Máy chạy bộ dài bao nhiêu?

Kích thước máy chạy bộ và các thông số máy được rất nhiều người quan tâm khi đang tìm hiểu về thiết bị này. Đặc biệt, với những gia đình có diện tích khiêm tốn thì việc nắm rõ kích thước để lựa chọn sản phẩm phù hợp là điều rất cần thiết. Ngay sau đây chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc nhằm giúp bạn hiểu thêm về thông số của máy chạy bộ hiện đại.

Đẻ chọn mua sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình thì yếu tố quan trọng nhất đó là bạn cần nắm rõ kích thước máy chạy bộ cũng như thông số của máy. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thiết bị này. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Kích thước máy chạy bộ là gì?

Đây là các chỉ số bên ngoài của máy chạy, bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao... Những thông số về kích thước sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung tổng thể bên ngoài (to - nhỏ) và độ nặng nhẹ máy tập.

Từ các chỉ số về kích thước, bạn có thể đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm với cơ thể người dùng trong khi tập luyện.

Trên thực tế, không có quy định chung về kích thước ở tất cả các loại máy chạy bộ. Mỗi mẫu mã, thương hiệu máy tập sẽ có kích thước khác nhau dựa trên thiết kế của nhà sản xuất.

>> Xem thêm: Nên mua máy chạy bộ nào tốt?

Kích thước máy chạy bộ là gì?

Kích thước máy chạy bộ là gì?

2. Tìm hiểu các thông số trên máy chạy bộ.

Như vừa đề cập ở trên, không có thông số chung cho tất cả các dòng máy chạy. Mỗi loại máy chạy bộ với thiết kế riêng của từng nhà sản xuất sẽ có thay đổi nhất định về các yếu tố như: chiều cao, chiều rộng, chiều dài...

Dưới đây là thông số phổ biến nhất ở nhiều dòng máy chạy bộ hiện nay trên thị trường. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn những thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

2.1. Kích thước bàn chạy.

Kích thước bàn chạy sẽ quyết định mức độ thoải mái trong từng bước chạy của người tập. Độ rộng bàn chạy càng lớn sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm tập luyện, đồng thời giúp bạn chạy những bước dài hơn. 

Những chiếc máy tập có bàn chạy hẹp có thể khiến bạn không thoải mái khi tập luyện dẫn đến hiệu quả giảm sút. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nên mua máy chạy bộ cho gia đình có độ rộng băng tải lớn hơn 40cm. Nếu bạn chọn máy tập cho phòng Gym thì thông số này cần lớn hơn 50cm.

Kích thước bàn chạy

Kích thước bàn chạy

2.2. Diện tích lắp đặt máy chạy bộ.

Với những hộ gia đình có diện tích khiêm tốn thì đây là một trong những thông số cần quan tâm hàng đầu khi có ý định mua máy tập chạy bộ. Thậm chí nhiều trường hợp sau khi đã chọn được sản phẩm ưng ý nhưng không tìm được vị trí lắp đặt phù hợp ở nhà nên phải đổi trả. 

Chính vì lẽ đó, trước khi mua máy chạy bộ bạn cần xác định vị trí đặt máy tại nhà và nắm rõ diện tích lắp đặt máy chạy bộ để lựa chọn được sản phẩm thích hợp.

>> Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ điện đúng cách.

Diện tích lắp đặt máy chạy bộ

Diện tích lắp đặt máy chạy bộ

2.3. Độ dốc, độ nâng tự động.

Khi điều chỉnh chế độ này, bàn chạy của máy sẽ tự động thay đổi độ dốc và giúp bạn đốt cháy lượng calo lớn hơn, nâng cao hiệu quả tập luyện.

Hiện nay, các dòng máy chạy bộ có 2 cách thay đổi độ dốc đó là điều chỉnh thủ công bằng tay và thay đổi độ dốc tự động. Tốt hơn hết, bạn nên ưu tiên lựa chọn các dòng máy chạy được tích hợp tính năng thay đổi độ dốc tự động để tiện lợi hơn trong quá trình tập luyện.

Nhiều máy chạy bộ trên thị trường hiện nay có thể điều chỉnh độ dốc lên tới 15 hay 20%. Tuy nhiên bạn không nên lựa chọn sản phẩm có độ dốc quá cao để tránh những chấn thương không mong muốn khi tập chạy bộ. Với người bình thường, chỉ nên chạy với độ dốc từ 5-7 %.

Độ dốc, độ nâng tự động

Độ dốc, độ nâng tự động

2.4. Vận tốc tối đa.

Động cơ càng mạnh, vận tốc chạy tối đa càng cao. Trên thực tế, ngay cả khi vận tốc tối đa của bạn chỉ đạt khoảng 12 km/h nhưng nếu tập luyện với các dòng máy chạy được tích hợp động cơ mạnh mẽ thì có thể nâng tốc độ chạy lên tới hơn 20 km/h. 

Khi biết rõ vận tốc tối đa của máy chạy bộ bạn sẽ biết cách đánh giá mức công suất động cơ mà các nhà bán lẻ đưa ra có đúng hay không? Thông số có bị làm ảo không? Lấy ví dụ, một chiếc máy chạy có động cơ 2.0HP thì tốc độ tối đa thường đạt 14 km/h thay vì dưới 10 km/h (Nếu máy chạy có tốc độ tối đa dưới 10 km/h thì có thể động cơ chỉ đạt 1.25 hoặc 1.5HP chứ chưa đến 2.0HP).

>> Quan tâm: Phân biệt máy chạy bộ điện và máy cơ.

2.5. Tải trọng của máy.

Tải trọng máy chạy bộ trực tiếp quyết định đến tuổi thọ của máy, đặc biệt là những thiết bị có tần suất sử dụng liên tục với cường độ cao. Việc lựa chọn tải trọng phù hợp của máy chạy cần dựa trên trọng lượng người tập, cường độ sử dụng. Theo đó những mẫu máy có trọng lượng lớn, khung máy thiết kế chắc chắn và động cơ khỏe sẽ chịu được tải trọng tối đa lớn hơn. 

Các chuyên gia cho rằng, bạn nên chọn máy có trọng lượng tối thiểu 60kg nếu sử dụng cho gia đình, đối với phòng Gym nên ưu tiên các dòng máy máy có trọng lượng 100kg trở lên.

Tải trọng của máy chạy bộ

Tải trọng của máy chạy bộ

2.6. Công suất máy.

Bộ phận này sẽ cung cấp sức mạnh cho chiếc máy tập chạy bộ của bạn. Động cơ càng lớn, máy chạy càng khỏe. Tuy nhiên điểm trừ của những thiết bị này đó là tiêu tốn nhiều điện năng, giá thành không rẻ.

Máy có động cơ yếu sẽ chạy “ì ạch”, vận hành không trơn tru và độ bền thấp. Động cơ lớn hơn nhiều so với nhu cầu thực tế lại gây lãng phí (giá thành và điện năng tiêu thụ). Do vậy  bạn cần lựa chọn cho mình mẫu máy chạy có động cơ phù hợp dựa trên nhu cầu, môi trường sử dụng (cho gia đình hay cho phòng tập Gym).

Lời khuyên của chúng tôi đó là nên mua máy chạy bộ có động cơ tối thiểu 2.0HP đến khoảng 3.0HP nếu sử dụng cho gia đình từ 2 - 4 người tập luyện. Với máy chạy bộ dùng cho phòng Gym thì nên sử dụng động cơ AC có công suất tối thiểu 3.0HP.

Công suất máy chạy bộ

Công suất máy chạy bộ

3. Vì sao cần quan tâm tới các thông số của máy chạy bộ?

Chỉ số về kích thước máy chạy bộ không chỉ là những con số mà còn trở thành tiêu chí để người mua chọn được cho mình thiết bị phù hợp.

  • Giúp phân loại thiết bị: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại, thương hiệu, dòng máy chạy bộ, đa dạng về thiết kế và kích thước khác nhau. Lấy ví dụ, kích thước máy chạy bộ phòng Gym sẽ lớn hơn so với máy chạy bộ tại nhà sử dụng cho gia đình. Máy chạy bộ mini lại có kích thước nhỏ hơn máy chạy bộ thông thường,...
  • Thể hiện giá trị sản phẩm: Khi biết rõ các  thông số kích thước và hình thức bên ngoài của máy chạy bộ thì bạn cũng có thể đoán được mức giá bán ra. Theo đó những mẫu máy chạy kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích thì giá bán sẽ cao hơn so với loại máy nhỏ gọn.
  • Giúp người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp: Thông qua kích thước máy chạy bộ bạn có thể chọn lựa được dòng máy phù hợp với nhu cầu của mình.  Máy chạy bộ mini sẽ không hợp với người có thể trạng cao lớn, béo phì bởi vượt quá tải trọng cho phép. Ngoài ra, nó còn giúp bạn lựa chọn vị trí để đặt máy tập, đặc biệt là khi sử dụng ở các gia đình có diện tích chật hẹp.
  • Giúp chọn vị trí đặt máy chạy bộ: Dựa trên những thông số về kích thước máy chạy bộ, bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với không gian đặt thiết bị. Mỗi kích thước khác nhau sẽ phù hợp với vị trí đặt máy chạy bộ ở từng địa điểm khác nhau trong không gian nhà bạn.

>> Các dòng máy chạy bộ tốt: https://www.thethaothientruong.vn/may-chay-bo/

4. Tổng kết.

Trên đây là kích thước máy chạy bộ cùng những thông số của máy mà bạn cần quan tâm khi có ý định mua thiết bị này. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng tiêu chí đánh giá để lựa chọn được mẫu máy tập chạy bộ tốt nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!