Luật chống bán phá giá của Việt Nam

  • Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ...

  • Ngày 30 tháng 8 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng trong...

  • Để giao dịch thương mại quốc tế an toàn, doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin giao dịch, lựa chọn...

  • Do giá năng lượng tăng cao, nhiều nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... tăng nhập khẩu viên nén, dăm gỗ...

Các tin khác »

Ngày 15 tháng 01 năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điêu của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó có quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá (biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá và biện pháp cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá).

Theo quy định pháp luật thì khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Và sau khi có kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP thì thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra và thời hạn áp dụng biện pháp này là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ. Trường hợp thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.

Đối với biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra sau khi có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định. Sau khi có quyết định chấp nhận cam kết của Bên đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra và ban hành kết luận cuối cùng.

Trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định không có hành vi bán phá giá Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt vụ việc và chấm dứt thực hiện cam kết. Trong trường hợp ngược lại, cam kết sẽ tiếp tục được thực hiện theo những nội dung quy định trong cam kết.

Khi Bên đề nghị cam kết có hành vi vi phạm cam kết dẫn đến việc hủy bỏ thực hiện cam kết hoặc trong trường hợp bên bán phá giá không đưa ra cam kết và sau khi cơ quan điều tra có kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức dựa trên thông tin sẵn có và áp dụng trở về trước đối với hàng hóa của Bên đề nghị cam kết vi phạm cam kết.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

a) Thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;

b) Theo dõi, giám sát hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước;

c) Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp có dấu hiệu rõ ràng về hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước để Cục trưởng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra;

d) Tổ chức thực hiện hoạt động điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định pháp luật (bao gồm điều tra ban đầu, điều tra rà soát, điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp), trừ điều tra xác định thiệt hại;

đ) Rà soát và đề xuất Cục trưởng trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn, điều chỉnh mức thuế, chấm dứt trước thời hạn việc áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá theo các quy định của pháp luật;

e) Xem xét, đánh giá các cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp để đề xuất Cục trưởng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp cam kết;

g) Giám sát việc thực thi biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam và đề xuất phương án xử lý các vướng mắc phát sinh để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

h) Giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý nhập khẩu và cam kết của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc tiếp tục điều tra hoặc quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp các bên cam kết không thực hiện đúng theo cam kết;

i) Thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

k) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị giải quyết khiếu nại liên quan đến việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;

l) Kiến nghị Cục trưởng về việc trưng cầu giám định, sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết trong quá trình điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;

m) Chủ trì, phối hợp với Phòng Pháp chế và các cơ quan liên quan trong việc xử lý tranh chấp do nước ngoài khiếu kiện Việt Nam ra WTO liên quan đến vụ việc Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;

n) Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục thực hiện công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật phòng vệ thương mại;

        o) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Cục trưởng.

Video liên quan

Chủ đề