Lãi suất ngân hàng vpbank tháng 1 2023

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo tăng một loạt lãi suất điều hành gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn lần đầu tiên sau hai năm.

Ngày 22/9/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các quyết định điều chỉnh một số mức lãi suất điều hành, trong đó có trần lãi suất huy động. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 23/9/2022. 

Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu tăng thêm 1 điểm % lên mức lần lượt là 5%/năm và 3,5%/năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng tăng từ 5%/năm lên 6%/năm.

Về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng tăng từ 0,2%/năm lên 0,5%/năm.

Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng thêm 1 điểm % lên 5%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm. 

Việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành diễn ra trong bối cảnh Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thông báo nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 0,75 điểm %, cao nhất kể từ năm 2008. Các nhà hoạch định chính sách cũng dự báo sẽ còn một đợt tăng lãi suất khác thêm 1,25 điểm % trước thời điểm cuối năm.  

Trong một diễn biến có liên quan, VNDirect dự báo, mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022 và sang năm 2023. 

Cụ thể, về mặt bằng lãi suất tiền gửi, tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã tăng mạnh lần lượt là 44 điểm và 51 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước tăng chậm hơn đáng kể.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tăng lần lượt là 3 diểm và 7 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021. Tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước mới tăng lần lượt là 3 diểm và 7 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021.

Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất 

Các chuyên gia của VNDirect duy trì dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những cuối năm 2022 bởi các yếu tố sau:

Thứ nhất, tác động từ việc NHNN nâng lãi suất điều hành;

Thứ hai, NHNN đã chính thức cấp thêm giới hạn tăng trưởng tín dụng cho một số NHTM kể từ đầu tháng 9, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vốn của các NHTM;

Thứ ba, tăng trưởng tiền gửi có tốc độ chậm trong 7 tháng đầu năm 2022 (+4,2% so với đầu năm, +9,9% so với cùng kỳ) do lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác;

Thứ tư, FED dự kiến sẽ tăng lãi suất điều hành lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022;

Thứ năm, USD mạnh hơn gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam.

Sang năm 2023, VNDirect dự báo đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do NHNN tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó, NHTM tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Dự báo lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM (bình quân) tăng lên mức 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm.

Xem thêm: Thị trường cổ phiếu và trái phiếu “rung chuyển” khi kỳ vọng Fed tăng lãi suất gia tăng

VPBank: Tăng rồi giảm lãi suất bất thường

Ngay đầu xuân Nhâm Dần, thị trường xôn xao khi VPBank “mở bát” huy động lãi suất cao bất thường.

Cụ thể, trong chương trình Prime Savings của VPBank khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ 10 triệu trở lên, kỳ hạn trên 6 tháng sẽ được hưởng lãi suất tháng đầu tiên là 12,2% hoặc 12,4%/năm tương ứng với số tiền gửi dưới 300 triệu đồng hoặc từ 300 triệu đồng trở lên.

Lãi suất tiền gửi biến động đầu năm. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, sau đó, VPBank đã thông báo điều chỉnh và lãi suất cao nhất tại đây chỉ còn 6,96%/năm.

Bốn ngân hàng lớn là BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank vẫn giữ ổn định lãi suất huy động. Lãi suất cao nhất là 5,6%/năm áp dụng tại Vietcombank và VietinBank, còn tại Agribank và BIDV là 5,5%/năm.

Trước đó trong biểu lãi suất huy động của chính chương trình này, lãi suất cao nhất với điều kiện tương tự là 10,6%/năm.

Theo biểu lãi suất mới điều chỉnh của VPBank áp dụng từ 9/2, các kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng hiện có lãi suất huy động 3,2%- 4%/năm; Các kỳ hạn dài 12 tháng và 13 tháng lãi suất lên 5,1%- 6,4%/năm, cao hơn 1% so với tháng trước.

Với các kỳ hạn dài hơi hơn từ 15-36 tháng cũng chỉ có lãi suất 5,1%-6,1%/năm.

Ngoài VPBank tăng lãi suất, một số ngân hàng khác cũng tăng nhẹ lãi suất huy động: Techcombank tăng lãi suất tiền gửi 0,2-0,5%/năm kể từ ngày 7/2; Bac A Bank và DongA Bank cũng tăng lãi suất thêm 0,1%-0,2%/năm…

Cao nhất 7,35%

Hiện lãi suất huy động cao nhất đang được SCB áp dụng là 7,3%/năm với các kỳ hạn từ 18 tháng trong chương trình Tiết kiệm phát tài lộc. Còn nếu gửi online tại đây, lãi suất cộng thêm 0,5% lên 7,35%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất thị trường.

Bám sát là Techcombank đang huy động cao nhất 7,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng, trả lãi cuối kỳ với số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên và khách hàng cam kết không tất toán trước hạn.

ACB cũng áp dụng lãi suất cao nhất 7,1%/năm đối với khoản tiền gửi từ 100 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ.

Thấp hơn không đáng kể, DongA Bank huy động 7%/năm cho khoản tiền từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng, cao hơn hồi đầu tháng trước 0,2%/năm.

Lãi suất có khả năng còn tăng

Theo tổng hợp mới nhất từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động trung bình tiếp tục tăng nhẹ đầu năm 2022 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng lên 4,79% và 5,552%/năm từ cuối tháng 1.

Theo BVSC, lạm phát giá hàng hoá tháng 1 thấp nhất 4 năm là 1,94%, tiếp tục cho phép Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cho các tháng đầu năm 2022 để hồi phục kinh tế.

Dự báo lãi suất thời gian tới, BVSC nhận định áp lực lạm phát sẽ cao hơn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu, cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế. Áp lực này có thể sẽ khiến nhiều ngân hàng phải tăng lãi suất huy động.

BVSC đánh giá mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ 0,25%-0,5%.

Ngân hàng tung “mưa” quà tặng

Ngoài tăng lãi suất, thị trường sôi động hơn khi ngân hàng rầm rộ tung loạt chương trình quà tặng để thu hút khách hàng gửi tiền sau Tết Nguyên đán.

Đơn cử, Vietcombank lì xì may mắn trị giá 100.000 đồng cho các khách hàng khi gửi sổ tiết kiệm, vay, phát hành thẻ, chuyển tiền… tại quầy; MSB cộng thêm 0,8% lãi suất cho khách hàng gửi tiền online; Sacombank cũng cộng thêm 0,1%/năm lãi suất cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm những ngày đầu xuân…

Thậm chí, để hút khách hàng sử dụng kênh ngân hàng số, một số ngân hàng còn tổ chức trò chơi online như Vòng quay may mắn trên ứng dụng LienViet24h của LienVietPostBank, Bắt lì xì trên ngân hàng số digimi của Viet Capital Bank...

Chủ đề