Liễm hãn là gì

Trang chủ / Sản phẩm

Chủ trị: 

  • Thận âm hư, khí âm suy kém, huyết hư, tâm phiền, mất ngủ, tim hồi hộp, lo sợ.
  • Tự ra mồ hôi chân tay, ra nhiều mồ hôi không kiểm soát, mồ hôi chảy không dứt.
  • Rối loạn thần kinh thực vật.
  • Tinh thần mệt mỏi sức kém.

Thuốc cố sáp là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng thu liễm như Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ có tác dụng cầm mồ hôi; Kim anh tử, Tang phiêu diêu, Sơn thù có tác dụng sáp tinh, cầm tiểu tiện; Khiếm thực, liên nhục, Xích thạch chi, Thạch lựu bì, Ô mai, Kha tử có tác dụng cầm tiêu chảy… Do vậy thường được dùng để chữa các chứng do âm dương khí huyêt hư tổn, chức năng tạng phủ bị rối loạn gây nên. Thực tế trên lâm sàng thường biểu hiện các triệu chứng như mồ hôi ra nhiều ( tự hãn hoặc đạo hãn), bệnh chứng tiêu chảy kiết lỵ kéo dài, di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần không tự chu, các chứng bệnh phụ khoa như băng lậu, huyết trắng ra nhiều.

Những chứng bệnh trên thường do khí hư nên trong lúc dùng thường sử dụng kèm các loại bổ khí như Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạchtruật. Những trường hợp chứng thực như sốt do mồ hôi ra nhiều, kiết lỵ cấp tính , tiêu chảy cấp do thấp nhiệt, huyết trắng ra nhiều do thấp nhiệt đều không dùng các bài thuốc cố sáp.

  1. NGỌC BÌNH PHONG TÁN (Thế y đắc hiệu phương)

  • Thành phần bao gồm Hoàng kỳ 24g; Phòng phong 8g; Bạch truật 16g.
  • Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, trộn lẫn, mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 lần. Có thể dùng thuốc thang sắc uống, tùy chứng gia giảm. Tác dụng ích khí kiện tỳ, cố biểu, chỉ hãn.
  • Giải: Bài này chủ trị chứng biểu hư ra mồ hôi, khí hư dễ cảm mạo: Hoàng kỳ dùng liều cao  để ích khí cố biểu là chủ dược; Bạch truật để kiện tỳ; Phòng phong có tác dụng khu phong;
  • Trên lâm sàng: Bài thuốc dùng trị chứng biểu hư dễ cảm mạo đối với người hay bị cảm dùng bài này có thể nâng cao sức khỏe
    • Nếu ngoại cảm, biểu hư sợ gió, ra mồ hôi mạch hoãn gia Quế chi để giải cơ.
    • Nếu ra mồ hôi nhiều gia Mẫu lệ, lá dâu, Ngũ vi tử, ma hoàng căn để tăng cường cố biểu, cầm mồ hôi.
    • Trường hợp viêm mũi mạn tính hoặc do dị ứng gia Thương nhĩ tử, Bạch chỉ để sơ phong khai khiếu.
  1. MẪU LỆ TÁN (Hòa tễ cục phương)
  • Thành phần gồm Mẫu lệ nướng 20 – 40g; ma hoàng căn 12 – 20g; Hoàng kỳ 20 – 40g; Phù tiểu mạch 12 – 20g;
  • Cách dùng: Nguyên phương là dùng thuốc bột thô, sắc với Phù tiểu mạch để uống, có thể dùng thuốc thang sắc uống. Tác dụng Cố biểu, liễm hãn.
  • Giải: Bài thuốc chủ chứng khí hư, tự hãn, ngủ nhiều hơn, cho nên chữa trị dùng bài này ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
    • Mẫu lệ liễm âm tiềm dương chỉ hãn là chủ Dược.
    • Hoàng kỳ ích khí cố biểu.
    • Phù tiểu mạch: liễm âm, chỉ hãn.
    • Ma hoàng căn: chỉ hãn có tác dụng giúp Hoàng kỳ, Mẫu lệ ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
  • Trên lâm sàng: Bài thuốc này thường được dùng trị chứng ra mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, do cơ thể hư yếu.
    • Trường hợp dương hư gia Bạch truật, Phụ tử để trợ dương cố biểu.
    • Trường hợp khí hư gia Đảng sâm, Bạch truật để kiện tỳ ích khí.
    • Nếu âm hư gia Can Đại hoàng, bạch thược để dưỡng âm.
    • Nếu huyết hư gia Thục địa để dướng huyết chỉ hãn.
  • Bài thuốc dùng với những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng thời kỳ hồi phục, khí hư ra mồ hôi nhiều hoặc bệnh lao phổi, khí âm hư ra mồ hôi nhiều, có thể dùng cho bệnh nhân nữ sau sinh cơ thể suy yếu, ra mồ hôi và trẻ em suy dinh dưỡng ra mồ hôi trộm.
  1. ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG (Lam thất bí tàng)

Đương quy

Thục địa

Sinh địa

Hoàng liên

8 – 12g

Hoàng bá

8 – 12g

Hoàng cầm

Hoàng kỳ

16 – 24g

  • Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 – 20g hoặc sắc nước uống, tùy tình hình bệnh gia giảm. Tác dụng là Tư âm thanh nhiệt, cố biểu chỉ hãn.
  • Giải: Bài thuốc chủ yếu trị chứng hư nhiệt ra mồ hôi có tác dụng tư âm thanh nhiệt, chỉ hãn. Đương quy, Sinh thục địa có tác dụng tư âm dưỡng huyết đều là chủ Dược; Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm thanh nhiệt giáng hỏa để giữ âm; Hoàng kỳ để ích khí cố biểu.
  • Ứng dụng trên lâm sàng chủ trị âm hư hỏa vượng, ra mồ hôi. Biểu hiện lâm sàng là sốt, bứt rứt, ra mồ hôi, mặt đỏ, mồm khô, táo bón tiểu đỏ, lưỡi đỏ, mạch sác hoặc tế sác. Bài thuốc có thể gia thêm ma hoàng căn, Phù tiểu mạch tác dụng tốt hơn. Trường hợp sốt chiều, họng khô có thể gia thêm Tri mẫu, Quy bản để tư âm tiềm dương. Bài thuốc có nhiều vị gây nê trện nên thận trọng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, chán ăn tiêu lỏng, cần gia giảm cho thích hợp.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Phàm những vị thuốc cổ đủ công hiệu thu sáp giữ vững các chứng hoạt thoát, thì gọi là thuốc cố sáp.

Thông thường do ốm kéo dài, cơ thể hư nhược, hoặc chữa lầm, công phạt qúa mạnh khiến cho đại tiện tiểu tiện không tự chủ được, đi ỉa ra máu, lòi dom, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, di tinh, băng huyết, rong huyết, ho lâu suyễn thở do hư nhược, đều có thể chọn dùng thích hợp những vị thuốc thuộc loại này để điều trị.

Thuốc cố sáp cố thể quy nạp làm hai loại: thuốc liễm hãn sáp tinh (thu mồ hôi cố tinh) và thuốc sáp tràng, chỉ tả (săn ruột cầm đi ỉa chảy). Nhưng do đều có tác dụng cố sáp nên cả haỉ loại không thể tách rời dứt khoát, như Long cốt, Mẫu lệ chẳng những có thể sáp tinh, mà còn có thể sáp tràng chỉ tả.

Những loại thuốc này tuy có thể sử dụng một mình (độc vị) để chữa tiêu (chữa ngọn) hoặc cấp cứu, song trên lâm sàng phần nhiều căn cứ vào tình huống khác nhau mà phối hợp với thuốc bổ dưỡng như bổ khí trợ dương hoặc bổ huyết dưỡng âm để đạt được mục đích chữa cả tiêu lẫn bản (ngọn và gốc).

Về liễm hãn (cầm mồ hôi) thường dùng Phù tiểu mạch, Long cốt, Mẫu lệ. Phù tiểu mạch là thuốc liễm hãn nói chung. Long cốt, Mẫu lệ thì sử dụng thiên về khi dương hư, âm hư ra mồ hôi trộm có thể dùng Sơn du nhục.

Về sáp tinh, an thần, chấn kinh, Long cốt nung, Mẫu lệ nung đều cố hiệu quả tốt, vả lại hai vị này thường cùng sử dụng với nhau. Nhưng ngoài thu sáp cổ thoát ra, với tính hàm hàn, Mẫu lệ còn có thể làm mềm chỗ rắn, phá thông tích tụ, còn Long cốt thì trong bổ ích chân âm, có thể ghìm giữ được phù dương bốc lên dữ đội. Trong bổ ích chân âm, Mẫu lệ lại có thể nhiếp được âm khí nặng nề (trầm âm) bị hạ hãm. Ngoài ra Kha tử, Xích thạch chi, Vũ dư lương là những vị thuốc thường dùng về sáp tràng chỉ tả. Khá tử thường dùng cho ỉa chảy nói chung, ỉa chảy không có chừng mực thì nên dùng Xích thanh chi, Vũ dư lương. Thạch lựu bỉ, Ô mai tuy đều có đầv đủ tác dụng cố sáp những trên lâm sàng phần nhiều dùng để sát trùng.

Những vị thuốc này phải dùng cho chứng hư mà không có thực tà, nếu không thì do tác dụng cố sáp mà bệnh tà đình trệ lại ở trong cơ thể, thường dễ gây nên hậu quả không tốt. Nhưng nếu mồ hôi ra quá nhiều, hoặc ỉa chảy quá mức, sẽ có xu thế vong dương hư thoát, thì bất luận tà đã giải hay không trước hết đều phải suy xét sử dụng những vị thuốc này để tiến hành cấp cứu đã.

Nhóm thuốc thu liễm, cố sáp là nhóm thuốc có tác dụng cầm mồ hôi, cầm ỉa chảy,…đa số những vị thuốc trong nhóm thuốc này thường có vị chua và chát.

Liên nhục là một trong những vị thuốc Đông Y thuộc nhóm thu liễm, cố sáp

Tổng quan về nhóm thuốc thu liễm, cố sáp

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dựa vào tác dụng của thuốc cổ sáp, người ta chia thuốc cổ sáp ra làm các loại sau:

  • Thuốc cầm mồ hôi (thuốc liễm hãn)
  • Thuốc cầm di tinh, dị niệu (thuốc cố tinh sáp niệu)
  • Thuốc cầm ỉa chảy (thuốc sáp trường chỉ tả)
  • Ngoài ra còn có thuốc cầm máu (thuốc chỉ huyết).

Để sử dụng thuốc cổ sáp đạt hiệu quả điều trị cao, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền cũng như chú ý một số điểm sau đây:

  • Thuốc cố sáp là thuốc điều trị triệu chứng (trị tiêu), khi dung phải phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân (trị bản).
  • Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bổ khí; mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm.
  • Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận.
  • Bệnh nhân bị ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ.
  • Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậy không nên dùng quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm, tà độc có thể bị giữ lại trong cơ thể.

Ngũ vị tử là vị thuốc đông y có tác dụng cầm mồ hôi

Đặc điểm của nhóm thuốc thu liễm, cố sáp

Tuyệt đối không sử dụng những vị thuốc Đông Y trong nhóm thuốc cổ sáp cho , những bệnh nhân mắc chứng mồ hôi ra nhiều do chứng nhiệt, ỉa chảy do thấp nhiệt khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt. Mỗi nhóm trong nhóm thuốc thu liễm, cố sáp lại có những vị thuốc nhất định, cụ thể dưới đây:

Đối với nhóm thuốc có tác dụng cầm mồ hôi: Nhóm này được sử dụng trong các trường hợp bệnh có liên quan đến việc khai mở tấu lý; đó là các trường hợp đạo hãn (mồ hôi trộn), tự hãn (mồ hôi chảy ròng ròng). Nguyên nhân do dương hư không bảo vệ bên ngoài, âm hư không giữ bên trong; vì vậy khi dùng thuốc cầm mồ hôi có thể phối hợp với thuốc bổ dương, bổ khí và bổ âm.

Chú ý nếu ra mồ hôi nhiều quá, không ngừng kèm theo triệu chứng chân tay lạnh, hơi thở gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, bổ khí cứu thoát như phụ tử, quế nhục, nhân sâm…Một số vị thuốc trong nhóm thuốc này bao gồm:

  • Ngũ vị tử: Trong quá trình sử dụng ngũ vị tử bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây: Bệnh nhân sử dụng do phế hư thì dùng sống, khi dùng để bổ thì tẩm với mật ong rồi chưng chin mới nên dùng. Ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, trung khu hô hấp, có thể súc tiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nâng cao thị giác, thính giác và tang tính mẫn cảm của cơ qua thụ cảm. ngoài ra, có tác dụng hưng phấn với tử cung.

Các vị thuốc này được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y quý

Đối với thuốc cầm tinh di niệu: Thuốc cố tinh sáp niệu có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong những trường hợp di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương hoặc chức năng sinh dục yếu kém, do thận hư không tang tinh. Thuốc cố tinh sáp niệu dùng trong các trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái nhiều lần, lượng nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế được bàng quang. Thuốc cố tinh dư niệu thường được sử dụng trong những phụ nữ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung, nhâm yếu (can thận). Một số vị thuốc trong nhóm này bao gồm:

  • Kim anh tử liều dùng hàng ngày là 6-12 g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán. Những bệnh nhân bị thấp nhiệt, , tiểu tiện bí không nên dùng
  • Đối với tang phiêu tiêu: liều dùng: 6-12 g/ngày sao vàng, tang phiêu tiêu không nên sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng âm hư hỏa vượng, thấp nhiệt bàng quang, tiểu tiện ngắn đỏ.
  • Ngoài ra còn một số vị thuốc đông y khác như: Khiêm thực, Liên nhục, Sơn thù du,…

Nhóm thuốc cầm ỉa chảy: Những vị thuốc trong nhóm thuốc này thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hóa, hấp thu giảm sút hoặc bị ngộ độc thức ăn… dẫn đến tiêu chảy. Do ỉa chảy lâu ngày, tỳ dương hạ hãm, tay chân mệt mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa trực tràng. Thuốc cầm ỉa chảy phải phối hợp với thuốc kiện tỳ để điều trị. Một số vị thuốc đông y trong nhóm này bao gồm: Ô mai, bột ngũ tử, kha tử,,…

Ngọc Mai – sieuthithuocviet.edu.vn

Video liên quan

Chủ đề