Lối sống tự dưỡng có ở bao nhiêu loại vi sinh vật dưới đây

D đúng nhất

Đăng câu hỏi Trắc nghiệm tri thức của bạn >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Tags: Loại vi sinh vật nào sau đây có lối sống tự dưỡng,Vi khuẩn lưu huỳnh

Trắc nghiệm khác:

Trắc nghiệm mới nhất:

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Sinh vật dị dưỡng là một nhóm sinh vật tiêu thụ hoặc hấp thụ cacbon hữu cơ (thay vì cố định cacbon từ các nguồn vô cơ như cacbon dioxide) để có thể sản xuất năng lượng và tổng hợp các hợp chất để duy trì sự sống.[1][2] Kiểu dinh dưỡng này khác với dinh dưỡng của các sinh vật tự dưỡng như thực vật và tảo, chúng là những loài có thể dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời hoặc các hợp chất vô cơ để tạo ra các hợp chất hữu cơ như cacbohydrat, mỡ, và protein từ cacbon dioxide vô cơ. Các hợp chất cacbon bị khử này có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng cho quá trình tự dưỡng và cung cấp năng lượng ở dạng thực phẩm được tiêu thụ bởi các sinh vật dị dưỡng.

Tổng quan chu trình giữa tự dưỡng và dị dưỡng

Sinh vật dị dưỡng có thể được chia ra loài vô cơ dưõng hoặc hữu cơ dưỡng. Loài vô cơ dưỡng dùng các chất vô cơ làm nguồn dinh dưỡng, trong khi đó loài hữu cơ dưỡng dùng các chất hữu cơ. Cũng có một cách chia khác là loài quang dưỡng và hóa dưỡng. Loài quang dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng cho các Trao đổi chất chuyển đổi thức ăn/nhiên liệu thành năng lượng để sử dụng cho các quá trình của tế bào, biến đổi thức ăn/nhiên liệu thành các đơn vị để tạo nên protein, lipid, axit nucleic cùng một số carbohydrate và loại bỏ chất thải nitơ, còn loài hóa dưỡng lấy năng lượng từ các phản ứng oxy-hóa bao gồm tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng.[3]

2 cách phân loại trên cho ta nhiều phân loại nhỏ hơn như sau:

Quang hữu cơ dưỡng là loài vừa dùng ánh sáng làm nguồn năng lượng, vừa dùng năng lượng từ phản ứng oxy-hóa và xây dựng tế bào bằng chất hữu cơ trong môi trường. Hóa vô cơ dưỡng là loài dùng năng lượng từ phản ứng oxy-hóa các chất vô cơ. Hỗn dưỡng là loài đứng giữa dị dưỡng và tự dưỡng, do đó có thể sống trong điều kiện cần tự dưỡng và dị dưỡng.

Sinh vật dị dưỡng sử dụng toàn bộ năng lượng cho quá trình phát triển và sinh sản, khác với các sinh vật tự dưỡng phải dùng một phần năng lượng để tổng hợp cacbon.

Bài chi tiết: Sinh vật tiêu thụ

Nhiều loài sinh vật dị dưỡng cũng là loài hóa hữu cơ dưỡng, chúng sử dụng hợp chất cacbon hữu cơ làm nguồn cacbon, và chất hữu cơ làm chất khử và nguồn năng lượng.[4] Sinh vật dị dưỡng trong đa số trường hợp là sinh vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn, chúng nhận dinh dưỡng mà các loài hủ sinh, kí sinh, và hoàn sinh. Chúng phân rã các chất hữu cơ phức tạp (tinh bột, protein, chất béo) do các loài tự dưỡng tổng hợp thành các chất hữu cơ đơn giản hơn (đường glucozo, amino acid, axit béo và rượu glycerol).

Động vật là loài dị dưỡng do nuốt, nấm là loài dị dưỡng do hấp thụ.

  1. ^ “heterotroph”.
  2. ^ Hogg, Stuart (2013). Essential Microbiology (ấn bản 2). Wiley-Blackwell. tr. 86. ISBN 978-1-119-97890-9.
  3. ^ Mills, A.L. (1997). The Environmental Geochemistry of Mineral Deposits: Part A: Processes, Techniques, and Health Issues Part B: Case Studies and Research Topics (PDF). Society of Economic Geologists. tr. 125–132. ISBN 978-1-62949-013-7. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ Mills, A.L. “The role of bacteria in environmental geochemistry” (PDF). Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sinh_vật_dị_dưỡng&oldid=68244206”

Tra sinh vật tự dưỡng trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

Một sinh vật tự dưỡng còn gọi là sinh vật sản xuất, là một tổ chức sản xuất ra các hợp chất hữu cơ phức tạp (ví dụ như cacbohydrat, chất béo và protein) từ những hợp chất đơn giản tồn tại xung quanh nó, thường sử dụng năng lượng từ ánh sáng (quang hợp) hoặc các phản ứng hóa học vô cơ (hóa tổng hợp).[1] Chúng là những sinh vật sản xuất trong chuỗi thức ăn, ví dụ như thực vật trên cạn hoặc tảo trong nước (tương phản với sinh vật dị dưỡng, là những sinh vật tiêu thụ sinh vật tự dưỡng). Chúng không cần một nguồn năng lượng hoặc cacbon hữu cơ sống. Sinh vật tự dưỡng có thể oxy hóa khử cacbon dioxide để tạo ra các hợp chất hữu cơ cho quá trình sinh tổng hợp và cũng tạo ra một nguồn dự trữ năng lượng hóa học. Hầu hết sinh vật tự dưỡng sử dụng nước với vai trò là tác nhân khử, nhưng một số có thể sử dụng các hợp chất hydro khác ví dụ như hydro sulfide. Một số sinh vật tự dưỡng, ví dụ như thực vật và tảo, là sinh vật quang dưỡng, tức là chúng chuyển hóa năng lượng điện từ từ ánh sáng mặt trời thành hóa năng dưới dạng cacbon khử.

Tổng quan vòng tuần hoàn giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. Quang hợp là cách thức chính để thực vật, tảo và nhiều vi khuẩn sản sinh ra các hợp chất hữu cơ và oxy từ cacbon dioxide và nước (mũi tên xanh lá).

Sinh vật tự dưỡng có thể là sinh vật quang tự dưỡng hoặc sinh vật hóa tự dưỡng. Sinh vật quang tự dưỡng sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng, trong khi đó sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng chất cho electron làm nguồn năng lượng, bất kể là từ nguồn hữu cơ hay vô cơ; tuy nhiên đối với sinh vật tự dưỡng, những chất cho electron này tới từ các nguồn hóa vô cơ. Những sinh vật hóa tự dưỡng này là sinh vật vô cơ dưỡng. Sinh vật vô cơ dưỡng sử dụng các hợp chất vô cơ, ví dụ như hydro sulfide, lưu huỳnh nguyên tố, amonia và sắt(II) oxit, đóng vai trò là tác nhân khử cho quá trình sinh tổng hợp và dự trữ hóa năng. Sinh vật quang tự dưỡng và sinh vật vô cơ dưỡng sử dụng một phần ATP được sản xuất trong quá trình quang hợp hoặc quá trình oxy hóa các hợp chất vô cơ để khử NADP+ thành NADPH để tạo nên các hợp chất hữu cơ.[2]

Thuật ngữ tiếng Anh có nguồn gốc Hy Lạp autotroph được đặt bởi nhà thực vật học người Đức Albert Bernhard Frank vào năm 1892.[3]

Một số tổ chức phụ thuộc vào các hợp chất hữu cơ đóng vai trò là nguồn cacbon, nhưng lại có khả năng sử dụng ánh sáng hoặc các hợp chất vô cơ làm nguồn năng lượng. Những tổ chức như thế không được coi là tự dưỡng mà được coi là dị dưỡng. Một tổ chức lấy cacbon từ các hợp chất hữu cơ nhưng lại lấy năng lượng từ ánh sáng được gọi là một sinh vật quang dị dưỡng, trong khi đó một tổ chức lấy cacbon từ hợp chất hữu cơ nhưng lấy năng lượng từ quá trình oxy hóa của các hợp chất vô cơ thì được gọi là sinh vật hóa dị dưỡng, sinh vật hóa vô cơ dị dưỡng hay sinh vật vô cơ dị dưỡng.

Các bằng chứng cho thấy một số loại nấm có thể thu năng lượng từ sự bức xạ. Loại nấm được nuôi dưỡng bằng bức xạ đó được tìm thấy mọc bên trong lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Chornobyl.[4]

 

Biểu đồ giúp phân loại một loài là tự dưỡng, dị dưỡng hay là một kiểu phụ

 

Mặt lá màu xanh của một loại dương xỉ, là một sinh vật quang tự dưỡng

Sinh vật tự dưỡng là nền tảng của chuỗi thức ăn của mọi hệ sinh thái. Chúng hấp thụ năng lượng từ môi trường dưới dạng ánh sáng hoặc chất hóa học vô cơ và dùng nó để tạo ra các phân tử giàu năng lượng ví dụ như cacbohydrat. Cơ chế này được gọi là quá trình sản xuất sơ cấp. Các tổ chức khác, được gọi là sinh vật dị dưỡng, lấy sinh vật tự dưỡng làm thức ăn để thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống. Vì thế, sinh vật dị dưỡng — tất cả các loài động vật, gần như tất cả các loại nấm, cũng như hầu hết vi khuẩn và động vật nguyên sinh; dựa vào sinh vật tự dưỡng, hay các sinh vật sản xuất sơ cấp, để thu năng lượng và các vật chất thô mà chúng cần. Sinh vật dị dưỡng hấp thụ năng lượng bằng cách bẻ gãy các nguyên tử hữu cơ (cacbohydrat, chất béo và protein) thu được trong thức ăn. Các sinh vật ăn thịt phụ thuộc gián tiếp vào sinh vật tự dưỡng, bởi vì những dinh dưỡng hấp thụ được từ các con mồi dị dưỡng của chúng thì tới từ các sinh vật tự dưỡng mà những con mồi này đã tiêu hóa.

Hầu hết các hệ sinh thái được hỗ trợ bởi quá trình sản xuất sơ cấp tự dưỡng của thực vật, quá trình này hấp thụ photon trước đó do mặt trời giải phóng. Quá trình quang hợp tách phân tử nước (H2O), giải phóng oxy (O2) vào không khí, và oxy hóa khử cacbon dioxide (CO2) để giải phóng nguyên tử hydro mà làm nhiên liệu cho quá trình trao đổi chất của quá trình sản xuất sơ cấp. Thực vật chuyển hóa và dự trữ năng lượng của photon thành các liên kết hóa học của đường đơn trong quá trình quang hợp. Đường thực vật này bị polyme hóa để dự trữ với vai trò là cacbohydrat chuỗi dài, bao gồm các loại đường khác, tinh bột và cellulose; glucose cũng được sử dụng để tạo ra chất béo và protein. Khi sinh vật tự dưỡng bị sinh vật dị dưỡng tiêu hóa, ví dụ như động vật, cacbohydrat, chất béo và protein chứa bên trong chúng trở thành năng lượng cho sinh vật dị dưỡng.[5] Protein được tạo ra bằng cách sử dụng nitrat, sulfat và phosphat trong đất.[6][7]

  • Sinh vật tự dưỡng
    • Sinh vật hóa tự dưỡng
      • Sinh vật vô cơ dưỡng
    • Sinh vật quang tự dưỡng
  • Sinh vật dị dưỡng
    • Sinh vật hóa dị dưỡng
      • Sinh vật vô cơ dưỡng
    • Sinh vật quang dị dưỡng
    • Sinh vật hữu cơ dưỡng

  1. ^ Chang, Kenneth (ngày 12 tháng 9 năm 2016). “Visions of Life on Mars in Earth's Depths”. New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ Mauseth, James D. (2008). Botany: An Introduction to Plant Biology (ấn bản 4). Jones & Bartlett Publishers. tr. 252. ISBN 978-0-7637-5345-0.
  3. ^ Frank, A.B. Lehrbuch der Botanik. W. Engelmann, Leipzig 1892-93, [1].
  4. ^ Melville, Kate (ngày 23 tháng 5 năm 2007). “Chernobyl Fungus Feeds On Radiation”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009.
  5. ^ Beckett, Brian S. (1981). Illustrated Human and Social Biology. Oxford University Press. tr. 38. ISBN 978-0-19-914065-7.
  6. ^ Odum, E. P.; Barrett, G. W. (2005). Fundamentals of ecology. Brooks Cole. tr. 598. ISBN 978-0-534-42066-6. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Smith, Gilbert M. (2007). A Textbook of General Botany. READ BOOKS. tr. 148. ISBN 978-1-4067-7315-6.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sinh_vật_tự_dưỡng&oldid=65182310”

Video liên quan

Chủ đề