Mua trầu cau ở đâu hà nội

Mua trầu cau ở đâu hà nội

Về Phú Lễ, xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội hôm nay chúng ta sẽ được thấy một nét văn hóa truyền thống là tục ăn trầu của người Việt vẫn được cả làng giữ gìn trong nếp sống đời thường mà hiếm ngôi làng nào có được. Từ người già, thanh niên cho đến cả những đứa bé 9, 10 tuồi đều bỏm bẻm nhai trầu.

Đọc E-paper

1. Người Phú Lễ đi làm đồng, ngồi bán quán trước cửa chùa, cửa đình hay đơn giản đang tán chuyện ở nơi nào trong làng cũng đều phải có đĩa trầu, bình vôi làm bạn. Khách vào thăm các gia đình ở Phú Lễ không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy tất cả nhà nào nhà nấy đều có bình vôi và đĩa trầu đã têm sẵn để trên bàn.

Về đây, điều đầu tiên chúng tôi thấy là nhà nào cũng có cây cau, giàn trầu, người dân thì môi đỏ thắm. Khắp dọc đường toàn bã trầu không. Ông trưởng thôn Nguyễn Xuân Nho đã nhiệt tình đưa chúng tôi tới gặp một số vị cao niên trong làng để tìm hiểu về tục ăn trầu nơi đây.

Anh Kiều Cao Sơn - trưởng thôn Phú Lễ - vừa dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình vừa tâm sự: “Ở thôn chúng tôi miếng trầu không chỉ là đầu câu chuyện mà đã trở thành món ăn mang tính ẩm thực dân dã, một nếp sống sinh hoạt thường nhật. Vào nhà nào thấy bình vôi đầy đặn thì chứng tỏ gia đình đó an khang thịnh vượng, cha mẹ con cái hạnh phúc hiền hòa”.

Anh Sơn cho biết đó là quan niệm đã tồn tại hàng trăm năm nay ở làng rồi. Cả thôn có 364 hộ với hơn 1.400 nhân khẩu, thì theo thống kê của anh trưởng thôn hiện nay số người ăn trầu cau hàng ngày ở Phú Lễ vẫn còn phải chiếm tới gần 90%. Nhiều cụ cao niên ở Phú Lễ đã có thâm niên ăn trầu đến 70 - 80 năm.

Ông Nguyễn Thanh Dân (82 tuổi) vừa giã trầu vừa tâm sự : “Làng tôi có tục ăn trầu từ bao đời nay rồi. Ai cũng ăn chẳng kể già trẻ. Nếu không biết ăn thì chẳng phải người Phú Lễ. Như tôi thì nghiện thật một ngày phải ăn mấy chục miếng. Gần như miệng lúc nào cũng nhai trầu. Không ăn là thấy nhớ và thèm lắm”. Ông Dân cho biết mình đã ăn trầu từ khi lên 9 tuổi, đến nay cũng đã hơn 70 năm.

Dù đi làm hay đi chơi thì cái đầu tiên họ gói gém mang theo là miếng trầu, quả cau. Bà Phùng Thị Thêm (78 tuổi) bảo: “Chúng tôi ăn trầu đã thành thói quen nếu thiếu thì không thể chịu được. Đi đâu ra khỏi làng tôi phải có bọc trầu trong túi. Nếu cô mà về vào khoảng gần Tết âm lịch thì thấy nhà nào cũng có nong trầu phơi để phục vụ cho việc ăn trầu, tiếp khách trong những ngày Tết và lễ hội đầu năm”.

Mua trầu cau ở đâu hà nội
Người Phú Lễ gặp nhau là phải có dĩa trầu cau và bình vôi trên bàn

Trong cái hơi lạnh mùa đông, như biết ý định tò mò muốn học ăn trầu của chúng tôi, bà Thêm vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa cho biết: “Trầu có hai loại, một là trầu không, hai là trầu thuốc. Trầu thuốc thường dành cho các cụ già. Tức là trầu ăn kèm với thuốc lào. Bà Thêm bảo: “Ăn trầu kèm thuốc sẽ tạo ra vị đậm đà hơn, không nhạt miệng. Mà trầu thuốc làm chắc răng”.

Riêng trẻ nhỏ và người trung niên lại chỉ ăn trầu không. Anh Kiều Cao Thanh (ăn trầu từ khi lên 8 tuổi) nói: “Cũng lạ, chẳng biết trầu cau có chất gì mà tôi ăn đến nghiện. Mỗi khi vợ đi chợ tôi phải nhắc mua thật nhiều cau vì sợ hết. Mà sắp Tết rồi, vì có khách đến nhà chơi nên càng phải có trầu cau để mời chứ bánh kẹo thì chẳng cần.

Số người trong độ tuổi trung niên đến các cụ cao niên ở Phú Lễ hiện nay 100% vẫn ăn trầu hằng ngày. Trẻ con ở làng này cũng nhai trầu một cách thích thú. Em Lê Thành Nga (14 tuổi|) khoe: “Lần đầu tiên em học theo người lớn ăn trầu thế là bị say, đầu óc cứ quay cuồng tưởng sợ luôn. Ấy vậy mà sau lại cứ ăn như thường”. Còn bé Tuần 8 tuổi lại hồn nhiên nói: “Em thấy nhai trầu như nhai kẹo cao su ấy”.

Không chỉ có vậy, ở Phú Lễ, chúng tôi còn khá bất ngờ khi bắt gặp những bà lão vừa nhai trầu, vừa “bắn” thuốc lào, nhả khói rất điệu nghệ.

Thấy có đĩa trầu và chùm cau các bà, các mẹ để trên bàn, lũ trẻ đã nhao nhao tiến đến xin miếng ăn cho đỏ môi. Chúng hồn nhiên, cười đùa và quết một ít vôi lên lá trầu rồi cho miếng cau vào giữa cuốn lại rồi cho vào miệng ăn một cách rất tự nhiên, ngon lành.

Mua trầu cau ở đâu hà nội
Một bà lão vừa nhai trầu vừa "bắn" thuốc lào

2. Về Phú Lễ chúng tôi may mắn được diện kiến nhà giáo - kho văn hóa sống của làng đó là ông Kiều Cao Lâm (74 tuổi) và ông Nguyễn Đình Thiện (79 tuổi) - Chi hội trưởng chi hội người cao tuổi thôn.

Ông Lâm kể: "Xưa kia làng Phú Lễ có tên là Phú Hoa Thôn, ra đời từ thời vua Gia Long đầu thế kỷ XIX. Và cũng kể từ đó ngôi làng này đã xuất hiện tục ăn trầu. Người dân đều ý thức rằng đây là nét đẹp truyền thống văn hóa của làng quê nên rất coi trọng. Thậm chí nhiều cụ trong làng coi cây cau, giàn trầu như sức khỏe của mình nên khi nào cũng chăm chút cẩn thận để cây luôn xanh tốt. Ở đây con người ta đặc biệt rất coi trọng tình cảm và cung cách ứng xử với nhau. Mà điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua miếng trầu cau".

Trước đây mỗi đám cưới ở Phú Lễ, nhà gái thường thách cưới nhà trai bằng lễ vài nghìn quả cau (mà phải là loại cau to). Sau khi nhà gái thách cưới và có được số cau như mong muốn thì gia đình sẽ mang cau trầu đi tất cả các hộ trong làng để chia. Nhà nào cũng có phần.

Hiện nay để giảm nhẹ phần thủ tục thách, gia đình bên nhà gái thường chỉ yêu cầu 1.000 quả hoặc ít hơn. Gia đình bên nhà gái cũng không đi chia khắp làng nữa mà mời mọi người đến nhà mình ăn trầu.

Trong làng hễ có đám cưới, hỏi..., hay đám hiếu đều không thể thiếu đĩa trầu. Ngày thường ăn trầu chỉ cần lấy lá trầu quệt ít vôi quấn lại là ăn nhưng khi có đám thì cần tới cả một “đội ngũ” những người têm trầu cánh phượng.

Mua trầu cau ở đâu hà nội
Bình vôi, đĩa trầu cau và gói thuốc lào không thể thiếu trong mỗi nhà

Tuy rằng chưa bao giờ thành quy định của làng, của xã nhưng bà Kiều Thị Liên (76 tuổi) và một số người cao tuổi ở Phú Lễ kể rằng, trước đây nếu con trai, con gái sinh ra ở Phú Lễ đến tuổi trưởng thành mà không biết ăn trầu sẽ không lấy được vợ, không lấy được chồng. Nếu là người làng khác lấy vợ, lấy chồng về Phú Lễ thì có thể bỏ qua, nhưng đã là người Phú Lễ lấy nhau thì trong ngày đám cưới đều phải có thủ tục bổ đôi quả cau, miếng trầu ra chia cho cô dâu, chú rể ăn ngay trước mặt mọi người.

Người dân Phú Lễ khi có đình, đám thì dùng thơ ca mời trầu tinh tế lắm. Vừa nói bà Liên vừa ngâm nga hát cho chúng tôi nghe điệu mời trầu ở đám hội, đình, chùa: “Gặp đây! Gặp đây! ăn một miếng trầu. Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng...”. Còn ở đám cưới thì lại có cách mời khác: “Trầu này trầu tính trầu tình ăn vào cho đỏ môi ta, môi mình. Trầu này têm tối hôm qua, giấu cha giấu mẹ nay đem mời trầu,...”.

Khi nghe những điệu mời tha thiết này thì dù có là người không ăn cũng vẫn muốn cầm.

Bao đời nay, người Phú Lễ dù đi thoát ly đến nơi khác nhưng chẳng thể bỏ được miếng trầu đỏ môi. Chính từ những ý nghĩa cao đẹp trong tục ăn trầu cau của làng quê, ông giáo Kiều Cao Lâm đã viết lên nhiều vần thơ về trầu cau, cũng như tình làng nghĩa xóm ở Phú Lễ:

“Cô hàng xóm gói cho chùm than đỏ
Chút nửa rơm biết giữ gìn cho nhau
Chuyện buồn vui, điếu thuốc, miếng trầu
Bát chè xanh gọi mời nhau ới ả”

(Trích bài Hàng xóm - NXB Văn Học)

Hay:

“...Đôi bờ qua lại đã ngày trầu cau
Còn ai giặt áo chân cầu
Để cho tiếng sáo neo sầu bâng quơ...”

(Trích bài Tâm sự dòng sông - NXB Văn Học)

> Con nước đẹp miền Tây

> Đồng Cao - "Sa Pa" của Bắc Giang

Hà Nội là nơi chắt lọc tinh hoa, nét đẹp của mọi miền để tạo nên nét đẹp cho riêng mình. Người Hà Nội nổi tiếng sành ăn, sành mặc. Tục ăn trầu - một phong tục mà theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương dựng nước (thể hiện qua sự tích Trầu Cau) là một trong những nét đẹp văn hóa của người Tràng An.

Miếng trầu, quả cau có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Ăn trầu cũng là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ xa xưa.

Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không già, không non, vừa tới hạt. Mua trầu phải chọn lá hơi ánh vàng, nhỏ, dày, tươi. Vôi tôi thì phải chọn vôi xứ Đoài - Sơn Tây.

Mua trầu cau ở đâu hà nội
Người têm trầu cũng phải khéo léo từ lựa chọn trầu, lá trầu cho tới cắt tỉa thành cánh phượng. Ảnh: Hoài An

Cô Nguyễn Thị Hương có thâm niên hơn chục năm bán trầu cau ở chợ Đồng Xuân chia sẻ, "Đây là địa điểm bán trầu cau quanh năm cho người dân Hà Nội. Thường người dân mua trầu cau đều biết ngay địa chỉ này. Tết đến thì lượng khách mua có tăng lên nên trầu, cau cũng nhiều hơn. Giá cả có tăng chút xíu so với ngày thường".

Muốn têm trầu cánh phượng thì người ta phải gấp đôi lá trầu lại theo chiều dọc, sau đó đưa một nhát dao hơi xéo vào hai bên phiến lá, khoảng từ giữa lá lên phía cuống, nhưng không được để đứt.

Mua trầu cau ở đâu hà nội
Dao bổ cau phải sắc để bổ cau cho đẹp, hạt không bị long, bị vỡ. Ảnh: Hoài An

Phần giữa lá, xén bỏ hai bên mép lại cho thẳng như têm trầu ăn thường ngày, đoạn phết một chút vôi ở giữa, rồi cuộn lại; sau đó dùi một lỗ ở giữa cuộn trầu, xong gài cuống lá vào cho chặt.

Hai rẻo lá hình cong được cắt gần sát cuống lúc đầu, vì không cuộn nên vểnh lên trông như đôi cánh của con chim phượng.

Mua trầu cau ở đâu hà nội
Tỉa lá trầu phải nhanh, dứt khoát thì lá uốn mới đẹp được. Ảnh: Hoài An

Miếng trầu ngày xưa làm cho người ta gần gũi nhau, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu sẽ nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu, tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui, ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn.

Mua trầu cau ở đâu hà nội
Trầu têm cánh phượng còn được gọi là Trầu cánh quế. Ảnh: Hoài An
Mua trầu cau ở đâu hà nội
Trầu têm cánh phượng có màu xanh xen lẫn màu đỏ đem đến không khí Tết đang cận kề. Ảnh: Hoài An

Người sang ăn trầu têm cánh phượng đựng trong cơi sơn son. Người bình dân ăn trầu têm cuộn tròn hình kén, đơn giản. Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, xưa kia coi việc têm trầu là một nghệ thuật. Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong cách, tính nết cũng như nếp sống của một con người.

Huyền - Hòa - Mạnh - Duy