Kiểm tra 1 tiết Công nghệ 10 có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Online

29 26.529

Tải về Bài viết đã được lưu

Trắc nghiệm Công nghệ 10 ôn học kì 1

Nhằm hỗ trợ học sinh ôn thi học kì 1 lớp 10 đạt kết quả cao, VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bộ Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 có đáp án được tổng hợp nhằm ôn luyện kiến thức môn Công nghệ 10 đã học.

  • Mời bạn tải tài liệu về: Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10
  • Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 2
  • Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 15

Mời các bạn tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để nhận thêm những tài liệu hay: Tài liệu học tập lớp 10

Trắc nghiệm Công nghệ 10 có đáp án được giáo viên VnDoc biên soạn chi tiết theo chương trình ôn luyện học kì 1 môn Công nghệ 10, nhằm hỗ trợ học sinh ôn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 10, làm quen cấu trúc bài thi học kì 1 trước khi bước vào bài thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

  • Câu 1: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

    • A.Làm bộ lá phát triển.
    • B.Thừa chất dinh dưỡng.
    • C.Làm đất có độ pH thấp.
    • D.Là nguồn thức ăn của côn trùng.

  • Câu 2: Những loạiđất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

    • A. Đất thiếu dinh dưỡng
    • B. Đất thừa dinh dưỡng
    • C. Đất chua
    • D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

  • Câu 3: Ổ dịch là:

    • A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.
    • B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.
    • C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.
    • D. Có sẵn trên đồng ruộng.

  • Câu 4: Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại?

    • A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
    • B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
    • C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.
    • D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng

  • Câu 5: Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng?

    • A. Gió.
    • B. Nhiệt độ.
    • C. Độ ẩm, lượng mưa.
    • D. Nhiệt độ, Độ ẩm, lượng mưa.

  • Câu 6. Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

    • A. Để mọi người biết về giống mới.
    • B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.
    • C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
    • D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

  • Câu 7. Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

    • A. Làm thí nghiệm so sánh giống.
    • B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
    • C. Làm thí nghiệm quảng cáo.
    • D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

  • Câu 8. Nội dung của thí nghiệm so sánh là:

    • A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng
    • B. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
    • C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
    • D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau

  • Câu 9. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

    • A. Để mọi người biết về giống mới.
    • B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.
    • C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
    • D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

  • Câu 10. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:

    • A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.
    • B. Khả năng chống chịu.
    • C. Khả năng thích nghi.
    • D. Năng suất, chất lượng.

  • Câu 11. Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:

    • A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
    • B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
    • C. Thí nghiệm so sánh giống.
    • D. Không cần thí nghiệm.

  • Câu 12. Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?

    • A. So sánh giống.
    • B. Kiểm tra kỹ thuật.
    • C. Sản xuất quảng cáo.
    • D. Nuôi cấy mô.

  • Câu 13. Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

    • A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
    • B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
    • C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
    • D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

  • Câu 14. Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

    • A. Do hạt nguyên chủng tạo ra
    • B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra
    • C. Để nhân ra một số lượng hạt giống
    • D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

  • Câu 15. Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.

    • A. Đặc điểm hình thái.
    • B. Đặc điểm sinh lí.
    • C. Phương thức sinh sản.
    • D. Phương thức dinh dưỡng.

  • Câu 16. Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:

    • A. Sx ra hạt giống xác nhận
    • B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.
    • C. Chọn lọc ra các cây ưu tú
    • D. Bắt đầu sx từ giống SNC

  • Câu 17. Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?

    • A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.
    • B. Để đạt chất lượng tốt
    • C. Hạt giống là SNC
    • D. Hạt giống là hạt bị thoái hóa

  • Câu 18. Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau

    • A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
    • B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
    • C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận
    • D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

  • Câu 19. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

    • A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
    • B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.
    • C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
    • D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

  • Câu 20. Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:

    • A. Khảo nghiệm giống cây trồng
    • B. Sản xuất giống cây trồng
    • C. Nhân giống cây trồng
    • D. Xác định sức sống của hạt

  • Câu 21. Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

    • A. Cung cấp những thông tin về giống.
    • B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.
    • C. Duy trì độ thuần chủng của giống.
    • D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với
      từng vùng.

  • Câu 22. Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

    • A. Sản xuất.
    • B. Trồng, cấy.
    • C. Phổ biến trong thực tế.
    • D. Sản xuất đại trà.

  • Câu 23. Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

    • A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.
    • B. Không được công nhận kịp thời giống.
    • C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.
    • D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống

  • Câu 24. Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

    • A. TN kiểm tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo.
    • B. TN so sánh giống → TN kiểm tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo.
    • C. TN sx q.cáo →TN kiểm tra kĩ thuật → TN so sánh giống
    • D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại