Mã tài khoản là gì

Quy định pháp luật về tài khoản

  • 1. Quy định chung về chủ tài khoản
  • 2. Tài khoản là gì ?
  • 3. Quy định mở tài khoản
  • 4. Cách sử dụng tài khoản
  • 5. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của Ngân hàng, tổ chức tín dụng
  • 6. Nghĩa vụ bảo mật thông tin

1. Quy định chung về chủ tài khoản

Tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có phương tiện tiền tệ gửi vào tài khoản tại bất cứ nơi nào.

Chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền là người kí phát các ủy nhiệm thu, chỉ để các tổ chức quản lí tài khoản thực hiện các khoản thanh toán (thu hộ hoặc chí hộ) từ tài khoản sử dụng trong thanh toán của mình. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về khoản tiền có trên tài khoản và mục đích sử dụng khoản tiền đó. Chủ tài khoản có quyền yêu cầu ngân hàng trích chuyển trả cho bất kì đối tượng nào có tài khoản ở ngân hàng và có quyền rút tiền trên tài khoản để sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh cùng với các chỉ phí khác.

Khi mở tài khoản, đơn vị (tổ chức hoặc cá nhân) mở tài khoản phải xác định rõ trong hồ sơ xin mở tài khoản ai là chủ tài khoản kèm theo mẫu chữ kí giao dịch, người được kí thay chủ tài khoản và mẫu chữ kí của người đó.

2. Tài khoản là gì ?

Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản. Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kì hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng (Xem: Khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011). Tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuỳ thuộc vào công dụng trong thanh toán, tài khoản được chia làm các loại:

- Tài khoản bên trả tiền là nơi ghi chép sổ tiền phải trả.

- Tài khoản bên nhận tiền là nơi ghi chép số tiền nhận được. Tuỳ theo yêu cầu của người nhận tiền, số tiền được trả sẽ đưa vào tài khoản thích hợp của người nhận tiền;

- Tài khoản trung gian là những tài khoản do các trung gian thanh toán lập ra để ghi nhận tạm thời số tiền chi trả trước khi chuyển đến cho người nhận.

Để thực hiện việc thanh toán qua trung gian thanh toán thì ít nhất một bên thanh toán phải có tài khoản tại trung gian thanh toán, về bản chất pháp lí, quan hệ giữa các bên thanh toán trong việc mở và sử dụng tài khoản (chủ tài khoản) với trung gian quản lí tài khoản là quan hệ pháp luật.

3. Quy định mở tài khoản

Tổ chức tín dụng mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín đụng là ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế. Tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không sử dụng cho mục đích khác.

Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ngoại hối được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ. Việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ớ huyện, thị xã không phải là tỉnh, lị, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng thương mại nhà nước.

- Mở tài khoản thanh toán của các cá nhân và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng phù họp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Người mở tài khoản là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi chưa đến đủ 18 tuổi có tài sản riêng. Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật.

4. Cách sử dụng tài khoản

Tài khoản thanh toán chung là tài khoản có ít nhất 2 chủ thể trở lên cùng đúng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh một thời hạn nhất định. Người phát hành tờ séc gọi là người kí phát. Người được thanh toán số tiền ghi trên séc là người thụ hưởng. Tổ chức trung gian thanh toán là người bị kí phát, tức là người phải thực hiện các nội dung ghi trên tờ séc.

Séc được người kí phát phát hành để thanh toán trong các giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi séc đã được kí phát thì quan hệ trong thanh toán séc sẽ độc lập, không phụ thuộc vào giao dịch là cơ sở để phát hành séc.

Quan hệ thanh toán bằng séc là quan hệ khá phức tạp có nhiều loại chủ thể tham gia với tư cách khác nhau được luật điều chỉnh bao gồm các quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc cung ứng, phát hành, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện về séc.

Các quan hệ phát sinh trong thanh toán bằng séc được điều chỉnh bằng Luật công cụ chuyển nhượng và pháp luật liên quan. Trong quan hệ thanh toán bằng séc có yếu tố nước ngoài, nếu có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các bên tham gia quan hệ thanh toán séc được thoả thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế theo quy định của Chính phủ. Trường hợp séc được phát hành ở Việt Nam nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì séc phải được phát hành theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng. Nếu séc được phát hành ở nước khác nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng cầm cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán séc trên đây có thể chia thành các nhóm chỉnh sau:

- Nhóm chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán là các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, với tư cách là người bị kí phát, người thu hộ, người có liên quan, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác; quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép cung ứng, thanh toán hoặc thu hộ séc.

- Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc, bao gồm: người kí phát, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, ngườỉ được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của những người trên và những người khác có liên quan đến sử dụng séc.

5. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của Ngân hàng, tổ chức tín dụng

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin cho chủ tài khoản về giao dịch và số dư trên tài khoản của chủ tài khoản theo thỏa thuận với chủ tài khoản.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và được Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được trao đổi thông tin với nhau về hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Nghĩa vụ bảo mật thông tin

- Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

7. Quy định về bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

- Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;

- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;

- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

- Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;

- Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 của Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng về tài khoản, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê