Lãi phạt dự thu còn lai tiếng anh là gì

Rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi

4 hình thức tiền gửi rút trước hạn

Thông tư 04/2022/TT-NHNN nêu rõ, có 4 hình thức tiền gửi rút trước hạn gồm: 1- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; 2- Tiền gửi có kỳ hạn; 3- Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do TCTD phát hành; 4- Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các TCTD.

Rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi.

TCTD và khách hàng thỏa thuận để phù hợp với các quy định của NHNN đối với từng hình thức tiền gửi cụ thể. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được thỏa thuận phù hợp với quy định. Trường hợp không có thỏa thuận rút trước hạn tiền gửi, TCTD áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Lãi suất rút trước hạn tiền gửi

Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi, TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

Trong trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi. Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

Đối với phần tiền gửi còn lại, TCTD áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2022 và thay thế Thông tư số 04/2011/TT-NHNN về quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại TCTD.

Đối với các thỏa thuận lãi suất rút trước hạn tiền gửi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, TCTD và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến ngày hết hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Khách hàng sử dụng thẻ ATM, Visa thanh toán tiền tại sân golf Long Thành, tỉnh Đồng Nai - Ảnh: Q.ĐỊNH

Các chuyên gia cho rằng nếu biết cách sử dụng, khách hàng lợi rất nhiều khi dùng thẻ tín dụng bởi được miễn lãi 45-55 ngày. Tuy nhiên, chủ thẻ phải đảm bảo không để nợ quá hạn dù chỉ... 1.000 đồng, bởi khi đó chủ thẻ sẽ phải chịu lãi cho toàn bộ số dư nợ.

Lãi gấp 7,5 lần nợ gốc

Ông Phan Dũng Khánh, chủ thẻ tín dụng HSBC, vừa chia sẻ trên mạng xã hội về việc nợ quá hạn 400.000 đồng nhưng bị tính lãi và phạt đến gần 3 triệu đồng, gấp 7,5 lần số tiền gốc. Theo đó, do phải chuyển nhà và mua thêm vật dụng nên tiền thanh toán thẻ tín dụng mở tại HSBC trong tháng 4 của ông lên tới hơn 100,4 triệu đồng, trả nợ trước ngày 16-5.

Ngày 7-5, ông Khánh ra NH để trả tiền nhưng máy ATM của HSBC chỉ cho phép nộp tối đa 100 triệu đồng, còn nợ lại 400.000 đồng và dự định hôm sau nộp tiếp.

Tuy nhiên, do bận công việc và nghĩ rằng nếu có bị tính lãi với số dư nợ hơn 400.000 đồng cũng chỉ khoảng vài chục ngàn đồng nên ông Khánh để luôn đến kỳ sao kê tháng 5.

"Đến ngày 21-5, tôi sao kê thì tá hỏa vì lãi đến gần 3 triệu đồng, gấp 7,5 lần số tiền gốc tôi còn nợ là hơn 400.000 đồng, nghĩa là lãi tới gần 650%/tháng", ông Khánh cho biết.

Khi liên lạc với HSBC để khiếu nại, ông Khánh được giải thích là tiền lãi tính trên mức hơn 100,4 triệu đồng cộng với 27 triệu đồng quẹt thẻ sau đó, dù kỳ hạn của 27 triệu đồng này đến giữa tháng 6 mới phải trả. Theo ông Khánh, quy định như vậy là đẩy phần khó về cho khách hàng.

Phản ảnh đến Tuổi Trẻ, nhiều chủ thẻ tín dụng cho biết cũng từng bị tính lãi và phạt số tiền khá lớn so với dư nợ do quên thanh toán.

Chị Trang (Gò Vấp) kể đã dùng thẻ tín dụng của một NH nước ngoài để trả hóa đơn khi đi ăn nhà hàng, tổng cộng 609.000 đồng.

Do đi nước ngoài 1 tháng và quên thời hạn thanh toán, sau đó chị Trang bị tính lãi 222.000 đồng cộng với số tiền phạt 80.000 đồng, tổng cộng 302.000 đồng, gần một nửa so với số tiền đã cà thẻ.

Chị Hạnh (Hà Nội), chủ thẻ tín dụng của NH T, cũng chia sẻ câu chuyện đi nước ngoài và cà thẻ tín dụng hơn 102 triệu đồng, sau đó do bị giới hạn mức chuyển khoản trong ngày nên chị chuyển khoản thanh toán trước 100 triệu đồng.

2 triệu còn lại chị định thanh toán vào hôm sau nhưng do lu bu công việc nên quên thanh toán, cũng bị tính lãi và phí phạt trên toàn bộ dư nợ. "Trước đó tôi chưa từng biết quy định này vì không được tư vấn rõ ràng", chị Hạnh chia sẻ.

Không để nợ quá hạn dù chỉ... 1.000 đồng

Thẻ tín dụng là loại thẻ "xài trước trả sau", thời gian miễn lãi thông thường là 45-55 ngày tùy loại thẻ. Tuy nhiên theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cà sau ngày kết sổ một ngày thì thời gian miễn lãi mới được tối đa 45 ngày.

Nếu cà thẻ ngay đúng ngày kết sổ, thời gian miễn lãi chỉ còn 15 ngày. Nhiều người không biết điều này và cứ đinh ninh NH miễn lãi 45 ngày kể từ ngày cà thẻ, dẫn đến bị quá hạn thanh toán.

Trong khi đó, lãi suất thẻ tín dụng rất cao, dao động từ 2,5-3,2%/tháng, tương đương 30-38,2%/năm, tức gấp gần 3 lần với lãi suất các khoản cho vay mua, xây sửa nhà do đây là khoản cho vay tín chấp, rủi ro cao.

Do muốn gia tăng lượng người sử dụng, không phải khi nào nhân viên NH cũng tư vấn đầy đủ cho người sử dụng thẻ nên có rất nhiều quy định lắt léo trong việc thanh toán mà chủ thẻ không biết, đến khi bị phạt mới té ngửa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia Huỳnh Trung Minh cho biết hiện nhiều NH quy định hai cách thanh toán với thẻ tín dụng: thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán một phần, 5-10%/tháng.

Nếu chủ thẻ đăng ký thanh toán toàn bộ hạn mức, dù nợ chỉ 1.000 đồng cũng bị xem là còn nợ và khi đó NH sẽ tính lãi trên toàn bộ dư nợ kể từ ngày cà thẻ. Ngoài ra, chủ thẻ còn chịu phí phạt trả nợ trước hạn với mức rất cao vì không giữ đúng cam kết với NH.

Lãi phạt dự thu còn lai tiếng anh là gì

Nếu chủ thẻ đăng ký trả một phần, 5-10%/tháng, NH chỉ tính lãi trên phần dư nợ còn lại chưa thanh toán.

"Trên thực tế, nếu biết cách sử dụng, khách hàng lợi rất nhiều khi dùng thẻ tín dụng. Thay vì phải dùng tiền mặt thanh toán ngay khi mua hàng hóa, dịch vụ..., người dùng có thể cà thẻ, số tiền thay vì phải thanh toán có thể đem gửi tại NH vẫn được hưởng lãi. Ngoài ra còn được hưởng ưu đãi, tích điểm", ông Minh nói.

Để không bị trễ hạn thanh toán, theo ông Minh, chủ thẻ phải hỏi rõ ngày chốt sổ đồng thời theo dõi sao kê và tin nhắn thông báo từ các NH để tránh bị phạt do trễ hạn thanh toán. Ngoài ra, chủ thẻ có thể đăng ký trích nợ tự động để không bị trễ hạn.

"Với trường hợp trích nợ tự động, chủ thẻ cũng nên lưu ý duy trì số tiền lớn hơn một chút so với số phải thanh toán, tránh trường hợp không đủ số dư dẫn đến trễ hạn", ông Minh khuyến cáo.

Ngân hàng nói làm theo quy định

Phản hồi về trường hợp của ông Phan Dũng Khánh, HSBC VN khẳng định các chính sách thanh toán thẻ tín dụng của NH này được công bố minh bạch và công khai trên trang web của NH và trên hợp đồng. Chủ thẻ cũng nhận được bảng sao kê hằng tháng, trong đó in rõ những ghi chú quan trọng.

Theo đó, chủ thẻ chỉ được hưởng thời gian miễn lãi theo quy định (45-55 ngày) khi số dư cuối kỳ được thanh toán đầy đủ và được NH ghi nhận trước hoặc đúng ngày đến hạn thanh toán. Nếu chủ thẻ không thanh toán đầy đủ tổng số dư nợ cuối kỳ trước hoặc đúng ngày đến hạn thanh toán, tiền lãi sẽ được tính trên toàn bộ số dư kể từ ngày giao dịch phát sinh và trên tất cả các giao dịch mới cho đến khi toàn bộ số dư chưa thanh toán được thanh toán đầy đủ.