Kiến vàng sống ở đâu

Kiến vàng là nhóm côn trùng có ích có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại. Chúng sống theo bầy đàn, trong tổ kiến vàng bao gồm kiến thợ lớn, kiến thợ nhỏ, kiến đực và kiến chúa. Kiến vàng hiện diện quanh năm trong vườn cây ăn quả với mật số rất cao. Tuy nhiên mật độ có biến động qua các tháng trong năm. Tổ kiến vàng xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa mưa.

2/ Lợi ích của kiến vàng đối với vườn cây ăn trái

Từ lâu nông dân ĐBSCL có tập quán đem tổ kiến vàng về buộc trên cây. Nhất là trong vườn cam quýt, làm cầu cho kiến leo từ cây nọ sang cây kia. Đơn giản vì khi có mặt kiến vàng sẽ không còn bóng dáng lũ kiến hôi. Loại kiến đen làm cam quýt sượng và mất nước.

Kiến vàng sống ở đâu

Một loại bệnh phổ biến khác trên cam quýt là greening do rầy chổng cánh gây ra. Làm lá có hiện tượng vàng lá gân xanh, trái nhỏ, bị vẹo, nhiều hạt lép và trái màu xanh. Khi kiến vàng xuất hiện sẽ góp phần tiêu diệt rầy chổng cánh, hạn chế bệnh greening. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Viện Cây ăn quả Miền Nam.

Còn “trị” được một loại sâu khác là sâu vẽ bùa. Khi bà con nông dân sử dụng không đúng thuốc phòng trừ thì sâu vẽ bùa sẽ phát triển rất mạnh. Ong, ruồi ký sinh trên mình sâu vẽ bùa thường sinh sôi nảy nở mạnh mẽ. Nhưng nếu có kiến vàng, chúng sẽ áp đảo tiêu diệt sâu vẽ bùa.

Đặc biệt, một loài dịch hại đáng sợ khác là nhện, nhưng chúng lại rất “kỵ” kiến vàng. Nhiều nhà vườn trồng cam mật tiến hành nuôi kiến trong vườn thì lượng nhện giảm đi rõ rệt.

3/ Kỹ thuật nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn trái

3.1 Cách thả

Nên thu thập các ổ kiến lá còn xanh, có độ to trung bình từ 20 cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá, vì thường các tổ này dễ có Kiến chúa hơn.

Kiến hôi diệt kiến vàng nên phải diệt kiến hôi trước khi thả kiến vàng. Kiến mới và kiến vàng có sẵn trên cây cũng xung khắc nhau, chúng sát hại lẫn nhau. Trong lúc “chiến đấu” chúng tiết ra chất acid formic làm cho cành cây bị rám vỏ sau đó khô đi và bị chết. Nên phải diệt trước khi thả kiến mới. Nếu không diệt được hết kiến cũ thì phải thả kiến mới từ trên xuống để kiến mới xua đuổi kiến cũ xuống dưới gốc cây.

3.2 Thời gian thả

Để tránh kiến đánh diệt lẫn nhau, nên thu thập các tổ cùng một cây và để vào cùng một túi để các tổ kiến này cùng một nhóm. Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để thu thập tổ kiến thả vào vườn mới. Thả ít nhất 2 tổ đặt vào các chảng ba, chảng tư của cây.

3.3. Thức ăn

Cần phải cho kiến vàng ăn thêm bằng cách treo ruột gà, vịt, đầu cá… lên cây. Nhất là trong mùa khô thiếu thức ăn kiến sẽ bỏ đi. Nhưng chỉ cho ăn vài ba tháng một lần vì cho ăn nhiều kiến sẽ làm biếng không di chuyển và săn mồi.

3.4 Nơi phân bố

Để kiến có điều kiện phát triển và phân bố đều trong vườn. Cần tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ. Giăng dây hay gác cây từ cây này sang cây kia kiến sẽ di chuyển qua lại theo đường đó.

Kiến vàng sinh sống được trên tất cả các loại vườn: độc canh, xen canh và vườn tạp. Tuy nhiên, ở các vườn độc canh có trồng các cây khác như mận, xoài, cóc hay bình bát, quao, gòn trên bờ mương xung quanh vườn thì mật số nhiều hơn.

Kiến vàng sống ở đâu

3.5 Lưu ý

Kiến vàng rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, vì thế nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học. Nếu sử dụng, phải dùng dầu khoáng hoặc thuốc ít độc đối với kiến. Thuốc nhóm Cúc tổng hợp giết kiến mạnh và nhanh nhất. Nếu sử dụng nên phun vào buổi chiều, khi kiến ít hoạt động và đã tập trung về tổ hoặc lúc sáng sớm. Tránh phun trực tiếp lên tổ. Để việc sử dụng kiến vàng có hiệu quả cần chú ý mật độ kiến phải đủ, phân bố đều và ổn định quanh năm.

Nuôi kiến vàng trên các vườn cây có múi là một biện pháp sinh học có hiệu quả cao và ít tốn kém. Đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhờ công dụng trong việc phòng trừ các loại sâu hại trên cây ăn trái. Đem lại hiệu quả cao trong canh tác cho nông dân và hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Kiến vàng sống ở đâu




Xem thêm:

Mô tả

Kiến vàng có cơ thể chủ yếu màu vàng cam, 3 cặp chân dài khỏe và một cái hàm lớn. Kiến thợ lớn có chiều dài từ 8–10 mm, còn chiều dài của những con kiến thợ nhỏ chỉ từ 5-6 mm.

Những con kiến chúa to lớn hơn với chiều dài từ 20-25 mm, kiến chúa thường có màu nâu lục nhạt.

Môi trường sống

Kiến vàng là một loài côn trùng sống trên cây, nhưng khi kiếm ăn thì cả trên cây lẫn dưới đất. Chúng có thế lực cực kì lớn, với số lượng có thể lên đến hơn 100 tổ được làm trên nhiều cây và chứa đến hơn nửa triệu cá thể.

Tổ kiến vàng – Photo: internet

Quần thể kiến vàng

1 cây ​​có thể có nhiều tổ kiến, và các tổ có thể được lan truyền trên một số cây lân cận sinh sống ở gần nhau tạo nên quần thể, chúng có thể tạo ra đến 151 tổ và chỉ giới hạn trong khoảng 12 cây.

Mỗi quần thể đều có một kiến chúa, và con cái của nó sẽ được mang đến các tổ khác trong quần thể. Cuộc sống trung bình của một quần thể trưởng thành có thể là tám năm.

Tổ kiến vàng được tạo ra như thế nào

Tổ kiến vàng được làm bằng các lá cây và công việc này thường diễn ra vào ban đêm. Những kiến thợ lớn sẽ làm các công việc bên ngoài tổ như kéo lá liên kết các lá lại với nhau tạo thành vòm kín, các lá được khâu lại với nhau bằng cách sử dụng tơ do ấu trùng kiến vàng tạo ra, còn cấu trúc bên trong sẽ do những con kiến thợ nhỏ đảm nhận.

Photo by: zooall.info

Đầu tiên, một hàng kiến ​​đi dọc theo cạnh của lá cây xanh và nắm một lá gần đó, kéo hai lá lại với nhau, cạnh sang cạnh.

Những con kiến thợ khác ở phía bên kia của lá, mỗi con mang một con ấu trùng trên miệng, khi lá được đặt đúng vị trí, những con kiến ngậm trong miệng ấu trùng sẽ đến cạnh lá và liên kết 2 lá lại bằng cách chạm ấu trùng vào cạnh lá bên này rồi kéo ấu trùng sau cạnh lá bên kia, tơ được nhả ra từ ấu trùng sẽ giúp cạnh lá liên kết lại với nhau chắc chắn, những cái lá khác được gắn theo cách tương tự để tăng kích thước cho tổ, hoàn thiện tổ.

Phân chia công việc

Qúa trình phân chia công việc, liên quan đến sự khác biệt về kích thước giữa các kiến thợ. Kiến thợ lớn có nhiệm vụ đi tìm thức ăn, bảo vệ và mở rộng phạm vi lãnh thổ. Trong khi kiến thợ nhỏ có xu hướng ở lại trong tổ chăm sóc ấu trùng và uống dịch tiết của rệp cây.

Vòng đời kiến vàng

Vòng đời của kiến vàng bắt đầu ở quả trứng. Trứng nếu được thụ tinh từ kiến đực khi nở ra sẽ là kiến cái, còn không được thụ tinh sẽ nở ra kiến đực. Và nó sẽ trải qua các giai đoạn như trứng rồi thành ấu trùng đến cá thể nhộng rồi mới phát triển thành kiến trưởng thành. Ở giai đoạn ấu trùng, kiến vàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của những con kiến khác trong tổ.

Kiến vàng ăn gì?

Con mồi của kiến vàng chủ yếu là bọ cánh cứng, động vật không xương sống, ruồi, côn trùng. Chúng không đâm bằng nọc như các loài côn trùng khác mà là sử dụng những vết cắn đau đớn cộng thêm một thứ hoá chất tiết ra từ bụng gây kích ứng trực tiếp lên con mồi.

Không những con mồi nếu con người bị chúng cắn cũng rất khó chịu. Đặc biệt loài kiến này có vẻ không được thân thiện với con người, ​​chúng có xu hướng hung hăng đối với con người.

Kiến vàng và con người

Ấu trùng kiến và ốc sên được thu thập để chế biến thành thức ăn gia cầm, mồi câu cá và sản xuất các loại thuốc truyền thống ở Thái Lan cũng như Inđônêxia.

Tại Java, Indonesia ấu trùng của kiến vàng được thu hoạch thương mại để sử dụng như thực phẩm cho chim ăn và làm mồi câu. Nhiều loài chim cảnh hót hay rất phổ biến ở Java và ấu trùng của kiến vàng cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng các protein, khoáng chất và vitamin.

Trứng kiến vàng – Photo: internet

Ở Ấn Độ, những con kiến ​​trưởng thành được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc chữa bệnh thấp khớp, và một loại dầu làm từ kiến vàng được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng dạ dày…

Tại Thái Lan và Philippines, ấu trùng kiến và con nhộng được dùng làm thức ăn và được cho là có mùi vị rất tuyệt.

Loài kiến rất hữ ích trong đời sống sản xuất, kiến vàng giúp tiêu diệt các loài sâu bọ có hại cho cây trông, bảo vệ cây cối. Ngày nay, tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi các hóa chất bảo vệ thực vật, song kiến vẫn là loài có số lượng đông đảo nhất hành tinh, chiếm giữ các khu rừng rậm và trong cả đời sống con người.

Tài liệu tham khảo: