Lập Dàn ý vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu
 

I. Dàn ý Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu (Chuẩn)

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả và tác phẩm Rừng xà nu
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Cảm hứng sử thi

2. Thân bài

a) Khái quát chung về cảm hứng sử thi- Nội dung:+ Phản ánh những sự kiện mang tính chất trọng đại, có tính cộng đồng toàn dân tộc, có quy mô hoành tráng+ Ca ngợi những người anh hùng có sức mạnh thần kì, mang những phẩm chất tốt đẹp cũng như khát vọng của toàn dân tộc- Nghệ thuật: + Hệ thống ngôn từ độc đáo, mang tính biểu tượng

+ Bút pháp sử thi đặc sắc

b) Cảm hứng sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu

* Đề tài: Chiến tranh vệ quốc* Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt: - Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu năm 1965, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất của quân dân ta với giặc Mỹ. Khi đó, đế quốc Mỹ đang tiến công mạnh mẽ đánh chiếm miền Nam đồng thời cho quân đánh phá miền Bắc, cả đất nước sôi sục tinh thần đoàn kết đứng lên chống thù- Tác giả mượn hình ảnh làng Xô-man để qua đó đề cập đến tình trạng những tháng ngày đen tối của đất nước lúc bấy giờ và cách để thoát khỏi nỗi đau khổ đó chỉ có thể là vùng lên chống lại kẻ thù. 

=> Tác phẩm tự thân đã mang cái không khí sử thi hào hùng của dân tộc.

* Nhân vật chính của truyện: Tnú - một người con của làng Xô-man, của núi rừng Tây Nguyên, cùng dân làng đứng lên chống Mỹ bằng những vũ khí thô sơ nhất và tinh thần bất khuất, kiên cường nhất.* Các hình ảnh mang đậm chất sử thi trong tác phẩm - Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, tráng lệ, nên thơ, tạo nên chất sử thi riêng của tác phẩm. Hình ảnh rừng xà nu được lặp đi lặp lại nhiều lần: + Mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh cánh rừng xà nu "đứng trên rừng xà nu ấy trông ra xa... chân trời"; kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh cánh rừng xà nu "đến hút tận chân trời" + Cả cánh rừng xà nu "nằm ngay trong tầm ngắm đại bác của đồn giặc", "không cây nào là không bị thương", "bị phạt ngang cây, đổ rạp xuống, tuôn nhựa tràn trề"+ Sức sống tràn trề mãnh liệt: Một cây ngã xuống thì "đã có bốn năm cây con mọc lên", "ít có loài cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy", "vô số cây con mọc lên"; ham ánh sáng "phóng lên rất nhanh... thẳng tắp"+ Chúng vẫn luôn "ưỡn tấm ngực lớn để bảo vệ ngôi làng"

=> Hình ảnh cây xà nu biểu tượng cho người Xô-man nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời khung gian hùng vĩ nên thơ đó tạo nên cảm hứng sử thi cho tác phẩm.

- Hình tượng người anh hùng sử thi - Tnú:+ Là người mang số phận của cả cộng đồng: Tnú là nạn nhân cũng là người trực tiếp chịu đựng những tổn thương do kẻ thù gây ra: Ngày nhỏ mồ côi, được dân làng nuôi nấng dạy dỗ; lớn lên làm cách mạng bị giặc bắt nhiều lần; vợ con bị giặc giết chết; bản thân bị giặc tẩm dầu xà nu đốt 10 đầu ngón tay.+ Là hiện thân của một người con mang lí tưởng của đất nước: Từ nhỏ đã tự nguyện tham gia cách mạng; lớn lên vượt ngục về làng lãnh đạo nhân dân Xô-man làm cách mạng; khi tính mạng bị đe dọa cũng chỉ nghĩ đến việc "mình sẽ chết nhưng ai sẽ thay mình lãnh đạo dân làng"+ Mang những phẩm chất tiêu biểu của người Tây Nguyên: Gan dạ, dũng cảm, quyết đoán hơn người...; yêu quê hương, yêu đồng bào, yêu thương vợ con. 

=> Hình tượng Tnú được xây dựng dựa trên cảm hứng sử thi rất đặc trưng, tạo nên nét đặc sắc riêng của người anh hùng núi rừng Tây Nguyên

- Hình tượng những con người trong cộng đồng làng Xô-man:+ Cụ Mết: Già làng, lớp người đi trước luôn truyền dạy cho con cháu tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng, "Đảng còn thì núi nước này còn", "chúng nó cầm súng thì mình cầm giáo"+ Dít: Cô bí thư chi bộ Đảng, lớp thanh niên kế cận tiếp nối con đường cách mạng của làng Xô-man, nòng cốt của cuộc kháng chiến+ Bé Heng: Cậu bé giao liên, kế tiếp công việc liên lạc của Tnú thuở nhỏ, với "chiếc áo bà ba dài phết mông, vẫn đóng khố" nhưng có ý thức cách mạng lớn+ Hình ảnh dân làng: Tụ tập nhau ở nhà cụ Mết, nghe cụ kể về cuộc đời người anh hùng Tnú "Cơm nước xong, từ phía nhà ưng,... lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết"

=> Tinh thần đoàn kết tập thể, tinh thần cộng đồng truyền từ đời này sang đời khác tạo nên tinh thần dân tộc bất diệt. 

* Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Rừng xà nu- Giọng kể chuyện: Trang trọng, hào hùng, tráng lệ những cũng không kém phần lãng mạn- Các biện pháp nghệ thuật đặc tả: Cường điệu, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...- Kết cấu truyện đầu cuối tương ứng: Mở đầu là hình ảnh rừng xà nu, kết thúc cũng là hình ảnh rừng xà nu.

=> Góp phần tăng tính sử thi cho tác phẩm.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: Cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về tác phẩm. 

II. Bài văn mẫu Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu (Chuẩn)

Trong giai đoạn lịch sử 1945 - 1975 hào hùng, nền văn học Việt Nam đã tiếp nhận biết bao tác phẩm văn học Cách mạng ra đời. Các tác phẩm này không chỉ ca ngợi lòng yêu nước mà còn kể về những sự mất mát, hy sinh cũng như tinh thần bất khuất của quân và dân Việt Nam ta trong hai cuộc kháng chiến gian khổ. Có thể kể tới các tác phẩm nổi tiếng giai đoạn này như Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Người mẹ cầm súng, Hòn đất - Anh Đức, ... Và không thể không kể đến tác phẩm Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm viết về mảnh đất và con người đất Tây Nguyên. Mảnh đất và con người nơi ấy là nguồn cảm hứng giúp Nguyễn Trung Thành hoàn thành một tác phẩm xuất sắc với cảm hứng sử thi dạt dào trong từng câu chữ. Nó đã tạo nên được một màu sắc rất riêng trong số các tác phẩm văn học cùng thời bấy giờ.

Nói tới sử thi, người ta thường nói tới những câu chuyện tự sự mang tính cộng đồng, có quy mô hoành tráng, miêu tả những sự kiện có tính toàn dân tộc, trọng đại, ảnh hưởng tới tính sống còn của một đất nước...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu tại đây.


Cảm hứng sử thi là cảm hứng bao trùm trong toàn bộ thiên truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, cùng xây dựng các ý chính trong dàn ý phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu để hiểu hơn về vai trò của cảm hứng này đối với việc phản ánh nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Dàn ý phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu Khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn trong Rừng xà nu Dàn ý phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình Dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

Dàn ý phân tích nhân vật tnú trong tác phẩm Rừng xà nu – Các em đang cần phân tích nhân vật Tnu trong tác phẩm Rừng xà nu thì tham khảo ngay dàn ý dưới đây nhé. Dàn ý chi tiết đầy đủ từng luận điểm giúp các em phân tích đúng và hay nhất.

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành: Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, quê ở Quảng Nam, Khi đang học trung học ông xin gia nhập quân đội, sau một thời gian chiến đấu ông được chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhưng nhà văn chủ yếu sống và gắn bó với chiến trường Tây Nguyên vì vậy sự nghiệp văn học của ông cũng gắn liền với mảnh đất ấy.

– Giới thiệu nhân vật Tnú: Một trong những tác phẩm văn học xuất sắc phải kể đến Rừng xà nu. Tác phẩm được sáng tác năm 1965 và viết trong thòi kì kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, nhân vật Tnú là nhân vật trọng tâm của tác phẩm, là người anh hùng kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.

a. Hoàn cảnh

+ Tnú vốn là trẻ mồ côi, cha mẹ mất sớm và được dân làng đùm bọc, yêu thương nuôi lớn. Chính vì vậy, đối với dân làng Xô man Tnú chính là đưa scon chung của cộng đồng, lớn lên trong sự yêu thương và kết tinh tính cách đẹp của cộng đồng nói chung và dân làng Xô Man nói riêng.

b. Phẩm chất Tnu

– Khi còn nhỏ

+ dàn ý phân tích nhân vật tnú – Tnú là đứa trẻ vô cùng gan dạ ngay từ khi còn nhỏ. Khi nhỏ, Tnú đã giác ngộ lí tưởng cách mạng , giác ngộ lí tưởng của  Đảng. Dù trước đó, có rất nhiều người bị sát hạt khi làm nhiệm vụ cách mạng nhưng Tnú không hề sợ hãi. Tuổi nhỏ mà lòng can đảm, gan dạ rất lớn không phải ai cũng có.

>> Dẫn chứng: Lúc đầu thanh niên đi nuôi và gác cho cán bộ, thằng Mỹ – Diệm biết được, nó bắt thanh niên. Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng…. Tiếp theo đó là bà Nhan nó chặt đầu cột tóc treo đầu súng, sau cùng đến lũ trẻ thay ông bà già. Trong đám đó, hăng nhất là Tnú và Mai.

+ Tnu học thua mai. Mai học giỏi chỉ trong vòng 6 tháng có thể viết chữ thành thạo. Tnu liền đập bể mất cái bảng nứa và còn bỏ ra suối, đòi đánh Mai khi Mai dỗ. Với tính cách ngang bướng, mạnh mẽ của mình Tnu dường như không chịu thua ai. Nhưng khi được anh quyết dỗ dành, sau này anh hi sinh thì Tnu phải thay anh làm cán bộ, nếu không biết chữ sao làm. Vậy mà nó lại nghe lời nhờ mai chỉ chữ giùm >> Qua đây cho thấy tinh thần ham học hỏi, hết mình vì cách mạng và sống vì lí tưởng cách mạng của Tnú

+ Tháo vát, nhanh nhẹn, nhớ đường. Tnú hay quên chữ là thế nhưng mà khi đi núi rừng thì cái đầu sáng lạ lùng. T nú làm nhiệm vụ rất giỏi, rất thông minh “Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên một cây cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình.”

+ Khi găp kẻ thù cũng không hề run sợ, rất gan dạ. Khi bị bắt khi làm nhiệm vụ bị bắt, Tnú nhanh ý nuốt thư vào bụng. Sau đó khi giặc về làng bắt khai cộng sản, Tnu chỉ vào bụng nói “ cộng sản ở đây này” . Tnu bị giặc chém vào lưng một vết nữa, tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét mẹ nó để lại, ứa một giọt máu đậm vậy mà nó không sợ, máu trong người nó cũng nhanh chóng quện lại và tím bầm như nhựa xà nu.

>> Tnu trung thành với đảng và rất kiên cường.

– Khi trưởng thành

+ Khi trở về làng biết tin anh Quyết đã hi sinh, Tnú đã thay anh lãnh đạo dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.  Anh cùng cả làng vào trong rừng lấy giáo  mác, vụ rựa đã giấu kín từ trước. Riêng T nú đi ba ngày lên núi Ngọc Linh và mang về một gùi nặng đá mài để làm vũ khí cho trận khởi nghĩa.

+ Khi chứng kiến vợ con bị giết: Việc dân làng Xô Mai mài vũ khí cũng đến tai giặc. Vậy là giữa mùa suốt lúa, giặc kéo đến vừa đúng lúc con trai của Mai và T nú ra đời. Vậy là chúng bắt Mai để dụ T Nú và thanh niên ra khỏi rừng. Chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn, giết chết mà lòng đau đớn, anh đã bứt hàng chục trái vải mà không hay, anh chồm dậy nhưng lại bị Cụ Mết kéo lại. Nhưng ông cụ không thể ngăn anh lại vì lòng căm thù hừng hực, đớn đau “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn.” Sau đó anh đâm chết thằng lính giặc to lớn, rồi ôm hai mẹ con Mai vào ngực. >> Qua đây cho thấy lòng dũng cảm, gan dạ, căm thù giặc sâu sắc thế nào.

+ Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay: Sau khi cứu Mai thì T nú cũng bị chúng nó bắt. Chúng nó trói anh lại, sau đó thì đốt 10 đầu ngón tay của anh. Lạ thay, trước cái chết anh không hề sợ hãi, thậm chí còn bình thản. Điều anh lo lắng lúc đó là khi anh chết rồi, ai sẽ thay anh đứng lên làm cán bộ đây? Trước cái chết anh vẫn bình thản và điều lo lắng nhất vẫn là cách mạng. Thậm chí, khi bị đốt 10 đầu ngón tay, T nú chỉ nhăm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trùng “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên”

Khi còn nhỏ T nú đã tin tưởng vào cách mạng và đi theo con đường cách mạng, thay thế những người già ở làng để làm nhiệm vụ giao thư từ quan trọng, khi bị giặc bắt cũng không khai ai làm cách mạng và không hề sợ hãi.

– Khi chứng kiến vợ con bị kẻ thù chết anh không hề bi quan mà từ bỏ cách mạng, anh lại càng thêm kiên cường, động lực đi theo cách mạng, gia nhập lực giải phóng quân để trả thù cho gia đình và cho dân làng.

– Khi lập chiến công anh cũng chỉ xin nghỉ 1 ngày phép về thăm làng, anh luôn chấp hành đúng quy định của đảng đề ra.

Dàn ý phân tích nhân vật tnú –  Đó là tình yêu với Làng tha thiết. Khi tham gia đội lực lượng giải phóng quân anh rất nhớ nhà, nhớ quê hương, dù chỉ cho về 1 đêm anh vẫn trở về. Anh lẳng lặng đi cho đến khi anh nhận ra tiếng chày dồn dập của làng anh. Bây giờ anh chợt hiểu ra rằng hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi nhớ day dứt lòng anh suốt ba năm nay chính là tiếng chày đó . Anh đã cố giữ bình tĩnh nhưng ngực vẫn đập liên hồi, chân cứ vấp mãi cái rễ cây ở chỗ ngã quẹo vào làng. Có thể nói đó là tình yêu tha thiết, gắn bó, đó là quê hương máu thịt. Nếu không có tình yêu ấy nuôi dưỡng Tnú thì liệu anh có thể sống và chiến đấu bao nhiêu năm qua.

+ Đó là người chồng người cha thương con hết lòng, và không thể chịu được cảnh vợ con bị giết, anh đã bất chấp tính mạng mà lao ra cứu, dang cánh tay chắc như gỗ lim ôm lấy vợ con. Khi anh trở về làng nhìn thấy cái cây lớn ngã ba đường anh lại nhớ đến Mai, đây là nơi hai người lần đầu gặp lại khi T nú đi làm cách mạng, kỉ niệm đó đã cứa vào lòng anh một nhát dao nứa “Kỷ niệm đó cắt vào lòng anh một nhát dao nứa. Anh trợn mắt lên, như những lúc bị tra tấn đau quá trước đây”.

>> Tnú càng yêu thương nồng nàn thì càng căm thù giặc sâu sắc:  T nú có ba mối thù lớn đso là mối thù bản thân với giặc khi bị giặc tra tấn và đốt cụt bàn tay; đó là mối thù gia đìn khi vợ bị giết và mối thù của cả buôn làng.

>> Tnú chính là nhân chứng cho con đường cách mạng của Xô Man, kẻ thù đã cầm súng chúng ta nhất định phải cầm giáo.

>> Câu chuyện bi tráng của cuộc đời TNú cũng chính là thể hiện cho chân lí  lịch sử  “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo ” , phải vùng lên đấu tranh và phải có vũ trang mới có thể chiến thăng kẻ thù.

– Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Tnú:

Dàn ý phân tích nhân vật tnú – Đó là một nhân vật đại diện cho dân làng Xô Man, gan dạ, bất khuất kiên cường, sống có lí tưởng và trung thành với Đảng sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ vợ con, bảo vệ dân làng. Đó cũng là một con người nồng nhiệt với trái tim yêu Làng tha thiết, thương vợ con da diết và mối căm thù giặc sâu sắc. Hội tụ ở Tnú là con người nhiều đau thương nhưng cũng nhiều lí tưởng, khát khao. Anh chính là cây xà nu của làng, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục T nú nói riêng và dân làng Xô Man nói chung. Họ chính là người hùng trong kháng chiến, chính sự đoàn kết vững chắc, chính tấm lòng và tính cách ngay thẳng, gan dạ của họ mà chúng ta mới có được như ngày hôm nay. Chỉ cần hôm nay, cây xà nu già ngã xuống, cây con ngay lập tức mọc lên không khác gì người dân Xô man, người già ngã xuống, lớp trẻ sẽ thay thế ngay và ngày càng lớn mạnh hơn nữa.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật với bút pháp lí tưởng hóa, đậm chất sử thi. Cách kể truyện hay, lồng quá khứ hiện tại, đặc sắc, ngôn ngữ đậm chất sử thi nhưng cũng rất mộc mạc chân thành.

>> Xem thêm: Phân Tích Nhân Vật Tnú Trong Truyện “Rừng Xà Nu” Mới Nhất 2021

Video liên quan

Chủ đề