Lễ phả độ gia tiên nên làm ở đâu

Ô-Hay.Vn chia sẻ bài của thầy Lâm (được Ơn Trên khai mở Tâm Linh) về:

(Lễ này rất khó, chỉ những người được lựa chọn (Thiên Ý) mới làm được)

Là 3 cõi giới:

  • Hạ giới: Nơi con người /sinh vật có thân vật lý sinh sống
  • Trung giới: Nơi các linh hồn (gọi là hồn ma) của người và các sinh vật sinh sống
  • Thượng giới: Nơi các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và các bậc giác ngộ (đã được điểm đạo) sinh sống.

Cả ba cõi này chồng khít nên nhau, chỉ khác phân tử cấu tạo, tốc độ rung động.

  • Hạ giới: cấu tạo thô, rung động chậm
  • Trung giới: cấu tạo thanh hơn, rung động cao hơn hạ giới nhưng cũng còn trược
  • Thượng giới: cấu tạo bằng ánh sáng, trí tuệ, thanh, nhẹ.

Nghiệp là những tội trong tiền kiếp cũng như quá khứ của hiện kiếp của một người gây ra, đang phải chịu/ trả trong hiện tại (xem thêm bài Phúc báo – Nghiệp báo).

Có những cách giải nghiệp:

  • Trả nghiệp: là tự hoàn thành việc thi hành nghiệp báo, tức là chịu những trừng phạt đáng phải chịu, giống việc thi hành án của pháp luật.
  • Đổi nghiệp bằng công sức: Dùng công đức, hạnh nguyện, đúc chuông, tô tượng hoặc làm việc từ thiện cứu người, cứu môi trường… cho đến khi phúc báo cân bằng nghiệp báo, Ơn Trên sẽ xóa nghiệp.
  • Đổi nghiệp bằng tiền: Dùng tiền (cũng là dùng công sức mà có) nhờ thầy Tâm linh đem tiền âm đi khắc phục hậu quả do tiền kiếp gây ra, hoàn thành việc khắc phục về vật chất, tinh thần của các linh căn bị hại sao cho không còn đơn kiện của các oan gia. Ơn Trên sẽ xem xét xóa nghiệp.

Là những cái chết thảm khốc, hoặc oan ức, linh hồn bị giam trong bối cảnh lúc chết, rất phẫn uất, đau đớn nên không thể tự siêu thoát. Ví dụ:

  • Người bị chết cháy thì linh hồn luôn cảm thấy mình đang bị thiêu đốt.
  • Người bị chết đuối thì luôn luôn trong cảm giác sặc nước.
  • Người bị vu oan mà chết thì ai oán cả trăm năm không thôi.

Vì vậy, cần các vị thầy Tâm linh làm lễ cầu siêu để vong linh ngộ ra để có thể siêu thoát lên cảnh giới cao hơn.

Khi chết, trừ những Bậc Thầy, những Bậc Giác Ngộ, những Người có Sứ mệnh, còn hầu hết chúng sinh đầu thai vào cảnh thứ 6, 7 nơi Trung giới.

  • Cảnh 7 được ví như địa ngục, đây là cõi đầu thai của những kẻ phạm tội, trộm cướp, lưu manh… rung động rất nặng, trược.
  • Cảnh 6 tương ứng như cõi trần, ông bà tổ tiên chúng ta, nếu không phạm tội gì quá ghê gớm sẽ đầu thai nơi đây.

Dù cảnh sắc không tối tăm như cõi 7 nhưng cũng nặng về tham, sân, si. Vẫn thèm ăn ngon, thèm mặc đẹp, thèm rượu, thèm tiền, thèm sex… nói chung thèm đủ thứ. Tuy nhiên, do không còn thân xác nên không thể thực hiện được những ham muốn đó. Bị dục vọng giày vò cho đến khi giác ngộ sẽ được lên cảnh giới cao hơn.

Nhưng cũng giống như lúc sống, hầu hết chúng ta đều tham lam, có một muốn có hai, có voi lại đòi có người cưỡi… Chính vì thế, dục vọng chi phối,các linh hồn bị đọa ở cảnh này cũng khá lâu, có thể vài trăm năm, thậm chí cả ngàn năm, không thể siêu thoát được.

Phả độ gia tiên là làm tăng nhận thức, tăng rung động của các linh hồn tổ tiên của một gia đình (thường là 4 họ: hai bên bố, hai bên mẹ) lên cảnh giới cao hơn để có thể tu học làm nhiệm vụ Bề Trên giao hoặc đầu thai.

Gia đình nào chưa làm lễ này bao giờ thì có thể đến cả vạn (10.000) linh hồn chưa được siêu thoát. Lễ này là khó nhất, và nặng tiền nhất là vì thế.

Lễ cầu siêu phả độ gia tiên, vong linh thai nhi sản nạn, giải nghiệp oan gia trái chủ

Ví dụ: để được lên cảnh giới cao hơn, cần một tấm vé có đóng dấu, giả sử mỗi lần cộp dấu, giống chính quyền xã của ta hiện nay thu 20-25kg gì đó mà nhân với 5.000 vé thì ra bao nhiêu? 1 vạn vé thì ra bao nhiêu tiền? Điều này do Thiên Ý quyết định, không phải tự Ông/Bà Thầy Tâm Linh nghĩ ra. Và chỉ những người được lựa chọn mới làm được lễ này, không phải ai cũng làm được.

Sau đây xin nêu vài ví dụ cụ thể trong thực tế:

  • Ví dụ 1: Đầu năm 2016, nhân đi chữa bệnh cho một bệnh nhân, triệu linh căn họ ra nói chuyện. Sau đó, có thử triệu linh căn bà địa chủ Cát hanh Long hay còn gọi bà Nguyễn thị Năm. Bà này lên vân căm hận , uất ức vì bị lừa. bị phản bội… Vẫn kêu oan từ lúc bị xử tử đến nay. Lâm vừa khuyên nhủ, vừa tặng bà một Phật ấn treo cách không trên đầu. Sau bà ngộ ra, nói một câu: Nếu bà không bị giết, thì giờ bà cũng chết lâu rồi, tạ ơn thầy khai sáng!!!
  • Ví dụ 2: Trường hợp em Linh bị người tình chặt xác, khoảng t6 2016, đang ngồi quán café thì em ý hiện về, nhập vào trợ lý của Lâm xin lệnh ấn để siêu thoát. Dù không quen biết gia đình nhưng là trường hợp thương tâm, cũng cấp lệnh cho đi. Sau đó, linh hồn còn đọc địa chỉ cho trợ lý đến tận nhà để báo tin cho gia đình. Nhưng gia đình cũng rất thờ ơ, không quan tâm. Sau khi được siêu thoát, linh hồn em Linh có quay lại tạ ơn và tặng Lâm một áo giáp (vô hình) nói rằng để anh đề phòng kẻ xấu!!! (//vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/thi-hanh-an-tu-hinh-voi-nguyen-duc-nghia-3021275.html)
  • Ví dụ 3: Tôi (Lâm) đi chữa cận thị, thấy nặng người, tưởng là ngồi trước bàn thờ gia chủ, phạm húy kỵ, đã dịch chỗ khác nhưng vẫn nặng. Nhìn ra, cả gia tiên tiền tổ nhà họ bám lấy Lâm để xin đi . Chữa bệnh xong, ngồi thiền, cấp lệnh cho gia tiên đi. Sau đó, một người trong gia đình được báo mộng, các cụ được sang cõi Phật tu học, được ngồi trên tòa sen, mãn nguyện lắm, và tạ ơn Thầy.

Chuyên mục Tâm Linh-Huyền Bí

Xem thêm:

Hiểu được ý nghĩa của việc cầu siêu chúng ta mới viên mãn được tâm nguyện tri ân – báo ân cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, cửu huyền thất tổ. Lễ Vu Lan bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thế. Đức Phật có 2 đại đệ tử: Xá Lợi Phất – trí tuệ đệ nhất và Mục Kiền Liên – đệ nhất thần thông và đại hiếu tôn giả. Cha Ngài Mục Kiền Liên mất sớm, Ngài bôn ba làm ăn để nuôi mẹ. Mẹ Ngài do nghiệp ác từ nhiều đời nên khi mất bị đọa địa ngục. Do biết rằng báo hiếu không gì hơn bằng xuất gia tu tập. Ngài đã đến thỉnh cầu Đức Phật xin được xuất gia. Nương nhờ sự gia trì của Đức Phật, Ngài đã tìm được mẹ ở cõi địa ngục. Quá thương xót mẹ, dập đầu đỉnh lễ Đức Phật, cầu xin chỉ dạy cho Ngài làm thế nào để cứu mẹ.

Bạn đang xem: Lễ phả độ gia tiên là gì

Tuy bắt nguồn từ Ấn Độ, nhưng đã lễ Vu Lan trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Bởi người Việt luôn coi trọng chữ hiếu. Chữ hiếu là tri ân, thuận là báo ân. Không phải tự nhiên mà chúng ta được sinh ra, lớn khôn, trưởng thành như ngày hôm nay. Mỗi chúng ta hãy cảm thấy tự hào vì được thừa hưởng truyền thừa huyết thống của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Mỗi hạt cơm là mồ hôi của người nông dân, mỗi mảnh áo là mồ hôi của người thợ dệt, thợ dệt… cuộc sống của chúng ta thấm đẫm ân phước của nhiều người xung quanh.

Trong ngày lễ Vu Lan, chúng ta hướng niềm tri ân đến tất cả mọi người. Biết tri ân vẫn chưa đủ, niềm tri ân cần được hiện thực hóa thành những hành động có ích. Chính nhờ những công hạnh báo ân mà sự tri ân mới trọn vẹn ý nghĩa. Lễ Vu Lan là cơ hội lớn để các Phật tử thực hiện tri ân – báo ân. Ở nhà có nhiều cách báo ân là chăm lo, cơm nước cho cha mẹ và hướng dẫn cha mẹ thực hành tâm linh. Đối với ông bà, cha mẹ đã quá vãng, cố gắng thực hành công đức hồi hướng cho họ. Hãy đem trọn tấm lòng hiếu thảo của mình để làm tất cả các thiện hạnh, để 1 ngày tu tập trọn vẹn công đức, để những bông hoa hiếu đạo nở hoa.

Xem thêm: 4 Cách Hủy Đơn Hàng Sendo Đơn Giản, Chăm Sóc Khách Hàng

Ý nghĩa cầu siêu phả độ gia tiên

Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Không siêu có nghĩa là chư hương linh có thể trong đời quá khứ tích lũy điều không lành, hoặc do oan gia trái chủ mà không thể đi về cõi lành. Giống như khi bạn bị kẹt xe trên đường đi làm, sự mắc kẹt ấy gọi là không siêu. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình nếu giờ này còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ được siêu thoát, được giải phóng khỏi cảnh giới khổ đau để sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Đối với những chúng sinh đang ở trạng thái thân trung ấm, việc cầu siêu từ khi mất, tuần sơ thất cho đến chung thất có ý nghĩa và giá trị rất lớn, giúp hương linh có thể nương nhờ công đức (nhờ Phật lực gia hộ, chư Tăng chú nguyện, thân nhân thực hành tích lũy công đức) mà thức tỉnh, chuyển hóa nghiệp lực để siêu sinh Tịnh độ.

Đối với những chúng sinh sau khi chết đã trải qua thời gian 49 ngày nhưng vì oan nghiệp bất đắc kỳ tử, đột tử nên vẫn chưa tái sinh, hoặc phần lớn đã tìm được chỗ tái sinh nhưng do lúc sinh tiền tạo nhiều nghiệp bất thiện nên sinh vào ác đạo (địa ngục và ngã quỷ), họ vô cùng khổ đau, đói khát. Bởi chúng ta không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu, theo lời chỉ dạy của Đức Phật, chúng ta rất cần làm các việc phúc thiện như phóng sinh, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, bảo vệ môi trường, thực hành thập thiện….để nương công đức đó hồi hướng cầu nguyện cho hương linh ông bà cha mẹ sớm được vãng sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Video liên quan

Chủ đề