Lãi suất ngân hàng tăng 2022

Thứ năm, 22/09/2022 18:23 (GMT+7)

(ĐCSVN) - Hôm nay (22/9/2022), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 2 Quyết định về điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành.

Theo đó, Quyết định số 1607/QĐ-NHNN nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014.

Cụ thể, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm (tăng 0,3%/năm so với hiện hành).

Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm (tăng 1%/năm so với hiện hành).

Quyết định 1607/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 /3/2014.

Tại  Quyết định số 1606/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, các lãi suất này cũng tăng thêm 1%/năm so với hiện hành. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.

Quyết định 1606 /QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9/2022 và thay thế Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng./. 

Minh Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mặt bằng lãi suất dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2022. Hiện mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 8,8%.

Lãi suất ngân hàng tăng 2022
Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay lên tới 8,8%/năm với điều kiện khách gửi 1500 tỉ đồng.

Lãi suất cuối năm dự báo tăng nóng

Trong tháng 8, nhiều ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,1-0,3 điểm phần trăm. Cuộc đua tăng lãi suất có sự xuất hiện của nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước để cạnh tranh nguồn tiền gửi huy động.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng huy động vốn vẫn lệch pha khá xa so với tăng trưởng tín dụng.

Tính đến cuối tháng 6.2022, tăng trưởng huy động vốn chỉ đạt 4,8% so với đầu năm. Tăng trưởng cung tiền cũng rất khiêm tốn, chỉ tăng 3,8% so với đầu năm.

“Sự chênh lệch giữa nhu cầu tín dụng và tăng trưởng tiền gửi sẽ là yếu tố tiếp tục thúc đẩy đà tăng hiện có của lãi suất huy động. Điều này song hành với việc siết room tín dụng có thể đẩy lãi suất cho vay tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm”.

Chuyên gia của Chứng khoán Mirae Asset dự đoán mặt bằng lãi suất dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2022 và Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiên định với mục tiêu ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về ABBank là 8,8%/năm. Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, đại diện ABBANK cho biết, điều kiện để nhận lãi suất 8,8% là dành cho các khoản tiền gửi 1.500 tỉ đồng trở lên cho kỳ hạn 13 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ.

Khảo sát của PV tại các ngân hàng thương mại, hiện có gần chục ngân hàng đã đẩy mức lãi suất huy động lên từ 7,0 -7,55% năm cho các kỳ hạn dài trên 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.  

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB với mức 7,55% cho kỳ hạn 18 tháng trở lên đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến.

CBBank, Nam A Bank niêm yết trên mức 7,4-7,5% cho kỳ hạn dài 12 tháng trở lên nhưng với các điều kiện khác nhau.

Bốn “ông lớn” khối Big 4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank tiếp tục duy trì lãi suất thấp nhất trên thị trường. Chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng lên tới gần 3% tuỳ vào từng kỳ hạn gửi tiền.

Ở kỳ hạn 1 tháng, các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động dao động từ 3,0% đến 4,0%. Có 6 ngân hàng niêm yết lãi suất ở mức cao nhất 4% là KienLongBank, PVcomBank, VIB, SCB, BacABank GPBank. Thấp nhất thị trường là HongLeong với mức lãi suất niêm yết 3%.  

Ở kỳ hạn 3 tháng, chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng huy động là khoảng 0,7%. Các ngân hàng thương mại đều niêm yết mức lãi suất huy động từ 3,3% - 4%.

Lãi suất ngân hàng tăng 2022
Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 6 tháng (hình thức gửi tiết kiệm Online). Đồ hoạ: Hương. Ng

Ở kỳ hạn 6 tháng, mức độ cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng bắt đầu thấy rõ, chênh lệch lên tới 3%. Lãi suất ngân hàng kỳ hạn này dao động từ 4,2% -7,2%.

Cao nhất là CBBank ở mức 7,2% (hình thức gửi tiết kiệm online).

Vị trí thứ 2 là SCB ở mức 6,85%. Xếp chót bảng lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 6 tháng là VietcomBank, VietinBank, Agribank, BIDV mới mức 4%.    

Lãi suất ngân hàng tăng 2022
Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng (hình thức gửi tiết kiệm Online). Đồ hoạ: Hương. Ng

Từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, có 4 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 7%/năm. Đứng đầu danh sách là CBBank với mức lãi suất 7,5% (áp dụng cho khách hàng gửi online).

Bám sát theo sau là SCB với lãi suất ở mức 7,3%.

NamABank niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 7,2% và xếp ở vị trí thứ 3 và sau đó là BacABank với mức lãi suất là 7%/năm.

Thấp nhất trên thị trường là lãi suất của HongLeong ở mức 4,6%. 

Lãi suất ngân hàng tăng 2022
Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 24 tháng (hình thức gửi tiết kiệm Online). Đồ hoạ: Hương. Ng

Mức chênh lệch lãi suất huy động rõ rệt tại kỳ hạn 24 tháng kéo rộng ra đến hơn 2%. Ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB niêm yết ở mức 7,55%. Trong khi đó, MSB huy động tiền tiết kiệm với lãi suất thấp nhất thị trường ở kì hạn 24 tháng chỉ là 5,8%.

Xem thêm các bài phân tích lãi suất ..... TẠI ĐÂY