Nêu các dấu hiệu của sự sinh trưởng ở vật nuôi

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sau khi trồng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo môn Công nghệ 7để chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
    • II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi
    • III. Các yếu tố tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi

Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và sự phát dục xen kẽ nhau.

1. Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể.

2. Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.

Những biến đổi của cơ thể vật nuôiSự sinh trưởngSự phát dục
- Xương ống chân của bê dài thêm 5cm.X
- Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg.X
- Gà trống biết gáy.X
- Gà mái bắt đầu đẻ trứng.X
- Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.X

II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi

a) Sự tăng cân của ngan con theo ngày, tuần tuổi.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo giai đoạn.

b) Khối lượng của hợp tử lợn là 0,4mg, lúc đẻ ra nặng 0,8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là không đồng đều.

c) Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo chu kì.

d) Quá trình sống của lợn phải trải qua các giai đoạn: bào thai ⇒ Lợn sơ sinh ⇒ Lợn nhỡ ⇒ Lợn trưởng thành.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục giai đoạn theo giai đoạn.

III. Các yếu tố tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

Đặc điểm di truyền của vật nuôi.

Các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trứng thụ tinh để tạo thành:

A. Giao tử. B. Hợp tử. C. Cá thể con. D. Cá thể già.

Đáp án: B. Hợp tử.

Giải thích: (Trứng thụ tinh để tạo thành hợp tử – SGK trang 86)

Câu 2: Sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì với sự sinh trưởng và phát dục?

A. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra cùng một lúc.

B. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, không liên quan gì nhau.

C. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Đáp án: C. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

Giải thích: (Trong sự phát triển của vật nuôi thì sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau. – SGK trang 86)

Câu 3: Ngan 1 ngày tuổi có cân nặng:

A. 42g B. 79g C. 152g D. 64g

Đáp án: A. 42g

Giải thích: (Ngan 1 ngày tuổi có cân nặng: 42g – SGK trang 87)

Câu 4: Buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Đáp án: A. Sự sinh trưởng.

Giải thích: Buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình đó được gọi là sự sinh trưởng – SGK trang 87

Câu 5: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Đáp án: B. Sự phát dục.

Giải thích: (Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là sự phát dục – SGK trang 87)

Câu 6: Có mấy đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

Đáp án: D. 3

Giải thích: (Có 3 đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

- Không đồng đều

- Theo giai đoạn

- Theo chu kì – SGK trang 87)

Câu 7: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Đáp án: A. Sự sinh trưởng.

Giải thích: (Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là sự sinh trưởng – SGK trang 87)

Câu 8: Chu kì động dục của ngựa là:

A. 21 ngày. B. 18 ngày. C. 23 ngày. D. 29 ngày

Đáp án: C. 23 ngày.

Giải thích: (Chu kì động dục của ngựa là 23 ngày – SGK trang 88)

Câu 9: Lợn lúc đẻ ra nặng khoảng:

A. 0,4 mg .B. 3 – 4 kg. C. 0,8 – 1 kg. D. 30 kg.

Đáp án: C. 0,8 – 1 kg.

Giải thích: (Lợn lúc đẻ ra nặng khoảng 0,8 – 1 kg – SGK trang 88)

Câu 10: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

A. Đặc điểm di truyền.

B. Điều kiện môi trường.

C. Sự chăm sóc của con người.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Giải thích: (Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

- Đặc điểm di truyền.

- Điều kiện môi trường.

- Sự chăm sóc của con người – SGK trang 88)

Bài: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sau khi trồng trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững về khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi, đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải Vở bài tập Công Nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

MÔN CÔNG NGHỆMÔN CÔNG NGHỆLớp 7Lớp 7 GV THỰC HIỆN:GV THỰC HIỆN: VVõ Thị Hồngõ Thị Hồng Chăn nuôi có vai trò trong nền kinh tế nước ta :-Cung cấp thực phẩm : thịt , trứng , sữa-Cung cấp sức kéo ( trâu , bò ) , thể thao giải trí-Cung cấp phân bón cho nông nghiệp -Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ (lông , da, xương, sừng ), nghiên cứu khoa học Câu 1. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta ?Câu 2. Thế nào là một giống vật nuôi ? Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi ?Giống vật nuôi là những vật nuôi có cùng nguồn gốc , có những đặc điểm chung , có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định.Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi* Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ?A. Cung cấp thịt trứng sữa cho con ngườiB. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹC. Phát triển chăn nuôi toàn diệnD. Cả A, B, C đúng* Đâu là cách phân loại vật nuôi theo địa líA. Lợn Móng Cái, lợn Mường KhươngB. Gà tre, gà ác, gà riC. Bò lang trắng đen, gà LơgoD. Vịt siêu trứng, bò vàngKIỂM TRA BÀI CŨ: Trứng Tinh trùngxhợp tửCá thể nonPhát triểnGà con lớn lênGià* Ví dụ: Ở gàCả quá trình này gọi là quá trình gì?=> Quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.I. KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI: BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 1. Sự sinh trưởngGà con ( 30g)Trưởng thành ( 3000g )Nhận xét về kích thước và khối lượng của gà trưởng thành so với gà con?BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.Người ta gọi sự tăng khối lượng ( tăng cân) của gà trong quá trình nuôi dưỡng là gì?Đó là sự sinh trưởng.Khối lượng và kích thước tăng lên.1 ngày tuổi ( 42g )1 tuần tuổi ( 79g )2 tuần tuổi ( 152g )Thế nào là sự sinh trưởng ?Ví dụ : Giống lợnKhối lượngHợp tử Mới sinh Cai sữa Trưởng thànhCái ĐựcLợn ỉ 0,40mg 0,45kg 6kg 45kg 60kgLợn Landrat 0,43mg 1,3kg 15kg 200kg 250kgLợn móng cái 0,40mg 1,2kg 15kg 80kg 100kgĐặc điểm sinh trưởng của 1 số giống lợnI.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 1. Sự sinh trưởngBÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: Gà conGà trốngI.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 1. Sự sinh trưởngBÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 2. Sự phát dụcGà trống đã trưởng thành và gà trống con có điểm gì khác nhau?- Gà trống đã trưởng thành có mào đỏ, to, biết gáy, biết đạp mái.- Con thứ 3 có mào rõ nhất và mào có màu đỏ.Em hãy quan sát con ngan thứ 3 có điểm gì khác 2 con ngan còn lại? Những sự khác biệt trên thể hiện quá trình gì ở vật nuôi?- Thể hiện sự phát dục ở vật nuôi Thế nào là sự phát dục ở vật nuôi?- Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.1 2 3 Thảo luận nhóm trong 2’, đánh dấu X để phân biệt những biến đổi nào ở cơ thể vật nuôi thuộc sự sinh trưởng và phát dục vào bảng sau :Những biến đổi của cơ thể vật nuôiSự sinh trưởng Sự phát dụcXương ống chân của bê dài thêm 5cm Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg Gà trống biết gáy Gà mái bắt đầu đẻ trứng Dạ dày lợn tăng thêm sức chứaxxxxx II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Quan sát sơ đồ cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có những đặc điểm gì ? Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôiKHÔNG ĐỒNG ĐỀUTHEO GIAI ĐOẠNTHEO CHU KÌ - Không đồng đều:II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 1 ngày tuổi ( 42g )1 tuần tuổi ( 79g )2 tuần tuổi ( 152g )Sự tăng cân của ngan theo tuổiSự sinh trưởng phát dục không đều của lợn landratSơ sinh 1,3 kgTrưởng thành 200 kg114 ngày 1000 ngày200 lần2500 lầnHợp tử 0,4 mg Sự tăng trọng hai giai đoạn có giống nhau không ?Giai đoạn bào thai tăng nhanh hơnTrong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng phát dục không đồng đều về :- Khả năng tăng trọng : vật nuôi non tăng nhanh đến lúc trưởng thành tăng chậm, sau đó dừng lại không tăng nữa.- Không đồng đều về sự phát triển các cơ quan bộ phận : con non, xương phát triển nhanh, càng lớn cơ càng phát triển nhanh , xương phát triển chậm lại.- Không đồng đều về khả năng tích lũy mỡ….( càng lớn tích lũy mỡ càng mạnh )Ví dụ: Trong quá trình phát triển, mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn khác nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau  cách cho ăn uống, nuôi dưỡng từng giai đoạn phải phù hợp với vật nuôi.heo con theo mẹheo tách bầy heo thành thụcVí dụ:- Không đồng đều:II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI - Theo giai đoạn: các hoạt động sinh lí, các quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kì. Mình thì tới 22 ngày luôn.- Không đồng đều:II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI - Theo chu kì:Cứ 21 ngày mình lại có vài ngày bỏ ăn ,… vì động dụcCòn bọn mình thì …. Hàng ngày luôn đó!!!- Theo giai đoạn : II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Lựa chọn xem các ví dụ sau minh họa cho đặc điểm nào của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ?Ví dụ Không đồng đềuTheo giai đoạnTheo chu kìSự tăng cân của ngan Khối lượng của hợp tử lợn là 0,43mg , lúc đẻ ra nặng 1,3kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kgChu kì động dục của lợn là 21 ngày , ngựa là 23 ngàyQuá trình sống của lợn gồm các giai đoạn:Bào thai -> Lợn sơ sinh ->lợn nhỡ ->lợn trưởng thành XXXX II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI III.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôiDựa vào sơ đồ cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ?Điều kiện Ngoạicảnh Đặc điểm di truyền Thức ănKhí hậuChuồng trại, Chăm sóc Em hãy cho biết bò sữa Việt Nam khi chăm sóc tốt có cho sữa giống như bò sữa Hà Lan không?Bò sữa Việt NamBò sữa Hà LanKhông , vì sản lượng sữa do gen di truyền quyết địnhNếu nuôi thật tốt một con lợn Móng Cái có thể tăng khối lượng bằng con lợn Landrat không? tại sao?Lợn Landrat Lợn Móng CáiKhông . Vì trọng lượng tối đa của cơ thể do gen di truyền quyết định(200kg) (80kg) II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ?Các đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.Hiện nay người ta thường áp dụng những biện pháp nào để điều khiển một số đặc điểm di truyền của vật nuôi ?Bằng con đường phối giống có chọn lọc, kết hợp các biện pháp kĩ thuật, người ta tạo ra các dòng vật nuôi sinh trưởng và phát dục đúng yêu cầu.III.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Trong chăn nuôi muốn đạt năng suất cao phải làm gì ?Phải có giống tốt và kĩ thuật chăm sóc tốtNắm được các yếu tố này con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn. II.ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I.KHÁI NIỆM SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI III.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Cũng cố:1. Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là như thế nào ? - Sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.- Phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.* Có 3 đặc điểm:- Không đồng đều- Theo giai đoạn- Theo chu kì 2. Nêu đặc điểm của sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi ?Các đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi. 1.Biểu hiện sinh trưởng ở vật nuôi là :2. Biểu hiện phát dục ở vật nuôi là : a. Tăng khối lượng cơ thể. b. Phân hóa tạo ra cơ quan. c. Thực hiện chức năng sinh lí. d. Tất cả đều đúng. a. Thay đổi khối lượng cơ thể. b. Tầm vóc to, thịt nhiều, ít mỡ. c. Hoàn thiện về cấu tạo cơ quan sinh dục. d. Tất cả đều đúng.Khoanh tròn đáp án đúng nhất3. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi :a. Không đồng đềub. Theo giai đoạnc. Theo chu kìd. Cả 3 đặc điểm trên •Học bài và trả lời 2 câu hỏi SGK •Đọc bài 33 :+ Thế nào là chọn giống vật nuôi ? Ví dụ + Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi ? Nội dung từng phương pháp ?Dặn dò: