn thành chúng. Bạn có thể thêm một số loại thực phẩm khác như ớt chuông, hành tây tùy khẩu vị để món pizza tự làm thêm phần hấp dẫn.

  • Nếu bạn đang dự định tái chế thức ăn thừa thành các loại phân bón, đừng thêm những thức ăn có nhiều chất béo và thịt, những chất này có thể khiến phân hữu cơ của bạn có mùi khó chịu hơn và thu hút thêm côn trùng tới.

  • Thức ăn thừa phải được bảo quản an toàn trước khi đem ra tái chế thành món ăn khác. Nếu thức ăn thừa có mùi hay không còn tươi ngon, bạn hãy vứt bỏ chúng để tránh ngộ độc thực phẩm.

  • Trong quá trình tái chế thức ăn thừa, hãy đảm an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và vệ sinh sạch sẽ.

  • Khi áp dụng bất kỳ cách tái chế thức ăn thừa nào kể trên, bạn nên đảm bảo an toàn bởi những vật dụng sắc nhọn và các loại máy móc để tránh bị thương.

Chúc bạn sẽ có thêm nhiều món ăn ngon, phương pháp hay từ những cách tái chế thức ăn thừa. Vừa hấp dẫn, tiết kiệm lại có thể bảo vệ môi trường, rất đáng thử phải không. Cùng cập nhật thêm các thông tin hữu ích từ Cleanipedia.com bạn nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021

Để góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trong quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cũng như tiếp nối mô hình phân loại rác đang được thực hiện tại Đại học Tôn Đức Thắng, nhóm sinh viên Khoa môi trường và bảo hộ lao động đã xây dựng ý tưởng và thực hiện thử nghiệm mô hình xử lý rác sinh hoạt sau phân loại.

Kết quả ban đầu khảo sát tỷ lệ các thành phần thường phát sinh trong rác thải sinh hoạt cho thấy: 1) thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học chiếm 70% (gồm thực phẩm thừa, rác thải từ hoạt động nấu ăn của căn tin, hoạt động cắt tỉa cây cảnh, thu dọn lá cây…); 2) thành phần có khả năng tái chế chiếm 25% (giấy, nilon, nhựa, thủy tinh, vỏ đồ hộp…); và 3) thành phần khác chiếm 5% (chất thải trơ như xà bần, móp xốp…và chất thải nguy hại).

Dựa vào kết quả khảo sát này, nhóm sinh viên đã đưa ra mô hình: a) nuôi giun; và b) ủ phân từ thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ thành phần rác sinh hoạt hiện nay của Nhà trường).

Ngoài ý nghĩa xử lý được thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong rác thải sinh hoạt, mô hình nuôi giun và ủ phân tạo ra thành phẩm là phân giun và phân compost có thể sử dụng để bón cho cây trồng. Đây là loại phân sạch, thân thiện môi trường, có khả năng cải tạo đất. Ngoài ra, mô hình nuôi giun bằng nguồn thức ăn là rác hữu cơ dễ phân hủy còn góp phần tạo ra sinh khối giun, có thể lên men, dùng để phun xịt dinh dưỡng cho hoa cảnh.

Sau đây là một số hình ảnh về quá trình thực hiện thử nghiệm mô hình của sinh viên Khoa môi trường và bảo hộ lao động:

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng
Cấu tạo thùng xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy bằng phương pháp ủ phân

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng
Phân ủ thành phẩm

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng
Cấu tạo thùng xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy bằng giun quế

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng
Mô hình nuôi giun quế

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng
Giun và phân giun tạo thành sau thời gian xử lý

  • phát triển bền vững
  • xử lý rác sinh hoạt
  • bảo vệ môi trường
  • TDTU

Biến rác thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ để bảo vệ môi trường

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng
Trọng Nghĩa

Khi tích tụ rác thải thực phẩm đủ lớn và phân hủy trong môi trường yếm khí, sẽ phát ra khí metan (CH4) – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng nếu được xử lý một cách hiệu quả thì rác thải thực phẩm lại trở thành nguồn lợi tài nguyên hữu dụng trong đời sống.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nếu ở khu vực ngoại thành, rác thải thực phẩm được người dân tận dụng làm phân bón trong nông nghiệp hoặc thức ăn trong chăn nuôi thì ở nội thành, các hộ gia đình đều gom chung với rác sinh hoạt và được xe chuyên dụng thu gom chở đến những bãi chôn lấp.

Điều này không chỉ hủy hoại môi trường mà còn lãng phí một lượng lớn nguồn nguyên liệu tái sử dụng. Nhiều phương pháp xử lý đã được đề ra như phân loại rác tại nguồn để có thể dễ dàng tái chế rác thải.

Tuy nhiên theo ông Ngô Như Hùng Việt, Tổng giám đốc nhà máy xử lý chất thải rắn Vietstar cho rằng việc phân loại rác tại nguồn thời điểm này là không khả thi, mặc cho người dân có ý thức chấp hành đi chăng nữa thì điểm đến của những rác thải đã được phân loại cũng là những bãi chôn lấp:

"Làm đâu có được đâu, những quận như quận 3 quận 1 phân loại tại nguồn gì đó nhưng mà họ phân loại xong thì cũng đâu có xe để mà chuyên chở riêng đâu. Xong đem về rồi trộn lại với nhau đem đi chôn, thế phân loại tại nguồn để làm cái gì?", ông Việt nói.

Nêu cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng
Rác thải thực phẩm có thể được tận dụng làm phân bón hữu cơ

Khi giải pháp phân loại rác tại nguồn còn đang vấp phải nhiều trở ngại thì một phương pháp khác được rầm rộ khởi công là đốt rác phát điện.

Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn “nằm im bất động” do vướng phải thủ tục pháp lý. Tuy nhiên kể cả nhà máy có đi vào hoạt động thì đây chưa hẳn là một phương pháp xử lý hiệu quả đối với nguồn rác thải thực phẩm, PGS.TS. Phạm Thị Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và Giao thông nhận định:

"Rác thải hữu cơ nếu mang đi đốt thì tốn rất nhiều nguồn năng lượng,bởi vì nó ướtnêncần một lượng nhiệt lớn để đốt. Rồi đốt lấy lại bao nhiêu phần năng lượng, rồi mình tốn lại bao nhiêu năng lượng, có thể dương nhưng phần dương rất ít.

Ngoài ra, PGS.TS. Phạm Thị Anh cho rằng cần có biện pháp căn cơ, khoa học, phù hợp thực tiễn. Bên cạnh đó hãy tận dụng rác thải thực phẩm như một nguồn tài nguyên trong đó phương pháp hữu hiệu nhất lúc này là chế biến phân compost (phân rác hữu cơ):

"Rác hữu cơ có thể làm compost được, tức là rác hữu có có lợi chứ không phải không có lợi vàphương pháp đốt sẽ không hiệu quả bằng compost. Nhưng tại sao nhà đầu tư lại không đầu tư làm compost thế là phải nghiên cứu lại xem làm compost có lợi hay không, như vậy là ở kinh tế hay chính sách của mình.

Chỉ cần chúng ta thay đổi nhận thức thì rác thải cũng là nguồn tài nguyên. Ở đây, nếu một hướng đi đúng đắn thì vòng đời của rác thải không chỉ dừng lại ở các bãi chôn lấp mà sẽ được tái sinh trở thành nguồn thức ăn hữu cơ quý giá cho cây trồng tăng trưởng an toàn.

Từ khóa : vovgt thành phố tôi yêu rác thải thực phẩm

  • Bãi rác lộ thiên, dân khổ triền miên
  • Cao điểm du lịch, cao điểm... rác!
  • Những người trẻ tiên phong du lịch không rác
  • Tháo gỡ khó khăn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng nhựa sinh học phân hủy
  • 'Cá bống ăn rác' và thông điệp 'Hãy quan tâm hơn tới rác thải nhựa'