Mẹo nói trước đám đông

Home » Kỹ năng trình bày - nói chuyện công chúng

31 mẹo giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi phát biểu trước đám đông

Connector Posted On 28/05/2020
0
1.6KViews
0

0
Shares
  • Share On Facebook
  • Tweet It

Tham khảo thêm các kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tại đây:

20 cử chỉ tay bạn nên áp dụng trong giao tiếp và thuyết trình

Làm sao đặt sự hài hước vào bài thuyết trình một cách tự nhiên?

Một người bình thường xếp nỗi sợ hãi phát biểu trước đám đông (hay còn được biết đến là Hội chứng tâm lý sợ nói trước đám đông) cao hơn là nỗi sợ phải chết. Thực tế cho thấy, nỗi sợ hãi này có thể sẽ tổn hại đến công việc và cả cuộc sống cá nhân của bạn.

Bạn có thể từng thấy mình như thế này trong quá khứ.

Bạn cảm thấy lo lắng, lòng bàn tay bạn ướt nhẽm, cơ bụng bạn thắt lại thành từng đoạn. Bạn sợ chết khiếp việc phải đứng lên phát biểu một điều gì đó. Nhưng bạn có thể vượt qua nỗi sợ hãi trình bày này với những mẹo phát biểu trước đám đông đơn giản dưới đây.

Trong kinh doanh, điều cần thiết quan trọng là khả năng truyền đạt ý tưởng rõ ràng. Gần như mỗi chúng ta đến một lúc nào đó cũng sẽ phải phát biểu trước đám đông. Hoặc là chúng ta sẽ trình bày một bài phát biểu trịnh trọng trước một nhóm khán giả, hoặc chỉ đơn giản trình bày với sếp của bạn về việc thăng tiến của mình, kĩ năng giao tiếp là một nhân tố thiết yếu để thành công trong con đường sự nghiệp.

Nỗi sợ hãi phát biểu trước đám đông là thứ rất thực. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là những kĩ thuật giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Thậm chí còn là những phương cách giúp bạn kiểm soát năng lượng của mình để tạo ra những kết quả tích cực.

Tiếp tục đọc nếu bạn muốn biết làm như thế nào nhé

31 mẹo phát biểu trước đám đông cho bài nói sắp tới của bạn:

1. Sắp xếp ý tưởng

Khi bạn sắp xếp tất cả những ý tưởng và tư liệu ổn thỏa, điều đó sẽ cho phép bạn trở nên thư giãn và bình tĩnh hơn rất nhiều. Khi những ý tưởng của bạn rõ ràng và có tổ chức, nó sẽ giảm rõ rệt nỗi lo sợ giao tiếp vì khi đó bạn có khả năng tập trung vào những điều trọng tâm, và trình bày một bài phát biểu tuyệt vời.

2. Luyện tập và chuẩn bị bài nói một cách kĩ càng

Không gì có thể thế chỗ cho việc luyện tập và chuẩn bị bài nói của bạn. Viết ra đoạn thoại cho những ý chính trong bài nói của bạn, nhưng đừng đọc y chang những gì bạn viết trong đoạn thoại đó. Chuẩn bị bài nói của bạn thật kỹ để bạn có thể trả lời bất kỳ câu hỏi bất chợt nào được đưa ra.

3. Xóa bỏ nỗi sợ bị từ chối

Nhỡ khán giả không thích bài nói của tôi thì sao? Sẽ ra sao nếu họ la ó đòi tôi phải xuống sân khấu? Cố gắng loại trừ nỗi sợ hãi bị từ chối. Khán giả ngồi ở đó nghe bạn nói chuyện chắc chắn vì một lí do nào đó.

4. Tập trung vào những dòng chảy

Khi bạn trình bày, hãy cố gắng đi theo một nhịp điệu hay một mạch chuyện cụ thể. Giữ cho các câu nói ngắn gọn, đi thẳng vào ý chính và hãy lặp lại các ý chính đó trong bài. Những đoạn ngắt/nghỉ ngắn giữa các ý sẽ khơi gợi sự tò mò nơi khán giả về điều tiếp theo bạn sắp sửa trình bày.

5. Tự quan sát bạn qua gương

Luyện tập bài phát biểu của bạn trước gương như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với một ai đó. Nếu bạn thực sự muốn luyện tập để cải thiện kĩ năng nói chuyện trước đám đông thì

Giữ sự tập trung vào:

  • Biểu cảm gương mặt của bạn
  • Các điệu bộ cơ thể
  • Các bước di chuyển người
  • Sự nồng nhiệt mà bạn thể hiện

Sự đĩnh đạc và điệu bộ bình tĩnh khi nói chuyện sẽ giúp bạn thể hiện sự nồng nhiệt tốt hơn đến khán giả.

6. Ghi âm giọng nói của bạn và cải thiện nó

Ghi âm bài nói chuyện vào điện thoại hoặc máy quay phim. Ghi âm bài trình bày bài phát biểu của bạn từ đầu cho đến cuối. Sau đó đem ra nghe hoặc xem lại nó, ghi chú lại để biết làm thế nào có thể điều chỉnh nó tốt hơn. Một vài người trong chúng ta thường không thích nghe âm thanh chính giọng nói của mình qua ghi âm, vậy nên điều quan trọng là bạn cần làm quen với giọng nói và phong cách nói của chính mình.

7. Cải thiện nhịp thở của bạn

Khi bạn tập trung vào nhịp thở của mình, giọng của bạn sẽ tự nhiên to rõ và bạn sẽ cảm thấy cơ thể thư giãn. Thở điềm tĩnh và tập trung để đưa giọng nói vào một nhịp điệu. Mặc dù đây là một bài tập về phát biểu trước đám đông, nhưng luyện tập cột hơi cũng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện sự rõ ràng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

8. Luyện tập thêm nữa

Khi có ai đó hỏi Connector làm sao anh có thể xây dựng một khả năng giao tiếp hiệu quả và cải thiện kĩ năng nói chuyện trước công chúng, Connector thường dẫn lời của Elbert Hubbard với anh ấy, nó như thế này, Cách duy nhất để học cách giao tiếp là giao tiếp và giao tiếp, và giao tiếp và giao tiếp, và giao tiếp và giao tiếp và lại giao tiếp.

9. Thực hành bài nói của bạn trước một người khác

Sẽ có rất nhiều người bạn có thể luyện tập cùng. Hãy đảm bảo rằng người đó nên hoàn toàn trung thực khi đưa ra nhận xét cho bạn.

Ví dụ về những người bạn có thể luyện tập cùng:

  • Một nhân vật quan trọng
  • Bạn bè của bạn
  • Ba mẹ của bạn
  • Hay chú chó nhà bạn

Nói chuyện trực tiếp với một người khác sẽ giúp bạn thư giãn và cho phép bạn trải qua việc tiếp nhận những lời nhận xét từ người khác. Nếu những người đó có câu hỏi gì cho bài phát biểu của bạn, thì khả năng cao những thành viên trong khán giả cũng sẽ có những câu hỏi tương tự.

10. Những lớp học về nói chuyện trước đám đông

Tìm cho bạn một người huấn luyện viên hay người thầy có nhiều kinh nghiệm. Ngoài kia có rất nhiều nhóm mà bạn có thể tham gia học nghệ thuật nói chuyện trước đám đông. Một nhóm có thể như Toastmasters, đây là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách cho họ cơ hội luyện tập những chủ đề lặp đi lặp lại.

11. Khởi động nhẹ trước khi bạn diễn thuyết

Luyện tập trước bài thuyết trình sẽ giúp cho máu của bạn tuần hoàn và đưa oxy tới não. Hãy đi bộ một vòng trước khi thuyết trình hoặc làm vài động tác gập tay, chân, đầu gối.

Kỹ thuật nhỏ này là một trong những mẹo giao tiếp yêu thích của Connector. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những điều mà những dòng máu nhỏ khi được lưu thông có thể giúp ích.

12. Trình bày PowerPoint có thể đem lại kết quả rất tốt, hoặc rất tệ

Thi thoảng, Powerpoint sẽ trở thành người trợ thủ tin cậy của bạn. Nó sẽ giúp ích cho bạn khi chẳng may bạn bị đứt dòng suy nghĩ, giúp khán giả của bạn tập trung hơn, và cho khán giả bên dưới nơi để từ đó ghi ra những lưu ý hoặc những ý chính.Tuy nhiên, đừng để những đoạn văn và 1,607,987 thứ linh tinh khác vào cùng một trang chiếu duy nhất.

13. Đến cả Warren Buffett cũng từng căng thẳng khi nói chuyện trước đám đông ở lần đầu tiên

Buffett vượt qua nỗi sợ hãi của mình bằng cách hướng dẫn phương cách đầu tư cho những người lớn tuổi gấp đôi ông ấy. Ông ép bản thân mình phải nói chuyện với mọi người xung quanh. Ông luyện tập những kĩ năng này nhiều lần bằng cách lặp đi lặp lại. Và giờ đây, mọi người chờ đợi để lắng nghe từng lời ông ấy nói ra. Thực tế, những lời dẫn của Warren Buffett đã trở thành những lời nổi tiếng và đáng ngưỡng mộ trong giới đầu tư trên toàn thế giới.

14. Uống nước ấm hoặc ít nhất bằng với nhiệt độ phòng

Thi thoảng, dằm một lát chanh vào trong ly nước của bạn cũng sẽ rất hữu ích. Nó giúp bôi trơn cổ họng của bạn. Cố gắng tránh các sản phẩm nước uống chứa nhiều đường trước khi thuyết trình. Những thức uống đó sẽ làm bạn khô miệng và làm cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn.

15. Đọc cuốn Eloquence In Public Speaking (tạm dịch: Sức mạnh của những thông điệp rõ ràng khi phát biểu trước đám đông) bởi Tiến sĩ Kenneth McFarland

McFarland, người đã mất vào năm 1985, cũng được biết đến như là anh cả của những diễn giả trước công chúng tại Mỹ, và trong sách của mình, ông ấy không đề cập về phương pháp luận hoặc kĩ thuật gì cả.

Ý tưởng chủ đạo của ông là, điều mà đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản thân diễn giả (Brian Tracy) khi ông bắt đầu diễn thuyết công khai, là chìa khóa để có được sức mạnh với những thông điệp rõ ràng, là yếu tố cảm xúc mà người diễn giả thể hiện ở chủ đề đó.

Nói theo một cách khác, điểm bắt đầu để trở thành một nhà diễn giả tài ba đó là bạn thật sự quan tâm về chủ đề mà mình trình bày. Vậy nên, đây là những câu nói truyền cảm hứng giúp bạn tiêm một ít đam mê vào trong bài nói của mình.

16. Chọn một chủ đề mà bạn thực sự quan tâm

Làm sao để chọn một chủ đề mà bạn thật sự quan tâm:

  • Chủ đề có ảnh hưởng vượt trội đối với bạn
  • Bạn muốn chia sẻ chủ đề này với những người khác
  • Bạn thực sự cảm thấy rằng người khác có thể có lợi ích từ kiến thức này của bạn
  • Bạn có thể nói về nó bằng cả trái tim của mình

Khi bạn thuyết trình một điều mà mình quan tâm với tất cả sự đam mê, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và sẽ rất tự tin vào các nhân tố giúp bài nói đó thành công.

17. Biết 100 từ để diễn tả mỗi từ bạn thuyết trình

Nhà văn Ernest Hemingway từng viết rằng, Để có thể viết hay, bạn phải biết 10 từ trong lĩnh vực liên quan cho mỗi từ mà bạn viết. Nếu không, người đọc sẽ phát hiện ra rằng đó không phải là một bài viết đúng nghĩa

Connector cảm nhận rằng, trong lĩnh vực giao tiếp, bạn phải biết đến 100 từ cho mỗi từ mà bạn nói ra. Nếu không, khán giả sẽ có cảm giác bạn đang không thực sự hiểu mình đang nói cái gì.

18. Tập trung vào nội dung, không phải khán giả

Hãy tập trung vào việc truyền tải nội dung theo cách tốt nhất có thể. Đừng quá lo lắng về việc khán giả sẽ phản ứng như thế nào.

19. Hãy thư giãn và quên đi về nỗi sợ mang tên nói chuyện trước đám đông

Khi bạn buông bỏ được các áp lực và trở nên thư giãn, điều đó giúp thả lỏng cơ thể và khiến bạn đỡ căng thẳng hơn. Hãy xem mục 24 để biết một cách thú vị có thể giúp bạn thư giãn

20. Đừng quá lo lắng về phản ứng của khán giả

Sẽ luôn tồn tại ai đó trong số đông khán giả luôn chăm chăm vào chiếc điện thoại hay suốt buổi toàn ngáp ngắn ngáp dài. Hãy luôn giữ trong đầu rằng ở đâu cũng có những người dễ chán và dễ mệt mỏi như vậy. Không có phản ứng nào trong số đó liên quan cá nhân bài nói của bạn đâu.

21. Hướng sự tập trung vào một người bạn

Trước khi buổi diễn thuyết trên bục diễn ra, hãy giới thiệu bản thân bạn với một vài thành viên trong nhóm khán giả ngồi ở hàng ghế đầu. Trong khi bạn diễn thuyết, hãy nhìn vào mắt những người đó để xóa đi những căng thẳng bạn có và nhờ đó có thể kết nối tốt hơn với khán giả của bạn.

22. Tương tác với khán giả

Trình bày một bài diễn thuyết độc thoại sẽ đặt bạn vào tình thế vừa truyền tải thông tin vừa phải làm sao giữ được sự tập trung của khán giả. Hãy tạo ra bài phát biểu hai chiều bằng những câu hỏi, và tương tác sẽ giúp giảm đi sự buồn chán nơi khán giả, nhờ đó bạn có thể diễn thuyết dễ dàng hơn nhiều. Có khán giả tương tác vào bài diễn thuyết cũng giúp bạn có thời gian sắp xếp lại những ý tưởng trong trường hợp chẳng may một vài thứ diễn ra không như kế hoạch.

23. Tránh việc nói quá nhanh

Nói quá nhanh trong bài thuyết trình ảnh hưởng đến nhịp thở của bạn. Nếu bạn nói quá nhanh, bạn buộc thở gấp hơn. Cảm nhận hơi thở dồn dập sẽ khiến bạn dễ hoảng loạn và dễ bị tác động ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi. Tập luyện nói chậm lại khi giao tiếp, sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh và thoải mái hợn.

24. Biến các năng lượng lo lắng làm việc cho bạn

Học cách điều hướng năng lượng lo lắng của bạn sang một dạng năng lượng tích cực. Trạng thái lo lắng là một dạng của hóc môn kích thích. Bạn có thể dùng nó một cách tích cực để trình bày một chủ đề không-mấy-hứng-thú tại một buổi sự kiện nói chuyện trước công chúng.

25. Cam kết bằng mọi giá và bất kể bao lâu để có thể giao tiếp tốt

Quyết định ngay bây giờ là bạn muốn học cách để giao tiếp và hơn thế nữa là giao tiếp một cách tài ba. Hãy sẵn sàng trả mọi giá và đi qua mọi hành trình để đạt được mục tiêu này của bạn.

Diễn giả (Brian Tracy) cho rằng đã từng chứng kiến một số người nhảy cóc trong sự nghiệp, vượt mặt đồng nghiệp của họ bằng cách vượt qua được sự lo lắng khi giao tiếp. Trong dài hạn, bạn càng giao tiếp giỏi thì bạn càng đi xa hơn trong con đường sự nghiệp của bản thân.

26. Thiền định 5 phút mỗi ngày

Thiền định có thể giúp dọn sạch những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu bạn. Trong một bài viết của tạp chí Forbes, Dan Harris, đồng phát thanh viên của chương trình Nightline và Good Morning America đã bàn về nỗi lo lắng giao tiếp của anh ta và cũng như làm như thế nào mà thiền định mỗi ngày 5 phút đã giúp anh loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực khỏi đầu anh ấy.

Nếu bạn có quan tâm tới việc luyện tập thiền định, Jack Canfield đã đăng tải một bài viết rất hữu ích với những người mới bắt đầu. Hãy đảm bảo việc tìm hiểu How to Meditate for Clarity, Intuition, and Guidance (Tạm dịch: Làm thế nào thiền định để trở nên Rõ Ràng, Trực Giác, và Dẫn Lối) được hướng dẫn từng bước một và hoàn toàn miễn phí.

27. Thu nhập thông thường từ một sự kiện nói chuyện trước công chúng là từ 4,500$ đến 7,500$

Nói chuyện trước công chúng có thể là một người thu dồi dào cho thu nhập của bạn. Dưới đây là một đoạn video về Brian Tracy làm gần đây về việc diễn thuyết tại 69 quốc gia và hành trình của diễn giả Brain Tracy đã bắt đầu diễn thuyết như thế nào.

28. Tự hào về công việc & công nhận sự thành công của bạn

Người đánh giá mạnh mẽ nhất chính là bản thân bạn. Khi bạn kết thúc một bài diễn thuyết hay trình bày một bài thuyết trình, hãy tự dành cho bản thân mình sự tán thưởng. Bạn đã vượt qua được những nỗi sợ hãi và bạn đã làm được nó. Hãy tự hào về chính bản thân của bạn.

29. Đề ra một kế hoạch để có thể cải thiện lần diễn thuyết tiếp theo của bạn

Luyện tập dẫn tới thành công. Nếu có một đoạn video quay bạn thuyết trình, hãy xem lại nó và ghi chú về cách làm như thế nào để có thể cải thiện cho lần tới.

  • Bạn nghĩ mình đã phát biểu như thế nào?
  • Những mặt nào bạn nghĩ mình có thể cải thiện?
  • Liệu biểu cảm gương mặt của bạn khi đó có vẻ cứng đờ và hơi kì cục không?
  • Liệu bạn đã sử dụng Powerpoint vào bài thuyết trình đúng cách? Nó có giúp ích không?
  • Bạn có thường xuyên nói um, ah?
  • Nhịp điệu khi nói của bạn ra sao?

Viết mọi thứ xuống, duy trì luyện tập và cải thiện. Khi đó, bạn sẽ tống khứ được toàn bộ nỗi sợ hãi của mình về nói chuyện trước đám đông.

Nhân tiện:

Bạn cũng nên lưu lại những phiên bản cuối của các bài diễn thuyết của mình vì có thể dùng tới nó sau đó. Hầu hết các bài diễn thuyết đều có thể chuyển đổi thành sách, điều sẽ giúp ích cho sự phát triển sự nghiệp sau này của bạn. Nếu bạn có hứng thú với điều trên, hãy chắc chắn học cách làm thế nào để viết một cuốn sách áp dụng bởi những quy trình đã chứng minh.

30. Mẹo nói chuyện trước công chúng tặng kèm: Tận dụng sức mạnh của những điểm dừng khi diễn thuyết

Những điểm dừng tuyệt vời trong bài nói có thể là kĩ thuật trình bày quan trọng nhất bạn được học. Không chỉ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi diễn thuyết trước công chúng, nhưng nó cũng sẽ giúp bạn làm chủ khả năng kiểm soát những nhân tố cảm xúc có thể ảnh hưởng đến bài nói.

Trong âm nhạc, toàn bộ những thứ đẹp đẽ đều nằm trong những khoảng lặng giữa các nốt nhạc. Trong giao tiếp, khúc gay cấn hay sức mạnh của bài nói đều nằm trong những điểm dừng bạn tạo ra khi chuyển từ ý này qua ý khác.

Có những nghệ thuật mà bạn có thể lĩnh hội được qua việc luyện tập.

31. Video hướng dẫn: 4 Loại Điểm dừng của một bài nói

Có 4 loại điểm dừng bạn có thể dùng để làm gia tăng sức mạnh cho bài phát biểu của mình:

Trong video ba phút bên dưới diễn giả Branc Tracy sẽ giải thích chúng với bạn.

Những điểm chính bạn có thể học được từ video là:

  • Dùng điểm dừng cho việc hiểu cho phép người nghe kịp hiểu những thông tin mới đề cập và bắt kịp với những điều bạn nói
  • Điểm dừng đột ngột giúp một ý trong bài nói của bạn đọng trong suy nghĩ người nghe.
  • Dùng điểm dừng nhấn mạnh để làm nổi bật những ý chính của bạn.
  • Dùng điểm dừng để khán giả tiếp câu khi bạn đưa ra một tuyên bố hoặc dẫn một câu nói nào đó mà mọi người đều biết rõ, khi đó khán giả sẽ điền chỗ trống cho câu nói của bạn.

Rất nhiều diễn giả có tâm lý lo lắng khi họ đứng nói chuyện trước đám đông. Nên dẫn tới việc họ nói nhanh dần, với giọng nói the thé cao ngất, và không có điểm ngắt/ nghỉ nào. Khi bạn trở nên thoải mái hơn, bạn sẽ nói chậm lại, ngắt nghỉ thường xuyên hơn và có một độ cao giọng nói phù hợp hơn.

Luyện tập ngừng nghỉ và tạo ra những khoảng lặng khi phát biểu sẽ cho phép bạn diễn thuyết đầy sức mạnh trong bất kì tình huống nào.

Bạn đã tự tin vượt qua nỗi sợ phát biểu trước đám đông của mình chưa?

Hi vọng rằng bạn thấy những mẹo trên giúp ích cho mình và bây giờ bạn sẽ không phải là một trong những người có nỗi sợ hãi mang tên phát biểu trước đám đông nữa!

Thiệp Đỗ Connector

Lược dịch từbriantracy.comthebalancesmb.com

0
Shares
  • Share On Facebook
  • Tweet It



You may also like
Gặp gỡ khách hàng: Làm cho họ tin tưởng bạn
20/01/2021
9 câu hỏi những người thú vị sẽ hỏi
19/01/2021
Bạn nên trả lời như thế nào khi được khen?
05/01/2021
Read Next

70 ý tưởng xây dựng mối quan hệ trong các sự kiện kết nối (P1)

Video liên quan

Chủ đề