Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt 12cm thì mắt không phải điều tiết

Các câu hỏi tương tự

Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt ở trong khoảng từ 20 cm đến 45 cm. Người này dùng kính lúp có độ tụ 20 dp để quan sát một vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Mắt cách kính 10 cm. Năng suất phân li của mắt người đó là 3. 10 - 4  (rad). Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người đó còn có thể quan sát được qua kính lúp gần giá trị nào nhất sau đây?

A.  17 μm.

B.  15 μm.

C.  13 μm.

D.  18 μm.

Một mắt cận có điểm Cv cách mắt 50 cm. Để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở vô cực thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ D1. Để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở cách mắt 10 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ D2. Tổng (D1 + D2) gần giá trị nào nhất sau đây?

A. -4,2dp. 

B. -2,5dp.

C. 9,5 dp.

D. 8,2 dp.

Một mắt cận có điểm C v cách mắt 50cm. Để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở vô cực thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ D 1 . Để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở cách mắt 10 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ D 2 . Tổng D 1 + D 2 gần giá trị nào nhất sau đây?

A. -4,2dp. 

B. -2,5dp. 

C. 9,5 dp.

D. 8,2 dp.

Một người cận thị có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 10 cm đến 25 cm, dùng kính lúp tiêu cự 5 cm để quan sát vật nhỏ AB ở trạng thái không điều tiết. Khi đó vật AB vuông góc với trục chính và cách mắt 9 cm. Khi đó khoảng cách từ kính đến mắt là ℓ và độ bội giác của ảnh khi đó G thì giá trị của ℓG gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 21 cm.

B. 12 cm.

C. 25 cm.

D. 38 cm.

Một người lớn tuổi có thể nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết. nhưng muốn đọc được dòng chữ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ 1 (dp). Biết kính đeo cách mắt 5 cm. Khoảng cực cận của mắt người đó là

A. 100/3 cm.

B. 100/7 cm.

C. 30 cm.

D. 40 cm.

Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10 cm đến 50 cm. Để có thể nhìn các vật rất xa mà mắt không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính có độ tụ bằng bao nhiêu; khi đó khoảng cách thấy rỏ gần nhất cách mắt một khoảng

A. -2dp; 12,5cm

B. 2dp; 12,5cm

C. -2.5dp; 10cm

D. 2,5dp; 15cm

Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của một mắt bình thường là 1,5 cm. Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc mắt không điều tiết thì khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng: ΔD = (16 – 0,3n) dp (với n là số tuổi tính theo đơn vị là năm). Độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 là D m a x  và khoảng cực cận của mắt ở độ tuổi đó x (m). Tích x D m a x  gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 14

B. 16

C. 12

D. 10

Những câu hỏi liên quan

Một người lớn tuổi có thể nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết, nhưng muốn đọc được dòng chữ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ 1 (dp). Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó từ trạng thái không điều tiết đến ứạng thái điều tiết tối đa là

A. 4,2dp

B. 2 dp

C. 3dp

D. 1,9 dp

Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt 12 cm thì mắt không phải điều tiết. Lúc đó, độ tụ của thuỷ tinh thể là 62,5 (dp). Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 1,8 cm.

B. 1,5 cm. 

C. 1,6 cm. 

D. 1,9 cm.

Một mắt bình thường về già. Khi điều tiết tối đa. Tính độ tụ của thấu kính phải mang ( cách mắt 2 cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm không điều tiết. thì tăng độ tụ của thể thủy tinh thêm 1dp. 

Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính có độ tụ 1 dp thì đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất là 25 cm (mắt sát kính). Xác định độ biến thiên của độ tụ mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa.

Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa là:

A. 12dp

B. 5dp  

C. 6dp

D. 9 dp

Một người mắt bình thường có tiêu cự biến thiên từ 14mm đến fmax. Biết khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15mm. Tìm khoảng cực cận của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa.

A. OCc = 200mm, ∆ D = 4 , 67 dp

B. OCc = 200mm, ∆ D = 4 , 76 dp

C. OCc = 210mm, ∆ D = 4 , 67 dp

D. OCc = 210mm,  ∆ D = 4 , 76 dp

Một người mắt không có tật, có điểm cực cận cách mặt x   m . Khi điều tiết tối đa thì độ tụ của mất tăng thêm 1 d p  so với khi không điều tiết. Độ tụ của thấu kính phải đeo để nhìn thấy một vật cách mắt 25 c m  trong trạng thái điều tiết tối đa là D. Giá trị của D gần nhất với giá trị nào sau đây? Biết rằng kính đeo cách mắt 2cm.

A.2

B.4,2

C.3,3

D.1,9

Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50m

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Mắt (có đáp án) !!

Lớp 11 Vật lý Lớp 11 - Vật lý

Video liên quan

Chủ đề