Kiêng thăm gái đẻ bao lâu

Theo quan niệm của ông bà xưa ta cho rằng việc đi thăm bà đẻ sau khi sinh thường đem đến những vận đen xui rủi. Khiến cho người thăm sẽ gặp nhiều điều không may. Chính vì vậy, khi đi thăm đẻ về thì người thăm cần phải xả xui trước khi vào nhà để giúp tránh rước họa cho gia đình. Tuy nhiên, thật hư việc thăm bà đẻ về có xui xẻo hay không chỉ là truyền miệng dân gian có từ xưa đến nay & chưa nhà khoa học nào khẳng định. Nhưng để bảo đảm mang đến điều tốt lành cho bản thân cũng như gia đình thì các bạn tốt nhất là nên tìm cách giải xui sau khi thăm bà đẻ về. Và sau đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ lý giải mọi thắc mắc về vấn đề thăm bà đẻ có xui hay không cũng như cách xả xui khi đi thăm bà đẻ tốt nhất.

Đi thăm bà đẻ có xui hay không?

Đi thăm bà đẻ có xui hay không?

Cho đến nay, chưa có một căn cứ khoa học nào chứng minh việc đi thăm bà đẻ sẽ gặp xui xẻo, hay đen đủi cả. Thực chất, phụ nữ sau khi sinh con & em bé mới đẻ đều yếu. Cả mẹ lẫn con đều cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, và tránh tiếp xúc với nhiều người lạ. Mọi người đi thăm đến từ nhiều nơi khác nhau, và có thể mang không khí bụi bẩn từ bên ngoài vào dễ gây ảnh hưởng đến hai mẹ con.

Có lẽ vì thế mà người xưa hay nói rằng thăm bà đẻ là xui rủi để ít người đến thăm, và nhất là trong tháng cữ đầu. Mục đích vừa là để giúp bảo vệ sức khỏe, vừa có nhiều không gian, cũng như thời gian yên tĩnh cho mẹ và bé nghỉ ngơi.

Mỗi người sẽ có 1 quan điểm riêng trong việc này. Tuy nhiên, cách tốt nhất là trong tháng đầu, mọi người nên hạn chế việc đến thăm bà đẻ.

Vì sao bạn lại nên hạn chế đi thăm bà đẻ?

Bé sơ sinh và mẹ cần nhiều thời gian để thư giãn nghỉ ngơi

Bé sơ sinh và mẹ cần nhiều thời gian để thư giãn nghỉ ngơi

Khách đến thăm tất nhiên là bà đẻ sẽ phải ngồi dậy để thực hiện viện tiếp khách. Tiếng ồn dễ làm cho em bé thức giấc, và giật mình. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng đến tâm lý & sức khỏe của cả mẹ và bé, mọi người nên chú ý.

Khách đến không thể giúp đỡ gì

Mọi người đến chơi có thể chọn thời điểm khi em bé đã tròn 1 tháng, cứng cáp và khỏe hơn. Còn trước đó em bé còn quá nhỏ, khách đến chơi cũng không thể giúp ru bé ngủ hay cho bé ăn được, chỉ làm ảnh hưởng đến hai mẹ con nhiều hơn thôi.

>> Xem thêm: Tục Cúng Đầy Tháng Của Người Hoa? Mâm Cúng Đầy Tháng Có Gì?

Tâm trạng mẹ sau sinh thường sẽ bất ổn

Có rất nhiều trường hợp mẹ sau sinh trở nên bị trầm cảm, có thể nguyên nhân cũng đến từ việc quá nhiều người đến thăm viếng sau khi đẻ. Do đó nên hạn chế trong tháng đầu để mẹ được thoải mái nghỉ ngơi hơn.

Hạn chế viếng thăm vì tâm trạng mẹ sau sinh thường sẽ bất ổn

Cách xả xui sau khi đi thăm bà đẻ

  • Tắm xông: sau khi thăm bà đẻ có thể tắm xông 1 số loại lá thảo dược, thảo mộc,… để tẩy uế, giải xui, và đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh.
  • Ăn trứng lộn: đây là cách dân gian từ xưa của ông bà. Người xưa cho rằng ăn trứng vịt lộn sẽ giúp đẩy đi những cái đen đủi, và vận hạn sau khi đi thăm bà đẻ về.
Ăn trứng lộn là cách dân gian xả xui từ xưa khi đi thăm bà đẻ về
  • Đốt xông: trước khi vào nhà hãy sử dụng mảnh giấy, bột xông hoặc trầm hương đốt lên, đi qua đi lại vài vòng để giúp giải vận xui.
  • Đi đền, chùa: đây là những nơi linh thiêng và yên tĩnh, giúp tâm hồn được thanh tịnh, nhẹ nhàng, trang nghiêm để giúp loại bỏ đi những vận đen vận xui.

>> Xem thêm:  Đốt phong lông là gì, cách đốt phong lông xả xui

Một số lưu ý khi đi thăm bà đẻ

Khi đến thăm bà đẻ, bạn nên lưu ý những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn như:

  • Không nói quá to, quá nhiều gây ảnh hưởng đến em bé. Đừng bắt bà đẻ phải làm thế này, thế kia, và nói những điều không tốt gây ảnh hưởng đến cảm xúc. Hãy để tâm trạng của họ được vui vẻ và thoải mái.
  • Nếu bạn đang ốm, thì đừng nên đến thăm bà đẻ. Bạn sẽ dễ trở thành nguyên nhân lây bệnh cho cả mẹ lẫn bé – những người đang cần được nghỉ ngơi và hồi sức.
  • Đừng ở lại quá lâu, hãy chú ý đến thời gian hợp lý để mẹ & bé có đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Chuẩn bị đi xa không nên đến thăm bà đẻ nhằm để tránh gặp xui trong chuyến đi.
Chuẩn bị đi xa không nên đến thăm bà đẻ nhằm để tránh gặp xui trong chuyến đi.
  • Người đang có bầu cũng không nên đến thăm bà đẻ.
  • Không nên bế ẵm, hay hôn trẻ: thực tế các bác sĩ luôn khuyên người lớn không được hôn trẻ nhỏ, nhằm tránh lây nhiễm các bệnh cho các bé.
  • Không đến thăm vào ngày đầu tháng, hay ngày rằm.
  • Người làm ăn kinh doanh nếu muốn đến thăm hãy chờ cho đứa em bé đầy tháng.
  • Không thăm bà đẻ vào những ngày đầu tháng, ngày rằm: để nhằm tránh vận xui rủi đeo theo hết tháng thì bạn nên tránh những ngày này. Ngoài ra, bạn cũng không nên đi viếng thăm bà đẻ lúc trời chạng vạng đâu nhé.

>> Xem thêm: Top 16 Quà Thôi Nôi Cho Bé Trai, Bé Gái Hay Và Ý Nghĩa

Trên đây là một số chia sẻ về những lưu ý cần thiết và cách xả xui khi đi thăm bà đẻ mà các bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn cùng gia đình mình! Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh để được tư vấn miễn phí nhé!

Trước khi vội vàng đi thăm người thân, bạn bè mới sinh, hãy chắc rằng các chị em đã nằm lòng những nguyên tắc đi thăm bà đẻ sau sinh nhé. Hôm qua em vào bệnh viện thăm bạn em vừa sinh con, vào chưa ngồi ấm chỗ thì thấy một chị cũng vào thăm. Mới vừa đến giường bạn em và con nó, chị ấy đã đặt mông ngay trên giường đó luôn. Thằng bé đang ngủ mà chị ấy sấn sổ tới sờ nắn hết tay đến chân làm bé thức giấc khóc ré lên. Vậy mà bả còn nói: “Chưa gì mới sờ tí đã khóc rồi?”. Trời ạ! Rõ khổ, bạn em khó chịu ra mặt mà chẳng dám phàn nàn vì chị họ bên chồng. Còn em cũng ngao ngán luôn. Em đến thăm chỉ dám ngồi xa xa em bé, gắng nói khẽ để đỡ phiền thì lại gặp ca khó đỡ này. Người đâu vô duyên các mẹ nhỉ. Em kể chuyện này để các mẹ rút kinh nghiệm nhé. Mới sinh em bé xong, nhiều sản phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi yên tĩnh và ngại thăm nom nếu không quá thân thiết. Hơn nữa, em bé cũng còn yếu ớt nên tốt nhất đi thăm cần tế nhị một chút chứ các mẹ nhỉ. Chỉ cần “nằm lòng” những nguyên tắc này, chị em đi thăm bà đẻ sẽ không biến mình thành người vô duyên nữa đây. Đừng tỏ ra quá phấn khíchKhông nên hét toáng, trầm trồ, phấn khích... khi nhìn thấy em bé mới sinh. Điều này không chỉ làm phiền em bé mà cả sản phụ đang trong quá trình hồi phục sau cuộc sinh nở. Không nên tự ý hôn, sờ chạm, chăm sóc em bé Biết là em bé mới sinh nhìn rất cưng nhưng hãy tế nhị đừng tự ý hôn, sờ, thậm chí là bế em bé nhé. Rất nhiều mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Cho dù đã rửa sạch tay, mặt thì vi khuẩn vẫn còn bám trên quần áo, tóc… của người thăm nên tốt nhất hãy giữ khoảng cách với em bé. Ngoài ra, chị em cũng không nên bao đồng làm những việc như dỗ bé, pha sữa cho bé bú, thay tã hộ… bởi trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và cần phải có cách chăm sóc phù hợp. Sản phụ sẽ thấy vui hơn nếu chị em chỉ đứng từ xa trông bé. Và nếu muốn chạm vào em bé nên được sự đồng ý của mẹ bé. Không nên đánh thức em béTrẻ sơ sinh cần ngủ đủ 18 tiếng/ngày và việc ngủ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, khi đến thăm, chị em nhớ chú ý điều chỉnh âm lượng giọng nói để không làm bé giật mình thức giấc và càng không nên cố ý đánh thức em bé dậy để được nhìn ngắm bé. Không bàn luận ngày giờ sinh của em béBàn luận những điều liên quan đến ngày sinh, giờ sinh, tên tuổi em bé…là điều rất không nên. Chỉ cần thăm hỏi sức khỏe sản phụ và em bé đã là tốt lắm rồi. Đừng trở thành người tò mò với những ý nghĩ không hay khi đến chúc mừng một ai đó vừa qua cơn vượt cạn. Hạn chế ngồi lâu và hỏi sản phụ quá nhiều chuyệnChị em cũng đừng nên thao thao bất tuyệt đủ thứ chuyện trên trời dưới bể nhé, nếu muốn “bà tám” hãy để khi sản phụ đã khỏe hơn. Sản phụ mới sinh vốn yếu ớt và mệt mỏi nên sẽ không đủ kiên nhẫn và dễ trở nên cáu gắt nếu cứ liên tục nhận được những câu hỏi và phải nghe quá nhiều chuyện. Vì vậy, hãy chỉ đơn giản là đến thăm, hỏi thăm ít câu về sức khỏe mẹ và bé. Hạn chế ngồi lâu vì sản phụ thật sự cần thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Không đến thăm khi đang bị bệnhĐây cũng là nguyên tắc đi thăm bà đẻ sau sinh rất quan trọng cần nhớ. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, sức khỏe của sản phụ còn yếu ớt nên rất dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc như cảm, cúm, thủy đậu… Vì vậy, tốt nhất chị em nên hủy bỏ kế hoạch đến thăm nếu không may bị bệnh. Không nhìn chằm chằm lúc mẹ cho con búChị em sẽ cảm thấy sao nếu người đến thăm cứ nhìn mẹ cho con bú với ánh mắt soi mói hoặc tò mò. Đừng làm cho sản phụ cảm thấy ngượng ngùng và khó chịu. Vì vậy, khi thấy sản phụ sắp cho con bú, chị em nên nhẹ nhàng đứng dậy chào rồi ra về hoặc ngoảnh mặc đi chỗ khác để không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ mới sinh. Không nói quá nhiều về kinh nghiệm của bản thânNếu không được hỏi han gì về kinh nghiệm nuôi con thì tốt nhất chị em đừng dông dài về kỹ năng này, kiếm thức nọ. Có thể cha mẹ của bé đã tìm được cách chăm sóc, nuôi dưỡng bé phù hợp và đôi khi đó lại là những cách mâu thuẫn với quan điểm với chị em. Nên tránh đưa trẻ nhỏ cùng đi thăm đẻChị em nên để ý hơn đến việc này nhất là khi đi thăm khi bà đẻ còn nằm trong bệnh viện. Nhiều trẻ nhỏ rất thích sờ, chạm, thậm chí hôn em bé sơ sinh - những điều khiến mẹ của đứa trẻ không hài lòng. Lý tưởng nhất, hãy để con của chị em thăm em bé khi bé đã cứng cáp hơn. Đừng chụp ảnh và đăng ảnh bé lên mạng xã hộiChuyện mang thai, sinh con là chuyện riêng tư của cha mẹ đứa trẻ nên chỉ họ mới có quyền chia sẻ thông tin nếu muốn. Việc tự ý chụp ảnh đứa trẻ rồi đăng lên Facebook khi chưa được sự đồng ý của sản phụ và gia đình là một hành động khiếm nhã, nên tránh tuyệt đối. Đừng quên hỏi thăm mẹ của béĐừng chỉ thăm hỏi mỗi em bé vì mẹ của bé cũng cần được quan tâm sau cuộc sinh nở vất vả, mệt mỏi. Vì thế hãy quan tâm tới người mẹ nữa nhé, động viên để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, chia sẻ với mẹ về những điều đã trải qua khi sinh để mẹ vui tươi, sẵn sàng cho hành trình nuôi con còn dài phía trước. Những điều em vừa chia sẻ ở trên là 11 nguyên tắc đi thăm bà đẻ sau sinh chị em nên nhớ và hạn chế phạm phải để cuộc thăm đẻ thật sự ý nghĩa nhé.

Video liên quan

Chủ đề