Kiểu người trong bao là kiểu người như thế nào

Người trong bao là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn người Nga Anton Chekhov.

Truyện ngắn Người trong bao ra đời vào năm 1898, khi Chekhov đang dưỡng bệnh tại thành phố Yalta, trên bán đảo Krym, biển Đen.

Hoàn cảnh rộng

Truyện ngắn ra đời trong hoàn cảnh xã hội Nga dưới chế độ Nga hoàng Nikolai II khủng hoảng và bế tắc, sinh ra kiểu người lập dị như Belikov.

Truyện ngắn Người trong bao được bắt đầu bằng việc bác sĩ Ivan Ivanych và giáo viên trung học Burkin đi săn về quá muộn đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Myrosiskoye. Tại đây, Burkin đã kể cho bác sĩ Ivan câu chuyện của Belikov. Belikov là một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Đây là một con người kỳ lạ. Dù thời tiết có như thế nào, Belikov đều "đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông". Mọi vật dụng của Belikov cũng được để trong bao. Hầu như không ai có thể nhìn thấy mặt ông ta vì lúc nào ông ta cũng "đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, và khi ngồi xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên". Belikov cũng khá kín đáo vì "cả ý nghĩ của mình, Belikov cũng cố giấu vào bao". Cả buồng ngủ của ông giáo viên này cũng ngột ngạt vì kín như hộp. Lúc nào, ông ta cũng trùm chăn kín đầu. Câu nói quen thuộc của ông ta đó là: "Nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao?". Sống với một con người như thế, ai cũng phải sợ, vì mỗi khi làm việc gì, việc đó lại gây phiền cho con người kỳ lạ đó.

Và rồi, hai chị em Varenka và Kovalenko xuất hiện. Kovalenko là một thầy giáo vừa mới chuyển về ngôi trường mà Belikov đang làm việc. Belikov có tình cảm với người chị gái, Varenka. Ý nghĩ lấy vợ choán lấy tâm trí của ông giáo viên kia, nhưng ông ta cứ sợ này sợ nọ. Và rồi tình cảm đó cũng nhanh chóng qua đi. Belikov đã nhìn thấy hai chị em kia đi xe đạp, điều mà Belikov cho là khủng khiếp. Ông ta đến nhà của họ, nhưng chỉ gặp Kovalenko vì Varenka đã đi vắng và chỉ trích rất nhiều về việc đó. Kovalenko cũng không phải vừa, tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt. Cuối cùng, Kovalenko túm lấy cổ áo của Belikov, xô ông ta xuống cầu thang, làm ông ta ngã đau điếng. Tất cả, kể cả chuyện yêu đương, chấm hết bằng điệu cười khoái chí của Varenka. Belikov trở về nhà mà không đi bệnh viện, một tháng sau thì chết.

Sau khi kể câu chuyện đó, Burkin bước ra khỏi nhà. Bác sĩ Ivan, sau khi nghe câu chuyện của Belikov, đã trầm ngâm suy nghĩ về xã hội Nga cuối thế kỷ XIX. Ông đã đi kết luận: "Không thể sống mãi như thế được!".

Chekhov đã sử dụng hình ảnh Belikov để phê phán một bộ phận trí thức Nga hèn nhát, bảo thủ, nhu nhược và ích kỷ. Qua câu chuyện của Belikov, Chekhov đã nhắc nhở rằng, Belikov là sản phẩm của một chế độ Nga hoàng ngột ngạt, bức bách, cần có thay đổi. Qua đó, ông thức tỉnh mọi người Nga cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX rằng: "Không thể sống mãi như thế được!".

Belikov thực sự là một hình tượng nhân vật độc đáo không chỉ với văn học Nga mà còn với văn học thế giới. Đây là một nhân vật điển hình, khác biệt, không giống với khuôn mẫu của bất kỳ nhân vật nào khác. Qua hình tượng ấy, Chekhov đã kể một câu chuyện với một giọng mỉa mai, châm biếm, nhưng cũng u buồn, mặc dù ai đọc truyện ngắn cũng sẽ tưởng rằng câu chuyện này được kể bởi Burkin. Đó là hình thức truyện lồng trong chuyện độc đáo.

Nhà văn Nguyễn Tuân từng ca ngợi rằng:

Truyện Belikov là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Người_trong_bao&oldid=68463548”

Lời giải chi tiết

Câu 1:Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao?

Trả lời:

- Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp: một kẻ sống trong bao hèn nhát, kì quặc, thảm hại.

  + Lối sống: ăn mặc kì quái (áo bành tô ấm cốt bông, đội mũ, đi giày, che ô), đồ dùng đều để vào bao, phòng ngủ như cái hộp.

  + Suy nghĩ: giấu vào bao, luôn sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”, ca tụng quá khứ, ghê sợ hiện tại, thấy cuộc sống thật khó chịu, đáng sợ (Ví dụ: chuyện chị em Va-ren-ca đi xe đạp).

  + Ứng xử kì dị với đồng nghiệp: đi hết nhà này đến nhà khác nhưng không nói gì, chỉ kéo ghế ngồi và quan sát.

- Chi tiết tiêu biểu cho tính cách của Bê-li-cốp: cái bao.

- Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần và hoạt động của các giáo viên cùng nhân dân thành phố.

Câu 2:Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?

Trả lời: 

- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp:

  + Nguyên nhân trực tiếp: tiếng cười của Va-ren-ca trở thành vết xé đầu tiên vào cái bao của Bê-li-cốp, làm bùng nổ mọi nỗi sợ hãi, hổ thẹn của hắn.

  + Nguyên nhân sâu xa: khát khao cháy bỏng muốn tìm một cái bao vĩnh hằng để không gì có thể xâm phạm được, chỉ có cái quan tài, cái chết mới đem lại điều đó và khiến hắn thấy nhẹ nhàng, thoải mái.

- Thái độ và tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp:

  + Lúc y còn sống: căm ghét, sợ hãi, ám ảnh.

  + Khi y đã qua đời: thoải mái, dễ chịu nhưng sau đó lại cảm ngột ngạt như trước.

→ Tác hại khủng khiếp của lối sống trong bao của Bê-li-cốp đã ăn sâu vào tiềm thức, đầu độc tinh thần của mọi người.

Câu 3:Phân tích ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng "cái bao"; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao.

Trả lời:

- Biểu tượng “cái bao”:

  + Nghĩa đen: chỉ vật đựng đồ.

  + Nghĩa bóng: chỉ lối sống thu mình hèn nhát, thảm hại.

- Chủ đề tư tưởng của truyện: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao là một thứ thuốc độc giết chết ý nghĩa cuộc đời và đẩy xã hội vào sự trì trệ, ngu dốt, thảm hại.

Câu 4: Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật? (cách kể chuyện; chọn ngôi kể, giọng kể; xây dựng nhân vật, biểu tượng,...)

Trả lời:


Nghệ thuật đặc sắc của truyện:

- Ngôi kể: kết hợp giữa ngôi thứ nhất (Bu-rơ-kin xưng “tôi”) và ngôi thứ ba (tác giả).

- Giọng kể: khách quan, bình thản, chân thật, sắc sảo.

- Cách xây dựng nhân vật điển hình: Bê-li-cốp đại diện cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội, một lối sống thu mình hèn nhát, vô vị và ngột ngạt.

- Cách xây dựng biểu tượng: cái bao là biểu tượng đặc sắc nhất trong truyện, biểu trưng cho lớp vỏ ngăn cách với bên ngoài, cho lối sống thu mình đáng lên án.

Câu 5:Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao.

Trả lời:


Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “Người trong bao”:

- Đối với xã hội Nga đương thời: Gián tiếp phản ánh không khí tù túng, trói buộc của nền chuyên chế cuối thế kỉ XIX khiến con người sống một cách hèn nhát, thảm hại, sơ hãi.

- Đối với thời đại hiện nay: kiểu người Bê-li-cốp vẫn tồn tại trong xã hội, nhiều người sống thu mình trong một lớp vỏ khiến cuộc đời mất đi ý nghĩa và xã hội cũng trì trệ vì họ.

Đề bài: Tính thời sự của hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay

Kiểu người trong bao là kiểu người như thế nào

Tính thời sự của hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay

Bạn đang xem: Tính thời sự của hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay

* Giới thiệu về tác giả Sê- khốp và truyện ngắn Người trong bao:+ Sê-khốp là nhà văn kiệt xuất của nước Nga+ Truyện ngắn Người trong bao xây dựng thành công một hình tượng mang tính điển hình – chiếc bao, đồng thời khái quát được vấn đề mang tính thời sự của đất nước Nga lúc bấy giờ.

2. Thân bài

– Khái quát vài nét ngắn gọn về nhân vật Bê-li-cốp và lối sống trong bao.– Tính thời sự được thể hiện trong tác phẩm:+ Lên án sâu sắc lối sống thu mình trong bao hèn nhát, bạc nhược của một bộ phận trí thức Nga đương thời -> chính lối sống ấy đã tạo ra những chiếc bao vô hình ngăn cách con người với thế giới bên ngoài.+ Thực trạng sợ hãi cuộc sống và kiểu người trong bao tồn tại trong xã hội Nga đương thời như một căn “bệnh dịch” có khả năng lây lan một cách mạnh mẽ.+ Sê-khốp đã khéo léo mà đầy sâu sắc tái hiện lại bầu không khí ngột ngạt, tù túng của xã hội Nga thế kỉ XIX.-> Khẳng định lối sống nhu nhược, giáo điều là một thứ u nhọt có thể bào mòn đời sống tinh thần, gây nên tình trạng trì trệ, tăm tối trong xã hội.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của truyện ngắn
 

II. Bài văn mẫu Tính thời sự của hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay

Sê-khốp là nhà văn kiệt xuất của nước Nga, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, trong đó truyện ngắn Người trong bao là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất làm nên tên tuổi và địa vị của Sê-khốp trên văn đàn thế giới. Qua truyện ngắn này, ông không chỉ xây dựng thành công một hình tượng mang tính điển hình – chiếc bao mà qua hình tượng đó ông đã khái quát được vấn đề mang tính thời sự của đất nước Nga lúc bấy giờ.

Truyện ngắn Người trong bao xoay quanh nhân vật trung tâm là Bê-li-cốp, một con người kì lạ với lối sống kì quặc, khác người: Luôn sống theo những thông tư, quy tắc cứng nhắc, bên trong con người đó là chất chồng những nỗi sợ hãi, thậm chí nó trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp khiến Bê-li-cốp sống thu mình trong một chiếc bao gò bó, tù túng. Xây dựng nhân vật Bê-li-cốp với những nét tính cách kì dị, khác người, nhà văn Sê-khốp không chỉ xây dựng thành công một nhân vật độc đáo ‘có một không hai” mà qua nhân vật này, nhà văn còn lên án sâu sắc lối sống thu mình trong bao hèn nhát, bạc nhược của một bộ phận trí thức Nga đương thời- đó là những con người sống giáo điều, hèn nhát không dám đối mặt với thực tại.

Bê-li-cốp là một “hiện tượng” kì dị trong mắt mọi người bởi lối sống cứng nhắc, bởi những hành động kì dị, khác người. Bê-li-cốp luôn mang theo bên mình những chiếc bao, bên trong chiếc bao ấy là những vật dụng hàng ngày như: Chiếc ô, đồng hồ quả quýt, con dao nhỏ…Ngay cả bản thân mình hắn cũng giấu trong chiếc áo bành tô cốt bông. Dường như Bê-li-cốp đang cố tạo ra một chiếc bao để bảo vệ mình khỏi những điều tồi tệ, những bất trắc có thể xảy đến, hành động cố thủ đến cực đoan chỉ vì nỗi lo sợ vô hình khiến Bê-li-cốp trở thành đối tượng bàn tán, chế giễu coi thường của người dân trong thành phố.

Thực trạng sợ hãi cuộc sống và kiểu người trong bao tồn tại trong xã hội Nga đương thời như một căn “bệnh dịch” có khả năng lây lan một cách mạnh mẽ. Đây là lí do vì sao sau khi Bê-li-cốp chết đi, người dân trong thành phố cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu như vừa được giải thoát khỏi một thứ gì đó kinh khủng lắm, thế nhưng trạng thái ấy chẳng kéo dài lâu, chỉ ít ngày sau khi Bê-li-cốp chết đi cuộc sống lại u ám, tù túng như trước, bởi lẽ trong chính mỗi người dân trong thành phố đều ít nhiều mang trong mình “căn bệnh” Bê-li-cốp.

Sợ hãi là tâm lí thông thường của con người, đứng trước cuộc sống muôn hình vạn trạng lại vận động, biến đổi không theo mong muốn chủ quan của con người làm nảy sinh những nỗi sợ hãi, e ngại. Nỗi sợ khiến con người trở nên yếu đuối, nhỏ bé, thậm chí làm con người gục ngã và không bao giờ có thể vượt qua nó. Bê-li-cốp cũng vậy, hắn mang trong mình quá nhiều nỗi sợ hãi nhưng không dám đối mặt mà luôn hèn nhát giấu mình trong những chiếc bao tù túng: Đó là căn nhà chật chội hình vuông, là chiếc áo choàng dài, là chiếc kính đen, là chiếc ủng cao su. Thậm chí, ngay cả khi chết đi, nằm trong quan tài Bê-li-cốp vẫn gợi cho người đọc một suy nghĩ: Phải chăng đây là một sự giải thoát và liệu hắn có cảm thấy hạnh phúc vì cuối cùng mình cũng tìm thấy chiếc bao an toàn, nơi có thể bảo vệ hắn trước những biến cố của cuộc sống?

Như vậy, nhà văn Sê-khốp đã mạnh mẽ phê phán lối sống thu mình trong bao cùng thái độ sống hèn nhát, bạc nhược, chính lối sống ấy đã tạo ra những chiếc bao vô hình ngăn cách con người với thế giới bên ngoài. Thông qua câu chuyện về Bê-li-cốp nhà văn Sê-khốp đã khéo léo mà đầy sâu sắc tái hiện lại bầu không khí ngột ngạt, tù túng của xã hội Nga thế kỉ XIX, đồng khẳng định lối sống nhu nhược, giáo điều là một thứ u nhọt có thể bào mòn đời sống tinh thần, gây nên tình trạng trì trệ, tăm tối trong xã hội.

Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp là phát hiện nghệ thuật vô cùng độc đáo của nhà văn Sê-khốp, bởi “người trong bao” Bê-li-cốp không chỉ là một nhân vật trong thế giới nghệ thuật nữa mà đã trở thành biểu tượng có sức gợi mạnh mẽ về một kiểu người, một kiếp người, một lối sống tiêu cực trong xã hội tăm tối, tù túng Nga đương thời.

Người trong bao mang ý nghĩa thời sự sâu sắc bởi nó không chỉ là phương tiện phản ánh thực trạng xã hội đầy nhức nhối của xã hội Nga trong một giai đoạn nhất định mà còn mang ý nghĩa đến tận ngày nay, đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận định: “Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: Hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn có tác dụng lớn”.

Cuộc sống hiện đại với những bước phát triển mạnh mẽ mang đến những đổi thay cho cuộc sống con người, tuy nhiên nó cũng làm cho con người cảm thấy bất an, lo sợ hơn. Xung quanh chúng ta và ở bất kì đâu trên thế giới vẫn và đang tồn tại căn bệnh Bê-li-cốp bởi ai cũng mang trong mình những nỗi sợ và trong hành trình phát triển con người vẫn phải đối diện với rất nhiều chiếc bao của mình. Để vượt qua con người cần mạnh mẽ đối diện để thức tỉnh bản thân khỏi những trạng thái tâm lí tiêu cực.

Để sống một cách ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có ý thức loại bỏ căn bệnh Bê-li-cốp, sống mạnh mẽ để khám phá ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

———————–HẾT————————-

Truyện ngắn Người trong bao không chỉ phản ánh hiện trạng xã hội Nga đương thời với những góc khuất bên trong tâm hồn con người mà những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm còn có ý nghĩa thời sự đến tận ngày nay. Bên cạnh bài Tính thời sự của hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay, các em có thể tìm hiểu thêm về tác phẩm thông qua việc tham khảo một số bài văn hay lớp 11 như: Phân tích hình tượng Bê-li-cốp trong Người trong bao, Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao, Phân tích và nêu cảm nghĩ về Người trong bao của Sê-khốp, Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)