Luật học so sánh là một lĩnh vực khoa học pháp lý

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, môn học luật học so sánh ngày càng phát huy vai trò đặc biệt của nó. Hiện nay ở Việt Nam, luật học so sánh đang gây hứng thú rất mạnh cho những người nghiên cứu hay hành nghề luật. Vai trò và tầm quan trọng của luật học so sánh được thể hiện ở việc môn học này được đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật mà trước kia nó chưa từng được quan tâm tới trong quá trình ra đời và phát triển của công tác đào tạo pháp lý từ khi thống nhất đất nước.

Ngày nay hầu hết các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp lý đều chú ý tới phương pháp so sánh pháp luật. Và hầu hết các luật và pháp lệnh đều bị đòi hỏi tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong quá trình soạn thảo và thông qua. Tuy nhiên, sự thống nhất trong nhận thức về một số vấn đề cơ bản của luật so sánh và trong việc giảng dạy luật so sánh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Cố nhiên, sự phong phú về các quan điểm khoa học có thể là rất cần thiết, nhưng chúng phải được xây dựng trên một nền tảng nhất định.

Về tên gọi môn học, hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau như luật so sánh, phương pháp so sánh luật, các hệ thống pháp luật trên thế giới, hay luật đối chiếu… Tuy cách gọi khác nhau nhưng cách hiểu thống nhất vẫn là: nó không là một ngành luật thực định, chẳng phải luật hình thức hay luật nội dung, cũng không chứa quy phạm điều chỉnh nào. Theo Giáo sư Micheal Bogdan, nhà nghiên cứu hàng đầu về luật học so sánh, trong tác phẩm của mình, đã chỉ rõ nội dung của luật so sánh bao gồm 3 vấn đề:

Một là, so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới nhằm tìm hiểu các điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

Hai là, từ những tương đồng và khác biệt đã tìm ra, đi đến giải thích, đánh giá các cách giải quyết khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật, tìm ra những cốt lõi, tinh túy của các hệ thống pháp luật dị biệt.

Ba là, Từ kết quả nghiên cứu của (1) và (2), xử lý các vấn đề phát sinh khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài.

Từ quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về luật học so sánh như sau: Luật học so sánh là lý luận, hay là môn khoa học trong các ngành khoa học pháp lý. Mục đích của nó là nghiên cứu và so sánh các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật quốc tế, làm sáng rõ sự tương đồng và dị biệt, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật, thực hiện hội nhập quốc tế về mặt pháp lý.

     Một lí do khác để các nhà luật học ủng hộ quan điểm nhìn nhận luật so sánh là môn khoa học độc lập xuất phát từ vại trò của luật so sánh trong việc phân tích và giải quyêt những vân dề mới cùa luật học nói chung. Theo đó, phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản đặc thù của việc nghiên cứu các hiện tượng phập luật.


    Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các hệ thống pháp luật mà còn nghiên cứu mối quan hệ mà các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc cùa những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia cũng như làm hài hòa và đi đến nhất thể hoá pháp luật của các quốc gia.


    Cũng có ý kiến dung hoà hai quan điểm trên và cho rằng luật so sánh vừa là phương pháp khoa học, vừa là môn khoa học. Theo quan diêm này, luật so sánh là phương pháp bởi vì nó được sư dụng như là phương tiện để tập hợp thông tin về các hệ thống pháp luật hoặc các hiện tượng pháp luật được so sánh. Tuy nhiên, cung hoàn toàn hợp lí khi xem luật so sánh là môn khoa học bởi VI nó tồn tại song song với lí luận chung về pháp luật nhưng với hệ thống tri thức riêng.



    Trong lí luận về khoa học hiện nay, chưa có sự thống nhất về tiêu chí đê xác định môn khoa học độc lập. Có quan niệm xác định rằng khoa học độc lập phải có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng nhưng cũng có quan niệm cho rằng môn khoa học độc lập phải tạo ra hệ thống những tri thức mói khác với các khoa học đã tồn tại. Dù theo quan niệm nào thì luật so sánh ngày nay không chỉ có đối tượng và phương pháp riêng mà kết quả cùa những nghiên cứu so sánh luật đã hình thành nên những ưi thức pháp luật khác với hệ thống tri thức của các khoa học pháp truyền thống. Hơn nữa, sự phân chia các khoa học trong lĩnh vực học thuật nào đó cũng chi mang tính tương đối. Các khoa học nghiên cứu về nhà nước và pháp luật có thể được xem đó là khoa học pháp lí. Nhưng trong cái gọi là “khoa học pháp lí” đó, ngưởi ta lại có thể phân chia nó thành các khoa học pháp lí “thành phần” như lí luận về pháp luật, luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, tội phạm học… Thậm chí, trong sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học pháp lí nói riêng, ở thởi điểm nào đó, môn khoa học với đổi tượng và phương pháp nghiên cứu nhất định có thể được chia tách thành nhiều khoa học độc lập có mối quan hệ với nhau. Vì thế, việc xác định được đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như những tri thức khác biệt mà luật so sánh tạo ra có thể cho phép chúng ta chấp nhận luật so sánh là khoa học độc lập như các khoa học đang tồn tại trong hệ thống khoa học pháp lí.

Đọc thêm tại:

Page 2

Video liên quan

Chủ đề