Màn hình máy tính tự tắt sau vài giây

Nếu là người sử dụng máy tính lâu năm thì chắc hẳn bạn cũng đã từng một vài lần gặp phải tình trạng máy tính tự tắt khi đang sử dụng mà không rõ nguyên nhân. Nếu vẫn chưa biết cách khắc phục hiệu quả nhất thì hãy thử qua những giải pháp của Vương Khang trong bài viết dưới đây nhé!

Máy tính tự tắt do tốc độ CPU

Tốc độ của CPU là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến máy tính đang chạy tự nhiên tắt màn hình.

Để kiểm tra, bạn có thể thử bật máy tính lên, không chạy bất cứ phần mềm nào rồi quan sát xem máy có tiếp tục tự tắt hay không. Nếu máy chỉ tự tắt khi bạn bật bất kỳ một chương trình nào lên thì khả năng cao là do CPU chạy đến một tốc độ nhất định rồi ngừng lại khiến máy tính tự tắt.

Bạn có thể khắc phục lỗi khó chịu này bằng cách:

  • Bước 1: Mở menu Start > tìm và mở Control Panel

  • Bước 2: Chọn Power Options > Hardware and Sound > Choose a power plan > Change plan Setting > Change advanced power settings

  • Bước 3: Trong cửa sổ Power Options mới hiện ra, chọn Processor power management > Maximum processor state

  • Bước 4: So sánh giá trị max speed của CPU và tốc độ khi máy tắt để có con số cụ thể rồi thiết lập các thông số On battery và Plugged in xuống dưới mức 100%.

Máy tính tự tắt do nhiệt độ CPU quá cao

Tình trạng nhiệt độ CPU tăng cao xảy ra rất phổ biến khi bạn sử dụng chiếc máy tính của mình trong thời gian dài không ngừng nghỉ khiến máy tính tự tắt nguồn liên tục cho dù đang chạy bình thường.

Tốt hơn hết, bạn nên:

  • Cài đặt phần mềm SpeedFan cho thiết bị của mình để dễ dàng theo dõi điện áp, nhiệt độ và tốc độ quạt CPU trong máy tính. Từ đây, bạn có thể điều khiển và kiểm soát tốc độ quạt, nhiệt độ CPU một cách sát sao hơn;

  • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ cho bộ phận quạt tản nhiệt, tránh để bám bụi làm giảm khả năng tản nhiệt phần cứng;

  • Kiểm tra hoạt động của quạt tản nhiệt, bôi keo tản nhiệt cho chip hoặc trang bị thêm quạt gió để tản nhiệt cho Case với máy tính để bàn.

Máy tính tự tắt do nhiễm virus, malware

Nhiễm virus hay các phần mềm, mã độc độc hại cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến máy tính của bạn gặp trục trặc và tắt đột ngột khi đang sử dụng.

Trước tiên, để phòng tránh lỗi này, bạn nên chủ động cài đặt các phần mềm diệt virus có khả năng bảo vệ mạnh mẽ cho máy tính của mình như: Kaspersky Anti-Virus, Avira Free Antivirus, Avast Free Antivirus,...

Nhiễm virus cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến máy tính bị tắt đột ngột

Nếu không may bị nhiễm virus khiến máy tính tự tắt liên tục nhiều lần thì bạn cần khắc phục bằng cách ngắt kết nối mạng và tiến hành quét virus cho toàn bộ hệ thống rồi cài đặt lại hệ điều hành để chắc chắn.

Máy tính tự tắt do lỏng RAM

RAM là bộ phận lưu trữ tạm bên trong của máy tính, giúp lưu trữ thông tin để CPU có thể truy xuất và xử lý. Vì vậy, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của máy tính. Nếu RAM bị lỏng, chân RAM tiếp xúc kém với bo mạch chủ mainboard sẽ khiến kết nối tín hiệu trở nên kém hơn làm máy tính tự tắt sau khi bật lên chạy được một lúc.

Lúc này, bạn nên tháo thanh RAM máy tính ra, vệ sinh sạch sẽ cả RAM và khe cắm trên mainboard bằng chổi chuyên dụng hoặc khăn lau mềm. Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến việc nâng cấp nếu dung lượng RAM của máy hiện đang quá thấp.

Bạn nên kiểm tra và vệ sinh RAM thường xuyên

Máy tính tự tắt do nguồn điện yếu

Bộ nguồn cũng là thiết bị phần cứng không kém phần quan trọng khi cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Sau một thời gian sử dụng lâu dài đi kèm với nhu cầu nâng cấp hệ thống máy tính về card màn hình, ổ cứng,... sẽ dẫn đến tình trạng bộ nguồn hiện tại của thiết bị không còn đủ khả năng để cung cấp điện năng dẫn đến máy tính tự tắt liên tục và không thể sử dụng được.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên thử sử dụng một bộ nguồn có điện áp cao hơn với dòng điện ổn định. Tốt nhất, để chắc chắn, bạn nên sử dụng thêm một bộ lưu điện để nguồn điện có thể ổn định ngay cả khi mất điện và bạn có thể chủ động hơn trong việc tắt máy tính của mình.

Máy tính tự tắt do mainboard

Bạn sử dụng máy tính trong thời gian dài, môi trường làm việc có nhiệt độ cao cùng dòng điện tăng đột ngột sẽ làm cho các tụ trên bo mạch chủ mainboard bị phồng lên, rỉ sét dần và hoạt động kém đi. Nguyên nhân này cũng khiến cho máy tính tự tắt đột ngột nhiều lần. Chính vì vậy, giải pháp duy nhất là bạn phải nghĩ đến việc thay thế một mainboard mới cho máy tính của mình.

Máy tính tự tắt do bạn bật Fast Startup

Fast Startup là tính năng cho phép máy tính của bạn khởi động nhanh hơn nhưng đôi khi lại là nguyên nhân khiến máy tính của bạn tự khởi động lại hoặc bị treo. Vì vậy, bạn có thể tự kiểm tra và tắt tính năng mới này đi bằng cách:

  • Bước 1: Mở menu Start > tìm và mở Control Panel > tùy chọn mục View by là Large icons

  • Bước 2: Chọn Power Options > Choose what the power buttons do > Change settings that are currently unavailable

  • Bước 3: Kéo xuống phần Shutdown settings, bỏ chọn phần Turn on fast startup (recommended) > Save changes để hoàn tất.

Máy tính tự tắt do card màn hình bị lỗi

Card màn hình là bộ phận quan trọng trên thiết bị nên khi trình điều khiển bị lỗi kéo theo card màn hình hoạt động không tốt, nó sẽ làm ảnh hưởng khiến máy tính của bạn không thể hoạt động trơn tru như mong muốn và máy tính tự tắt đột ngột là một ví dụ điển hình.

Để khắc phục lỗi này, bạn có thể tự kiểm tra xem đã cài đặt card màn hình đúng với mẫu card VGA trên Windows hay chưa hoặc thử nâng cấp driver của card màn hình lên phiên bản mới nhất.

Hy vọng với những hướng dẫn trên đây của Vương Khang, bạn có thể chủ động xử lý một cách dễ dàng nếu gặp phải tình trạng máy tính tự tắt đột ngột khi đang sử dụng. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Tính năng khóa màn hình máy tính tự động trên Windows sau một thời gian không sử dụng nhất định vừa giúp bảo vệ các thông tin trên máy tính khi người dùng tạm vắng mặt, vừa giúp tiết kiệm điện năng. Đặc biệt người dùng còn có thể tùy chỉnh cài đặt thời gian khóa màn hình máy tính vô cùng tiện lợi với các hướng dẫn dưới đây.

Thời gian khóa màn hình máy tính là gì?

Tính năng cài đặt thời gian khóa màn hình máy tính Win 10 ngày càng trở nên hữu ích với nhiều điểm cải tiến mới. Bên cạnh khả năng hiển thị ngày giờ, người dùng còn có thể tùy chọn sử dụng Cortana và nhiều tiện ích trên Windows khác. Người dùng cũng có thể chọn khởi động hoặc tắt thiết bị ngay tại màn hình khóa.

Để kích hoạt tính năng khóa màn hình tự động, người dùng cần cài đặt cấu hình thời gian chờ cho màn hình khóa. Từ đó đưa ra hướng dẫn cho Windows 10 để có thể tự động bật chế độ màn hình khóa trong một khoảng thời gian dài không nhận được thao tác lệnh đầu vào. Tính năng bảo mật này giúp người dùng bảo vệ thông tin trên thiết bị khi người dùng vắng mặt trong vài phút và nếu người nào đó cố gắng truy cập máy tính của bạn thì Windows sẽ yêu cầu mật khẩu đăng nhập.

Cách cài đặt thời gian khóa màn hình máy tính

Tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen sử dụng, người dùng có thể tự cài đặt thời gian khóa màn hình máy tính Win 10 phù hợp thông qua các cách hướng dẫn dưới đây.

Cách 1: Tăng thời gian chờ khóa màn hình từ cài đặt Windows

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ Settings trên Win 10 rồi nhấn chọn vào mục Personalization.

Bước 2: Tiếp theo, tại trình đơn bên trái bạn chọn mục Lock Screen.

Bước 3: Bạn kéo di chuyển xuống phía dưới để tìm chọn mục Screen timeout settings.

Bước 4: Cài đặt thời gian trong mục Screen với thời tắt màn hình phù hợp.

Bước 5: Nếu người dùng muốn vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng khóa màn hình trên Windows 10 thì có thể chọn mục Never từ trình đơn thả xuống.

Bước 6: Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý cài đặt thời gian Sleep (Ngủ) của máy tính được thiết lập cao hơn thời gian tự động tắt màn hình nếu không máy tính sẽ rơi vào trạng thái ngủ trước khi màn hình đạt tới thời gian khóa.

Do vậy, tốt nhất khi bạn đã áp dụng cách cài đặt thời gian khóa màn hình máy tính thì nên vô hiệu hóa chế độ Sleep hoặc thiết lập thời gian ít ngủ dài hơn.

Bước 7: Cuối cùng bạn khởi động lại máy tính để lưu cài đặt thay đổi là xong.

Cách 2: Thay đổi cài đặt thời gian chờ màn hình khóa từ Control Panel

Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X và chọn cửa sổ Control Panel.

Bước 2: Chọn tiếp vào System and Security >> Power Options.

Bước 3: Chọn mục Change plan settings bên cạnh Power plan đang hoạt động.

Bước 4: Tiến hành tiếp thiết lập các cài đặt tương tự như trên Cách 1 là được.

Cách 3: Cài đặt thời gian khóa màn hình sử dụng Registry

Bước 1: Nhấn phím tắt Windows + R rồi gõ từ khóa “regedit” vào cửa sổ lệnh Run và nhấn Enter để mở Registry Editor.

Bước 2: Tiếp tục truy cập theo đường dẫn sau trong phần Registry: HKEYLOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Power\PowerSettings\7516b95f-f776-4464-8c53-06167f40cc99\8EC4B3A5-6868-48c2-BE75-4F3044BE88A7

Bước 3: Tại cửa sổ bên phải, bạn nháy đúp chọn vào Attributes DWORD.

Bước 4: Trường hợp không thể tìm thấy mục Attributes DWORD, bạn cần tạo DWORD bằng cách nhấn chuột phải vào vùng trống tại cửa sổ bên phải rồi chọn New >> DWORD (32-bit) >> đặt tên là “Attributes” rồi kích đúp vào nó.

Bước 5: Tiếp theo bạn thay đổi giá trị từ 1 thành 2 và nhấn OK.

Bước 6: Khởi động lại máy tính để lưu những thay đổi trên.

Bước 7: Nhấn chuột phải vào biểu tượng Power trên thanh Taskbar và chọn mục Power Options.

Bước 8: Nhấn chọn vào mục Change plan settings.

Bước 9: Sau đó, nhấn chọn mục Change advanced power settings.

Bước 10: Kéo tiếp xuống chọn Display để mở rộng các cài đặt.

Bước 11: Click đúp chuột vào mục Console lock display off timeout rồi thay đổi giá trị cài đặt thời gian khóa màn hình máy tính mà bạn mong muốn.

Bước 13: Nhấn chọn vào Apply và OK để xác nhận lưu thay đổi cài đặt.

Bước 14: Tiến hành khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.

Cách 4: Thay đổi thời gian chờ màn hình khóa sử dụng Command Prompt

Bước 1: Nhấn phím tắt Windows + X và chọn mục Command Prompt (Admin).

Bước 2: Nhập dòng lệnh sau rồi nhấn Enter:

powercfg.exe /SETACVALUEINDEX SCHEME_CURRENT SUB_VIDEO VIDEOCONLOCK 60

powercfg.exe /SETDCVALUEINDEX SCHEME_CURRENT SUB_VIDEO VIDEOCONLOCK 60

Lưu ý: Người dùng cần phải thay giá trị "60" trong dòng lệnh bằng thời gian chờ màn hình khóa muốn điều chỉnh, tính theo đơn vị giây. 

Bước 3: Tiếp theo, bạn nhập lệnh dưới đáy rồi nhấn Enter:

powercfg.exe /SETACTIVE SCHEME_CURRENT

Bước 4: Khởi động lại máy tính để lưu các thay đổi trên là xong.

Như vậy trên đây là hướng dẫn chi tiết 4 cách cài đặt thời gian khóa màn hình máy tính Windows 10 vô cùng đơn giản và tiện ích. Hy vọng những thủ thuật này sẽ hỗ trợ đắc lực cho người dùng trong quá trình sử dụng máy tính cá nhân nhé!

Video liên quan

Chủ đề