Một trong những tác động to lớn khi sử dụng máy móc trong sản xuất là gì

التزامنا بالخدمة ليس شعارًا ولكنه عمل حازم. تحقيقا لهذه الغاية ، قمنا بإنشاء نظام ضمان خدمة هائل ومنهجي وموحد لضمان المعالجة المناسبة وفي الوقت المناسب لكل عنصر خدمة.

أينما كنت ، محليًا أو خارجيًا ، يمكنك الاتصال بنا في أي وقت لأننا أنشأنا فريق خدمة استشارية عبر الإنترنت للعملاء.

التكليف لضمان القبول الناجح لخط الإنتاج

“Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hoá, hiện đại hoá hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh” là một trong những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Kon Tum theo Kế hoạch số 436/KH-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sản xuất thông minh, bài viết sau đây sẽ giới thiệu đôi nét về sản xuất thông minh và các lợi ích của nó đối với doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Sản xuất thông minh (smart manufacturing) là sự kết nối các máy móc, thiết bị, các công đoạn sản xuất và các bộ phận sản xuất bằng công nghệ số thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giải quyết các vấn đề tại công xưởng sản xuất, đối ứng nhanh, linh hoạt với những yêu cầu mới từ thị trường.

Sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp sản xuất theo quy trình, tăng độ chính xác, dễ dàng kiểm soát dữ liệu dựa trên hệ thống máy móc điều khiển. Nguyên tắc sản xuất tinh gọn được kết hợp với các thiết bị sản xuất tự động để quá trình sản xuất hiệu quả hơn, đạt năng suất cao hơn. Đây được xem là xu thế trong tương lai.

Sản xuất thông minh bao gồm sự phát triển thông minh của hệ thống quản lý, điều hành được số hóa trên 3 nội dung:

1. Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) tích hợp thông tin trên toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất từ giai đoạn ý tưởng thiết kế - phát triển sản phẩm (ideation), qua thực hiện sản xuất (realization) cho tới giai đoạn sử dụng (utilization) bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đối với sản phẩm và máy móc – nhà xưởng.

2. Quản lý hoạt động sản xuất (MOM) số hóa quá trình hoạt động sản xuất từ việc thu thập dữ liệu sản xuất phát sinh, tối ưu hóa kế hoạch và lịch trình sản xuất, đến bảo đảm chất lượng sản xuất và cung cấp thông tin minh bạch cho quản lý điều hành.

3. Tự động hóa (AUTOMATION) hay điều khiển tự động bằng các công nghệ làm giảm sự can thiệp của con người vào các quy trình sản xuất, thông qua việc xác định trước các tiêu chí quyết định, các mối quan hệ của quy trình phụ và các hành động liên quan (thể hiện những xác định trước đó trong phần mềm quản lý máy móc).

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất thông minh

- Loại bỏ lãng phí

Việc thiết lập và lập trình thiết bị đúng cách sẽ giúp loại bỏ việc phải làm lại sản phẩm, giảm thiểu lượng phế liệu được tạo ra. Những công nhân vận hành có tay nghề cao nhất cũng không thể đạt được hiệu quả như tự động hóa trên bất kỳ quy trình thông thường nào.

Các máy móc tự động được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác cùng một lúc, do đó không cần phải di chuyển vật liệu sau mỗi giai đoạn sản xuất, các sản phẩm hoàn chỉnh có thể gửi trực tiếp đến nơi lưu trữ mà không cần sự can thiệp của con người.

- Hỗ trợ công tác quản lý

Kết nối thiết bị, máy móc trong nhà máy với hệ thống quản lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho việc báo cáo tình trạng sản xuất. IoT (Internet vạn vật) cho phép con người tập trung hơn vào công việc sản xuất nhờ loại bỏ việc báo cáo các hoạt động không cần thiết.

- Kiểm soát chi phí

Sản xuất thông minh giúp thực hiện các công việc tương tự với ít nhân công và ít máy móc thiết bị hơn. Một cách dễ dàng để tăng tự động hóa trong công nghệ sản xuất thông minh đó là thông qua robot và các máy móc tự động khác được thiết kế để hoạt động phối hợp cùng với con người. Hơn nữa, chi phí đầu tư cho robot vừa thấp mà mang lại hiệu quả nhanh.

- An toàn cho công nhân

Thực hiện tự động hóa trong sản xuất thông minh đảm bảo an toàn hơn cho người lao động vì con người không cần hoặc rất ít phải tác động trực tiếp trong sản xuất. Hệ thống sẽ tự động nhập, lưu trữ, xử lý và truy xuất dữ liệu tự động và cần rất ít sự can thiệp trực tiếp của con người.

- Tối ưu hóa năng suất

Việc nhân viên lao động nghỉ việc có tác động lớn đến năng suất lao động. Nhưng với tự động hóa việc nhân viên vắng mặt tạm thời hoặc nghỉ trong thời gian dài vẫn có thể đảm bảo quy trình làm việc, hoạt động sản xuất ổn định. Do vậy, hoạt động sản xuất sẽ ít phụ thuộc hơn vào người lao động, giúp tối đa hóa năng suất sản xuất.

- Hợp lý hóa quy trình sản xuất

Sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp sản xuất theo quy trình, tăng độ chính xác, dễ dàng kiểm soát dữ liệu dựa trên hệ thống máy móc điều khiển. Thực hiện các nguyên tắc sản xuất tinh gọn kết hợp với các thiết bị sản xuất tự động để quá trình sản xuất hiệu quả, năng suất cao hơn.

 

Một trong những tác động to lớn khi sử dụng máy móc trong sản xuất là gì

 (Xưởng sản xuất của Công ty cổ phần nước giải khát Ngọc Linh

– Địa chỉ: xã Đăk Pek, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum)

Các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum nếu có nhu cầu “hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hoá, hiện đại hoá hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh”, đề nghị liên hệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum (qua Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà B, Khu Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum (Phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Điện thoại: 02603.862.518 để được hướng dẫn.

Hồng Vân

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra một giai đoạn mới của sự tự động hóa cấp độ cao, được dự đoán sẽ có ảnh hưởng lớn đến công việc và kỹ năng của người lao động, đặc biệt trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Hỗ trợ sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội tại Việt Nam từ năm 1990, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) phỏng vấn chuyên gia về lao động, tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan, về kết quả nghiên cứu của bà về quá trình tự động hóa trong ngành may mặc và giày dép tại Việt Nam, cũng như nhận định của bà về những rủi ro người lao động sẽ gặp phải trong 5-10 năm tới.

Tự động hóa tăng trong ngành may mặc là một chủ đề được thảo luận nhiều. Tại sao chúng ta vẫn cần phải tiếp tục nhìn nhận sâu hơn về điều đó?

Tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan: Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp là một bước tự động hóa cao hơn. Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tự động hóa là thay thế việc làm tay chân bằng máy móc. Tuy nhiên, máy móc chỉ cạnh tranh với con người về năng lực thể chất, nhưng đồng thời lại tạo ra việc làm mới là việc làm trí óc-những công việc đòi hỏi khả năng nhận thức. Nhận thức và tư duy của con người là cái riêng mà máy móc không thể thay thế được. Ví dụ: nghề dệt vải, bắt đầu từ dệt đan bằng tay, đến máy dệt đạp bằng chân, đến máy dệt bằng sức nước, rồi máy dệt chạy bằng điện và đến nay xuất hiện máy dệt điều hành bằng máy tính/ phần mềm, nhưng tất cả các bước tự động hóa này vẫn cần tới con người để vận hành máy, thiết kế sản phẩm, thiết kế hoa văn trang trí, kiểm tra lỗi sản phẩm, v.v… Chỉ con người mới có thể học tập và giao tiếp với nhau, hiểu được cảm xúc của nhau để thiết kế ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhau. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một bước tiến vượt bậc về tự động hóa, bởi giờ đây tự động hóa không chỉ lấy đi việc làm tay chân mà còn có khả năng lấy đi phần lớn việc làm cần trí óc của con người. Các công nghệ cảm ứng, học máy, trí tuệ nhân tạo, chúng giúp cho máy móc có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi cá nhân. Rất nhiều việc làm trí óc hiện nay đều có thể được thực hiện bằng máy; nếu để công nghệ phát triển “tự do” thì rất có thể một ngày nào đó sẽ không còn việc làm cho con người.

Chúng ta cần nhìn nhận sâu về vấn đề này vì có rất nhiều khía cạnh tác động của công nghệ tới con người, cả tích cực và tiêu cực. Trong ngành may mặc và giày dép, trong khi lợi thế sức lao động vẫn áp đảo chi phí công nghệ, công nghệ rất có thể được sử dụng để kiểm soát con người nhằm tăng năng suất và hiệu quả quản lý. Camera có thể được lắp đặt khắp nơi làm việc để giám sát năng lực, thái độ và hành vi của người lao động. Thậm chí tại một số nước xuất hiện việc một số doanh nghiệp trang bị găng tay, áo bảo hộ lao động gắn chip, mục tiêu ban đầu là theo dõi thao tác và tốc độ công việc để cải tiến công nghệ, nhưng đồng thời cũng giám sát năng lực cá nhân của mỗi người lao động. Quyền tự do cá nhân bị mất đi khi ứng dụng công nghệ. Dữ liệu cá nhân về năng lực làm việc, thái độ và hành vi của người lao động đều được lưu trữ, từ đó dẫn tới sự kiểm soát người lao động bởi dữ liệu cá nhân có thể được dùng để đe dọa nếu người lao động có ý định chuyển việc hoặc chống lại doanh nghiệp. Điều này tạo áp lực công việc và stress mới cho người lao động. Dữ liệu cá nhân thậm chí có thể được bán, trở thành một thứ hàng hóa kiếm tiền của doanh nghiệp.

Ranh giới giữa sử dụng công nghệ để quản lý người lao động và sử dụng công nghệ để kiểm soát người lao động là rất nhỏ, đòi hỏi các bên phải thiết lập các quy tắc chặt chẽ, minh bạch, cần có sự tham gia của người lao động và công đoàn trong quá trình sử dụng công nghệ và dữ liệu liên quan tới người lao động tại nơi làm việc.

Trong nghiên cứu của chị về tự động hóa ngành giầy dép, bà có đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ, doanh nghiệp, công đoàn và người lao động. Trong các yếu tố đó, bà thấy cần phải ưu tiên tác động đến yếu tố nào để hỗ trợ người lao động trước tự động hóa?

 Tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan: Khó có thể có một giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này. Ngành may mặc và giày dép đều là ngành thâm dụng lao động, và kết quả khảo sát cho thấy khả năng tự động hóa sẽ gia tăng trong vòng 5-10 năm tới. Mặc dù vậy, dự báo về triển vọng phát triển tốt của cả hai ngành này sẽ giúp cho số lượng việc làm chưa bị sụt giảm và người lao động có thể chưa mất việc do tự động hóa. Người lao động bị dôi dư từ các bộ phận tự động hóa có thể được chuyển sang các bộ phận mở rộng sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguy cơ lớn hơn sẽ diễn ra sau đó, trước mắt lợi thế giá lao động thấp so với giá công nghệ sẽ vẫn khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động cho mở rộng sản xuất hơn là đầu tư cho tự động hóa ở mức độ cao hơn. Nhưng khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng khi giá công nghệ bắt đầu giảm xuống và doanh nghiệp dịch chuyển sang đầu tư tự động hóa ở mức độ cao hơn. Vì vậy, cần ưu tiên thực hiện chính sách kép, bao gồm: giảm bớt kích thích bằng lao động giá thấp (thông qua chính sách tăng lương và giảm giờ làm) để khuyến khích chuyển đổi công nghệ đi kèm với hỗ trợ và đào tạo chuyển đổi tay nghề cho người lao động nhằm tạo ra sự dịch chuyển từ từ và bền vững. Phát triển bền vững cần được coi trọng tâm vì không chỉ nguy cơ của tự động hóa mà cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng cho thấy việc sử dụng đông lao động giá thấp là không bền vững bởi thực tế người lao động “ráo mồ hôi là hết tiền”, không có tích lũy và phải dựa vào sự trợ giúp của cộng đồng và xã hội. Nên coi Covid-19 là cơ hội để không lặp lại con đường đã đi, giảm dần lợi thế thâm dụng lao động giá thấp trong các ngành sản xuất xuất khẩu.

Thông qua hai nghiên cứu tự động hóa trong ngành may mặc và giầy dép, bà đánh giá thế nào về tương lai gần của người lao động Việt Nam trước bối cảnh tự động hóa?

Tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan: Nếu không có sự thay đổi tư duy trong thực hiện chính sách kép như đã nói ở trên thì tương lai gần của đa số người lao động Việt Nam trong ngành may mặc và giày dép là sẽ vẫn miệt mài kiếm sống từng đồng bằng các công việc giản đơn và đối mặt với nguy cơ mất việc mà không có sự chuẩn bị. Kết quả khảo sát cho thấy các kỹ năng việc làm trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư khi máy móc, thiết bị công nghệ mới được đưa vào là rất khác so với kỹ năng hiện tại người lao động đang có, trong đó đặc biệt đòi hỏi đa kỹ năng, không chỉ kỹ năng chuyên môn ngành nghề mà còn cả kỹ năng tin học, ngoại ngữ và tư duy hệ thống như tư duy phản biện, sáng tạo, xử lý và giải quyết vấn đề hệ thống, v.v…. Với người lao động trong ngành may mặc và giày dép hiện nay, đa số đều là lao động giản đơn, việc đào tạo các kỹ năng mới và đạt yêu cầu ở trình độ cao không phải là dễ dàng. Hiện nay, việc đào tạo cho người lao động ở các doanh nghiệp chủ yếu mới chỉ dừng ở đào tạo để đáp ứng các kỹ năng của hiện tại chứ chưa kết hợp đào tạo để đáp ứng kỹ năng của tương lai. Quyết định thay đổi công nghệ là tức thì, việc mua sắm thay thế công nghệ, một khi đã quyết định, sẽ không mất nhiều thời gian, nhưng đào tạo lại cần có thời gian. Nhìn từ góc độ của người lao động, đây sẽ là một thách thức rất lớn nếu họ không được chuẩn bị trước.