Mưa dông là gì

Không thể phủ nhận rằng, hệ thống chữ viết tiếng Việt vô cùng phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên bên cạnh tính thống nhất cũng tồn tại những nét dị biệt khá rõ ràng - thể hiện ở cách phát âm, dùng từ giữa các vùng.

Bạn đang xem: Mưa dông hay mưa giông

Điều này phần nào khiến cho các lỗi chính tả trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là lỗi phụ âm đầu "d/gi".

Và giờ bạn hãy thử trả lời xem, câu sau có sai lỗi chính tả không?

"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"

(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm)

hay:

"Trận siêu dông chiều qua đã "quần nát" cả một góc thành phố".

Hẳn nhiều người sẽ quả quyết rằng, chữ "giông tố" được sử dụng trong câu này có phần sai sai. Từ đúng phải là "dông tố" mới chính xác. Và điều này đồng nghĩa rằng, chữ "dông" trong "siêu dông" là đúng. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem "cơn dông" hay "cơn giông", "dông tố" hay "giông tố" mới chính xác.

"Dông tố" hay "Giông tố"/ "Cơn dông" hay "Cơn giông"

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa:"Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi..."

Từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩa danh từ "dông" - chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét.


Mưa dông là gì


Hay trong từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội Việt Nam 1988 định nghĩa: "dông" - có nghĩa là biến động mạnh của thời tiết bằng hiện tượng phóng điện giữa các đám mây lớn, thường có gió to, sấm sét, mưa rào, đôi khi có cả cầu vồng...

Các từ điển tiếng Việt từ nhiều năm trước chỉ có từ "dông" với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa như từ điển của (Huỳnh Tịnh Của, 1896; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931; Lê Văn Đức, 1970) hay một số từ điển hiện nay cũng coi "dông" là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999).

Tuy nhiên, một số từ điển như từ điển của Hoàng Phê (2006), Nguyễn Kim Thản (2005) lại chấp nhận cả hai phương án "dông" và "giông" - coi chúng như hai biến thể của cùng một từ.

Bởi lẽ đó mà không ít học giả cho rằng, từ "dông" mới là từ đúng nhất khi nhiều cuốn từ điển lại chỉ dẫn chiếu từ này.

Trong khi đó, từ "giông" chỉ bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến hơn kể từ khi cố nhà văn Vũ Trọng Phụng lấy "Giông tố" là nhan đề cho cuốn tiểu thuyết của mình vào năm 1937.


Mưa dông là gì


Chắc sẽ không ít người nhận định, một nhà văn tầm cỡ như Vũ Trọng Phụng sẽ thật hiểu từ, nghĩa từ và dùng từ chính xác chứ sao có thể "nhầm lỗi chính tả" để đặt "Giông tố" làm tựa sách cho mình. Và rồi, cái "lỗi chính tả" tưởng chừng như cực có lý này phải phù hợp với cảm xúc của người Việt lắm nên mới dễ dàng được chấp nhận và còn được dùng mãi cho đến ngày nay.

Điều này càng được chứng minh rõ hơn khi chỉ cần 5s search Google, bạn sẽ nhận thấy có đến hơn 336.000 kết quả được tìm thấy cho từ "giông bão", trong khi "dông bão" lại chỉ nhận được có 172.000 kết quả.

Xem thêm: Câu Hỏi Cho Các Nhóm Sinh Vật Sau : (1) Nấm Nhầy, Cho Các Nhóm Sinh Vật Sau: (1) Nấm Nhầy


Mưa dông là gì


Mưa dông là gì


Hay ngay cả trường hợp "dâu da", nhiều người thường viết là "dâu da" chứ ít khi viết là "giâu gia". Nhưng trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, mục từ "dâu da" (tr 241) lại viết là "dâu da x. giâu gia" (x. viết tắt từ xem). Lật tiếp sang mục từ "giâu gia" (tr.383) thì lại thấy ghi "giâu gia x. dâu da" - cây to cùng họ với trầu, lá hình bầu dục, quả tròn, mọc từng chùm, ăn hơi chua".

Trong "Đại từ điển Tiếng Việt" của Nguyễn Như Ý cũng cho thấy tình trạng tương tự, "dâu da Nh. Giâu gia" (Nh: như) và "giâu gia: Cây dại mọc trong rừng hoặc trồng lấy quả ăn, thân gỗ cao tới 12-15m, lá thường tụ ở cuối cành, hình bầu dục ngược hay hình thoi, hoa đực mọc thành chùm, quả mọng nhẵn, có 1-4 hạt ăn ngon ngọt (khi chín) gỗ trắng xám không bền, có thể dùng làm trụ mỏ, cột nhà".

Nhưng sự thật... bạn có hay - đây được coi là một hiện tượng trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt hiện nay - mang tên "lưỡng khả" - nghĩa là viết cách nào cũng đúng.

Hiện tượng "lưỡng khả" trong cách sử dụng từ ngữ tiếng Việt

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh - Phó trưởng khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ trong chương trình "Trong sáng cùng Tiếng Việt", hiện tượng "lưỡng khả" có nghĩa là người dùng chấp nhận cả hai khả năng, hai biến thể ngữ âm trong cùng một từ, từ đó sẽ có hai cách viết chính tả khác nhau.

Bởi vậy mà khá nhiều từ điển đã chấp nhận song song hai cách viết "dông tố" và "giông tố" trong từ điển của mình.

Chỉ tính riêng những từ có âm đầu "d/gi", ta cũng có thể thống kê được tới khoảng 50 trường hợp lưỡng khả - tức là đều có thể viết âm đầu là "d" hoặc "gi" được ghi nhận trong từ điển. Một số (cặp) từ tiêu biểu đó là: dàn/giàn (mướp); (trôi) dạt/giạt; (đánh) dậm/giậm; giậm/dậm (chân); dội/giội (nước); (mài) dũa/giũa...

Vậy nguyên nhân nào khiến cho hiện tượng lưỡng khả này "xuất đầu lộ diện". Theo một vài nghiên cứu của GS.TS.NGND Nguyễn Tài Cẩn - một trong những chuyên gia hàng đầu ngành Ngôn ngữ học Việt Nam, hiện tượng này xuất hiện vào đầu thế kỷ 17, hai âm được ghi bằng 2 ký tự và tổ hợp ký tự khác nhau là "d" – "gi" này dùng để ghi 2 âm khác nhau.

Nhưng về sau, do hai âm này đọc giống nhau, nên từ đó nảy ra hiện tượng bị lẫn lộn giữa 2 cách dùng. Và ở trong trường hợp này, chúng ta sẽ chấp nhận cả hai cách viết.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn:

- Hoàng Phê - chủ biên (1995), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, ĐN.

Xem thêm: Tải Giáo Án Công Nghệ 11 Bài 15 : Vật Liệu Cơ Khí, Bài Giảng Môn Học Công Nghệ Lớp 11

- Nguyễn Như Ý - chủ biên (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb VHTT, HN.

a, Nguyên nhân gây ra mưa dông

Dông được hình thành do sự phóng điện trong các đám mây dày đặc, tạo thành sấm chớp, đôi khi đi kèm với gió mạnh và mưa rào. Nguyên nhân gây ra dông là trong mùa hè, mặt đất bị nóng lên do hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời làm cho các luồng không khí nóng và ẩm bốc lên cao, không khí có nhiệt độ thấp hơn tràn tới ở phía dưới. Đây là một dạng đối lưu hình thành dông nhiệt. Trường hợp không khí nóng và ẩm bốc lên cao dọc theo sườn núi, gọi là dông địa hình. Khi lên đến một độ cao nào đó, các đám mây tích điện chạm nhau gây lên sấm chớp, nhiệt độ khối không khí giảm gây lên các trận mưa rào lớn.

b, Đặc điểm mưa dông ở Việt Nam

Thông thường, mưa dông thường không xuất hiện đơn lẻ, mà mưa dông thường đi kèm với các cơn bão. Ở Việt Nam cũng có đặc điểm tương tự, khi các cơn bão xuất hiện thường kèm theo những cơn mưa rào và dông mạnh. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của những cơn gió từ biển thổi vào, kết hợp thời tiết trong đất liền có những rãnh áp thấp gây mưa, tạo ra những hiện tượng thời tiết thất thường.

Mưa dông là gì
Sau buổi chiều ngày 13/6, một thắc mắc lại nổi lên khi trên các báo có những cách viết khác nhau: “cơn dông” và “cơn giông”.

Hiện tượng từ vựng tiếng Việt âm đầu "d - gi"

Từ “dông” thành “giông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì định nghĩa: “Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi...”

Tuy nhiên, Từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩ danh từ “dông” – “chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét”.

Mưa dông là gì

Trung tâm Khí tượng Thủy văn chỉ sử dụng từ “dông” trong các bản tin của mình.

Phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu, khi thông tin về kiến thức cũng viết “Kiến thức phổ thông về dông, sét” – “Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thăng. Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km...”

Theo phân tích trên trang thông tin tìm hiểu về từ nguyên (tunguyenhoc.blogspot.com), thì: Các từ điển xưa chỉ có “dông” với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huỳnh Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377).

Một số từ điển hiện nay cũng coi “dông” là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548).

Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả “dông” và “giông”, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403).

Trang thông tin tunguyenhoccũng giải thích “Có vẻ như dạng sai chính tả bắt đầu xuất hiện nhiều lên kể từ khi Vũ Trọng Phụng cho xuất bản quyển tiểu thuyết  lấy nhan đề là “Giông tố” vào năm 1937. Tác phẩm như “Giông tố” và nhà văn tầm cỡ Vũ Trọng Phụng nhất định phải có vai trò quan trọng trong việc phổ biến cách viết sai. Tuy nhiên cái lỗi chính tả đó cũng phải phù hợp với cảm thức của người Việt nên nó mới dễ dàng được chấp nhận như ta thấy hiện nay”.

Tiến sĩ hay tiến sỹ?

Không phải chỉ có dông/ giông mới gây bối rối, mà tiếng Việt còn hàng loạt từ ngữ khó phân định lỗi và hay mắc - hoặc dùng được cả 2, chủ yếu đối với các từ có phụ âm đầu là d/gi, nguyên âm là i/ y.

Ví dụ như "giậm chân" hay "dậm chân", “giùm” hay “dùm”, “giấu giếm” hay “dấu diếm”, "giang tay" hay "dang tay". Trong một số trường hợp, từ bị cho là sai chính tả lại chiếm ưu thế áp đảo. Như, từ điển xưa nay chỉ có “giùm”, không có “dùm”, nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng.

Trên thực tế tần số của “giông tố” đè bẹp khả năng xuất hiện của “dông tố”. 

Mưa dông là gì

Mưa dông là gì

Google cũng khuyến cáo người dùng nên tìm kiếm “giông tố” thay vì “dông tố”...

Hiện nay, người ta vẫn còn lúng túng trong việc chọn i ngắn và y dài trong một số trường hợp. Cụ thể là khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/. Và do đó vẫn tồn tại hai cách viết: hi vọng/ hy vọng, kĩ thuật/ kỹ thuật, lí luận/ lý luận, mĩ thuật/ mỹ thuật, công ti/ công ty, sĩ quan/ sỹ quan, tiến sĩ/ tiến sỹ…

Giáo trình "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến) viết: “Trong chính tả hiện nay đang có những trường hợp cùng một âm vị nhưng được viết tùy tiện theo hai cách khác nhau. Đó là cách viết lung tung i/y và d/gi”. Và tác giả đề nghị: “Thống nhất viết nguyên âm – âm chính /i/ bằng chữ cái “i”, ví dụ: lí luận, kĩ thuật, mĩ thuật…”.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trần Ngọc Thêm, lúc đầu cũng ủng hộ nhất loạt viết i ngắn, nhưng về sau chính ông đã nhận thấy, chỉ xét riêng về mặt văn hóa, đã không ổn. Góp ý cho sách giáo khoa lớp 4 mới (2005), ông chỉ ra việc nhất loạt viết i ngắn là một chủ trương cực đoan và không thích hợp, nhất là khi gặp tên riêng, vì ở đó phải tôn trọng truyền thống và tự do cá nhân. Và năm sau, NXB Giáo dục đã sửa cách viết tên riêng theo hướng này. (Viết Chương Mỹ, Lý Tự Trọng thay cho Chương Mĩ, Lí Tự Trọng)

Học giả Cao Xuân Hạo, không tán đồng chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài, cũng như chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ nói chung. Ông đánh giá: “Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như da và gia, lý và lí (trong lí nhí). v.v.. Đáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều”.

Trong một bài viết đăng trên tập chí Thế giới trong ta, tác giả Đào Tiến Thi nhận định: “Những người thiên về góc nhìn ngữ âm học cho rằng cả hai chữ i ngắn và y dài trong các trường hợp trên đều ghi âm /i/ nên bản chất không có gì khác nhau cả, vậy nên tốt nhất là nhập hai cách viết đó làm một cho nhất quán và giản tiện...

Nhưng xã hội cũng không dễ gì chấp nhận những đề nghị nói trên, dù có những lý do hợp lý nhất định. Tuy đại đa số không có lý thuyết về ngôn ngữ học, nhưng bằng ngữ cảm bản ngữ, người ta cũng nhận thấy viết nhất loạt i ngắn như mất mát, thiếu hụt cái gì đó, cho nên cách viết y dài vẫn được duy trì ở chỗ này chỗ khác”.

Theo ông Thi, nếu triệt để vận dụng nguyên tắc ngữ âm học như trên, tuy được một vài cái tiện nhất định thì lại mất rất nhiều cái lợi khác.

“Thứ nhất, nó mất đi sự trong sáng. Ví dụ, nếu đồng nhất viết gia đình cũng như da thịt, lý sự cũng như lí nhí sẽ mất sự phân biệt nghĩa và mất cả sự đánh dấu về từ nguyên.

Thứ hai, nó mất đi sự phong phú. Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa là “năm Tý, năm Chuột”. Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài để thể hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ (kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo)...

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nó mất đi vẻ đẹp văn hóa.

Đấy là điều giải thích vì sao với rất nhiều lời kêu gọi của nhiều nhà ngôn ngữ học, với hàng loạt giáo trình, sách giáo khoa chỉ ra sự “bất hợp lý” mà sự “bất hợp lý” vẫn tồn tại! Cuộc sống bao giờ cũng có sự lựa chọn khôn ngoan, chống lại những giáo điều, duy ý chí”.

VietNamNet vừa nhận được bài viết của  ông Đỗ Thành Dương, Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ (Trường Dự bị đại học dân tộc trung ương Nha Trang) về vấn đề này. Đây là nội dung mà ông đã trình bày trong hội thảo về chính tả toàn quốc cuối tháng 12/2014.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM NỘI DUNG BÀI VIẾT.