Một số chính sách động viên nông dân vươn lên làm giàu

Hiện nay nhà nước đang khuyến khích?

A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.

B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

C. Đưa nông dân vào làm trong các hợp tác xã nông nghiệp.

D. Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Đáp án đúng B.

Hiện nay, nhà nước đang khuyến khích phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, chính sách phát triển nông nghiệp là cơ sở động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.

 Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp. Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày.

+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.

+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.

– Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn hóa.

– Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo lớn.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

– Thuận lợi:

+ Cây trồng phát triển quanh năm.

+ Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

– Hạn chế:

+ Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.

+ Khó khăn cho thu hoạch, …

+ Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán…

Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

– Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.

– Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

Các điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng được cải thiện, có vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.

Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, khoảng 60% (năm 2003). Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo trong lao động.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

Chính sách phát triển nông nghiệp là cơ sở động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Ví dụ như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

Khó khăn:

+ Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

+ Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

Nhằm động viên, khích lệ cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, chung tay xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2022-2027 với các nội dung thi đua sau:

1. Đối với tập thể (Từ chi hội Nông dân trở lên)

- Thi đua đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trong cán bộ, hội viên, nông dân các cấp; động viên, khích lệ cán bộ, hội viên nông dân hăng say thi đua lao động sản xuất, kinh doanh chung tay xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung nguồn lực hỗ trợ cho nông dân phát triển nông nghiệp toàn diện; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; vận động nông dân liên kết với nhau để xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với thực tiễn tại địa phương, phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, kinh tế tập thể, kinh tế trang trại... nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu.

- Thi đua đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, quảng bá sản phẩm cho nông dân thông qua việc làm cầu nối liên kết hợp tác giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với các đơn vị, doanh nghiệp, hỗ trợ nông dân các yếu tố cung cầu trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông qua các hợp đồng hợp tác, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân; hình thành các diễn đàn của nông dân để trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, thông tin thị trường nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết đạt hiệu quả kinh tế cao.

 - Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp Hội Nông dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc đồng hành và hỗ trợ đối với nông dân, tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới.

- Phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, hộ hội viên nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi, chung tay xây dựng nông thôn mới. Tôn vinh, nhân rộng các hộ gia đình, nông dân tiêu biểu có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, có đóng góp lớn cho xã hội.

2. Đối với các hộ gia đình, nông dân

- Thi đua gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

- Thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa, lợi nhuận cao. Hình thành các mô hình liên kết sản xuất lớn, các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh theo chuỗi... góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung đạt năng suất cao, tiêu chuẩn an toàn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Thi đua phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, tham gia đóng góp sức người, sức của xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn cho địa phương, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Theo Kế hoạch, vào Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10) hàng năm, tỉnh sẽ tổ chức Khen thưởng cho 10 tập thể tiêu biểu và 130 cá nhân gồm: 95 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh tiêu biểu, 35 hộ nông dân nghèo vượt khó tiêu biểu.

Trong đó, tập thể được bình xét là tiêu biểu trong thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” phải đạt các tiêu chí sau:

- Vận động ít nhất 65% hộ hội viên, nông dân trong địa bàn đăng ký tham gia phong trào thi đua Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Cuối năm có ít nhất 50% số hộ (so với tổng số hộ đăng ký) đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

- Hàng năm tham gia giúp đỡ để góp phần giảm trên 10% số hộ nghèo là hội viên nông dân theo chuẩn mới của tỉnh (giai đoạn 2020-2025).

- 95% số hộ hội viên, nông dân trên địa bàn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết và chương trình công tác của Hội đề ra. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống xã hội.

- Có ít nhất 95% số hộ hội viên, nông dân được công nhận là gia đình văn hoá.

- Là đơn vị vững mạnh xuất sắc.

- Hàng năm tiến hành sơ, tổng kết, biểu dương khen thưởng nhân rộng phong trào.

Tiêu chí để khen thưởng các cá nhân hộ gia đình nông dân trên địa bàn tỉnh bao gồm:

- Là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, hàng năm có đăng ký danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi do Hội Nông dân các cấp phát động.

- Là hộ nông dân gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Tích cực tham gia các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động, có ý thức xây dựng tổ chức Hội và được công nhận là gia đình văn hóa.

- Năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường nông thôn.

- Đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh; tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tích cực giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

- Tổng thu nhập hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh phải đạt gấp 3 lần cấp cơ sở so với mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định.

- Hàng năm hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho ít nhất 15 lao động trở lên.

- Hàng năm giúp đỡ được ít nhất 10 lao động có việc làm và 5 lượt hộ khó khăn về kiến thức KHKT, kinh nghiệm sản xuất, vốn, vật tư để phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Là hộ nông dân nghèo tiêu biểu trong việc thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Công tác Khen thưởng cấp cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp căn cứ điều kiện của địa phương để quy định tiêu chuẩn và số lượng cụ thể đối với những tập thể và cá nhân được khen thưởng tại cấp mình và hướng dẫn Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân cấp xã thực hiện.

(Nguồn: Kế hoạch số 97/KH-UBND)