Kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học

Một trong những yếu tố giúp trẻ trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai đó là khả năng thuyết trình thuyết phục trước đám đông. Trẻ cần biết trình bày vấn đề của mình không chỉ với bố mẹ, những người trẻ thân thiết mà còn trước thầy cô, các bạn ở trên lớp. Tuy nhiên đối với nhiều trẻ đây là việc khá khó khăn, thậm chí còn khiến trẻ sợ hãi.

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại những thành công vượt trội. Dù trẻ sẽ là ai, sẽ làm gì, thì trẻ cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người).

Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng thuyết trình?

Cha mẹ đừng nghĩ chỉ có những người thuộc về công chúng mới cần nói trước mọi người. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được rèn luyện bởi việc dạy trẻ kỹ năng này mang lại nhiều giá trị khác

  • Giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân
  • Phát triển khả năng giao tiếp của trẻ
  • Cho phép trẻ khám phá tiềm năng của bản thân
  • Quá trình suy nghĩ một bài thuyết trình cải thiện khả năng viết, trình bày ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là ngữ pháp
  • Trẻ phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn, thuận lợi cho việc học lên các cấp cao hơn và bước ra ngoài cuộc sống.

Với tất cả những lợi ích trên, xin được gợi ý cha mẹ một vài phương pháp giúp con rèn luyện kỹ năng thuyết trình:

1. Cha mẹ hãy là người hướng dẫn

Người gần gũi nhất và khiến trẻ không e ngại khi giao tiếp nhất chính là cha mẹ. Bởi thế cha mẹ nên là những người đầu tiên hướng dẫn cho trẻ. Cha mẹ hãy cố gắng làm mẫu, thuyết trình một bài hoàn chỉnh trước mặt trẻ. Có thể điều này là hơi khó khăn đối với một số cha mẹ nhưng có thể tìm một bài thuyết trình hay, tìm hiểu về tư thế và tác phong của một diễn giả để biểu hiện trước mặt con. Sau đó có thể yêu cầu con thực hiện lại.

2. Khuyến khích con đảm nhận vai trò lãnh đạo ở lớp, trường

Đây là điều giúp con tự tin hơn và có nhiều cơ hội để thực hành nói trước đám đông. Bởi trong vai trò người đứng đầu, con sẽ phải là người đại diện nhóm, tổ, lớp đưa ra những ý kiến tranh luận, trình bày những vấn đề được yêu cầu. Việc làm này diễn ra thường xuyên giúp con mở rộng vốn từ, nâng cao được khả năng thuyết trình của mình.

3. Cho trẻ xem những video thuyết trình online

Hãy tìm những video về những bài thuyết trình hay và không hay và cũng con thảo luận. Con cảm thấy người nào nói hay hơn, người nào nói chưa hay? Vì sao con lại cảm thấy như vậy? Họ cần điều gì để nói tốt hơn?

4. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với đám đông

Hãy tạo nhiều cơ hội để con được đến những nơi đông người và có sự tương tác như những buổi sinh nhật, những sự kiện dành cho trẻ để trẻ có cơ hội được nói chuyện nhiều hơn với những bạn nhỏ khác. Đây là cách giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với đám đông.

5. Khuyến khích trẻ đặt nhiều câu hỏi

Thay vì việc đặt câu hỏi để trẻ trả lời đơn thuần “có” hoặc “không”, hãy khuyến khích trẻ đặt lại cho bạn những câu hỏi mang tính chất phản biện. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng lập luận, nâng cao vốn từ cũng như tự tin hơn khi thuyết trình trước nhiều người.

6. Tham gia lớp học FasTracKids

Là chương trình phát triển tư duy và kỹ năng sống cho trẻ, FasTracKids giúp trẻ rèn luyện rất nhiều kỹ năng quan trọng để phục vụ việc học tập và trong cuộc sống, trong đó không thể thiếu kỹ năng thuyết trình. Với mỗi một vấn đề, trẻ được tự do đưa ra ý kiến của bản thân, khuyến khích trẻ trình bày về ý tưởng của mình sau khi tự tay sáng tạo những sản phẩm thực hành. Trong mỗi buổi học, trẻ đều được đứng trước lớp, thuyết trình kiến thức được học bằng cách tương tác với Bảng thông minh. Giáo viên sẽ hỗ trợ trẻ trình bày bài học, giúp trẻ mở rộng vốn từ cũng như sự tự tin khi đứng trước các bạn. Tham gia lớp FasTracKids, cha mẹ chắc chắn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của con mình.

Dạy trẻ kỹ năng thuyết trình là vô cùng quan trọng. Nếu cha mẹ cảm thấy khó khăn với việc dạy kỹ năng này cho con, hãy đăng ký ngay chương trình FasTracKids – Phát triển tư duy và kỹ năng sống cho trẻ 4-8 tuổi. Đây là giai đoạn cửa sổ cơ hội để trẻ nắm bắt nhanh những kiến thức được học. Những gì trẻ được tiếp nhận bây giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ về sau. Bên cạnh kỹ năng thuyết trình, FasTracKids còn mang lại những kỹ năng quan trọng khác như làm việc nhóm, giao tiếp, sáng tạo, tự tin…, những kỹ năng không thể thiếu cho sự thành công của cuộc sống. Hãy nắm bắt đúng thời điểm và con trải nghiệm ngay hôm nay. Liên hệ hotline 098 2929 815 hoặc 02439411316; email

Page 2

 🌞 Từ một cậu bé rụt rè và e dè mọi thứ, cậu đã mạnh dạn và tự tin nói với mẹ rằng “Mẹ ơi, ! Mai con đi học mẹ nhé! con sẵn sàng rồi”
🌞 Vì sao BÉ THÔNG MINH làm được điều đấy?
Vì tại Bé Thông Minh, luôn được ưu tiên hàng đầu ” Bé học 6 điều bé thích”.

6 điều mà bé nào cũng THÍCH:
 Con tự do khám phá Thế giới sinh động thông qua 12 môn học
 Con thích cô giáo hiểu con và truyền cảm hứng cho con
 Con được nói lên những điều mình suy nghĩ
 Con khám phá bản thân và chủ động yêu thích học tập
 Con được thỏa sức học mà chơi cùng bạn
 Con thích môi trường học tập thân thiện

Sau giờ trên lớp trẻ nhỏ luôn háo hức đến Bé Thông Minh, bởi đây chính là cánh cửa mở rộng tương lai cho các bé. Tại Bé Thông Minh, các bé học được bởi 6 điều bé thích dựa trên nền tảng giáo dục 8 Mục tiêu

Phương pháp Giáo dục 8 Mục tiêu

1. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động, thử thách và học từ trải nghiệm2. Thuyết trình giỏi, giao tiếp tốt, tiến bộ vượt bậc3. Học cách suy nghĩ phản biện thông qua các câu hỏi4. Trẻ được ra quyết định và củng cố sự tự tin, tính trách nhiệm, khả năng giải quyết vấn đề5. Cơ hội suy nghĩ sáng tạo, hành động sáng tạo trong toàn bộ các hoạt động6. Trẻ tìm hiểu khoa học để phát triển tư duy STEM (khoa học, công nghệ, cơ khí, nghệ thuật và toán học).7. Phát huy khả năng lãnh đạo và phát triển bản thân cũng như khả năng làm việc nhóm để đạt mục tiêu chung.8. Luyện tập sự tập trung để chuẩn bị cho các cấp học cao hơn

 Hãy khám phá nhiều điều kỳ diệu hơn nữa sẽ diễn ra trong video dưới đây, Bố Mẹ nhé!

Mẹ của bé Phúc Nguyên đã không dấu nổi xúc động khi thấy con trưởng thành mỗi ngày

“Nhớ buổi đầu đến lớp về bạn ý nói mẹ ơi con ko đi học đâu, sau một kỳ học với Cô Huê bạn ý đã có những hiểu biết nhất định về khoa học. Và một điều đáng ghi nhận là khi nói được nghỉ 2.9 bạn ý hỏi thế bao giờ lại được đi học lại hả mẹ. Cảm ơn cô nhé, cô đã tạo dựng cho con niềm yêu thích môn học. Rất mong sang kỳ học tới cô giúp con tự tin hơn khi thuyết trình trước các bạn.

Chúc cô một kỳ nghỉ thật vui vẻ”.

#FTKBTM#

//bethongminh.vn/thu-gian-cung-be-thong-minh/

Kỹ năng thuyết trình đã trở thành một trong những kỹ năng quan trọng trong việc học tập. Thay vì để tới những cấp học cao hơn mới tập làm thì giờ đây các bố mẹ, thầy cô hoàn toàn có thể hướng dẫn, khuyến khích các con tìm hiểu và tự làm những bài thuyết trình đơn giản; luyện tập kỹ năng nói và trình bày với cả lớp từ bậc Tiểu học. Nhờ đó, con sẽ tự tin hơn và có thể trình bày các ý tưởng, các câu chuyện của mình một cách logic.

Vậy làm sao để các con học sinh ở độ tuổi Tiểu học có thể học kỹ năng thuyết trình? Đó có phải là việc quá sức với các con không? Thực tế đã chứng minh là các con hoàn toàn có thể. Các bạn học sinh lớp 3 trường Brendon đã có thể tự tìm tài liệu, và làm slide trình bày trước cả lớp. Và trong chuyên mục CHA MẸ THÔNG THÁI SỐ 11 này, chúng tôi xin được chia sẻ tới các bậc phụ huynh một số lưu ý để hướng dẫn con tự tập làm bài thuyết trình.

1.Công cụ trình bày:

Công cụ tối ưu nhất hiện nay là các slide Powerpoint. Nhờ lợi thế được tiếp xúc với máy tính và các thiết bị công nghệ sớm, các bạn nhỏ hoàn toàn có thể học phương pháp để thiết kế, thao tác làm một bài thuyết trình đơn giản. Ngoài Powerpoint, các con có thể sử dụng những bức tranh vẽ, sơ đồ tư duy để minh họa/ giải thích rõ hơn cho vấn đề con trình bày.

2. Kết cấu của bài thuyết trình
Độ dài: với độ tuổi của các bạn từ 8-11 tuổi, bài thuyết trình của các con không nên quá dài, chỉ nên dưới 10 slides.

– Lựa chọn cỡ chữ: các bố mẹ nên hướng dẫn các con lựa chọn cỡ chữ đủ lớn, có màu sắc nổi bật và font chữ dễ nhìn để thuận tiện cho người xem.

– Hình ảnh minh họa: để thu hút sự chú ý và tránh nhàm chán cho người xem, các con có thể chèn thêm các hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung. Hoặc cũng có những bạn sẽ thích làm slide với nhiều hình ảnh kèm dòng chú thích ngắn thay vì làm slide nhiều chữ.

Video liên quan

Chủ đề