Khuê văn các ở đâu

Năm 1999,  tại  kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân tp Hà Nội  đã thông qua Nghị quết về việc công nhận Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Bạn có biết tại sao không phải tháp Rùa, chùa Một Cột mà lại là Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của thủ đô ngàn năm tuổi không? Cùng tìm hiểu nhé!


Khuê Văn Các nằm trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của người Việt.  Khuê Văn Các cũng là hình ảnh đặc trưng nhất, in đậm trong tâm trí người Việt nhất mỗi khi nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 
 

Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Chọn Khuê Văn Các làm biểu tượng là trân trọng và phát huy truyền thống nêu cao tinh thần hiếu học của người Việt, thể hiện tầm nhìn và định hướng coi trọng giáo dục của đất nước trong tương lai. Do đó, Khuê Văn Các chính là biểu tượng xứng đáng cho thủ đô của nước Việt, của người Việt. 


Theo các tài liệu sử sách còn ghi lại, Khuê Văn Các hoàn thành từ năm 1805 dưới thời Nguyễn. 
 

Công trình có 2 tầng 8 mái. Tầng gác bên trên có kết cấu bằng gỗ, bốn gốc có hàng lan can chất liệu gỗ tiện. Mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, thanh thoát và vững chắc. Khuê Văn Các  có bốn mặt, các mặt đều được bịt bằng ván gỗ và có một cửa tròn có những thanh gỗ nhỏ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống này tượng trưng cho sao Khuê lấp lánh. Mé trên sát mái phía cửa ngoài có treo một biển đền 3 chữ “Khuê Văn Các” được sơn son thiếp vàng. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm đôi câu đối chữ Hán rất ý nghĩa. 
 

Khuê Văn Các nhìn từ phía Hồ Thiền Quang 

Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, nhỏ nhắn và đơn giản. Đây là kiểu kiến trúc rất đặc trưng cho kiến trúc Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Chính vì thế là biểu tượng của văn hóa, văn hiến và truyền thống của người Việt. 


Một mẫu biểu trưng, biểu tượng ngoài yêu cầu về tính thẩm mỹ, sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và hiện còn cần có tính ứng dụng, thuận tiện cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi, dễ thể hiện trên các loại chất liệu, công trình kiến trúc.
 

Khuê Văn Các có một số nét cách điệu đơn giản mang tính ứng dụng cao. Đây là tác phẩm của họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn, người Hà Nội, hiện đang sống tại Pháp. Nhân vật này  cũng là tác giả của logo chùa Cầu - biểu trưng của thành phố Hội An nổi tiếng. 

Khuê Văn Các - biểu trưng Hà Nội được thiết kế trang trí đèn đường thủ đô

Kể từ khi Khuê Văn Các được công nhận là biểu trưng của Thủ đô, thành phố Hà Nội đã đưa vào sử dụng rộng rãi trong tổ chức các lễ hội kỷ niệm… Đặc biệt là từ sau Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (vào năm 2010) biểu trưng Khuê Văn Các đã trở thành hình ảnh thân thuộc, gắn bó,  mang tính biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
 

Có thể nói Tháp Rùa - hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long… có lịch sử lâu đời hơn Khuê Văn Các, cũng là một phần không thể  thiếu, in đậm trong tâm trí mỗi người khi nhớ về truyền thống, lịch sử Hà Nội. Song biểu tượng cần bao hàm sự khái quát, truyền thống và hiện đại, mang tính giáo dục, làm rõ đặc trưng nổi bật của Thăng Long - Hà Nội. Do vậy, Khuê Văn Các thực sự là biểu trưng, biểu tượng xứng đáng, niềm tự hào của thủ đô, của người Việt. 

Quỳnh Thanh

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Khuê Văn Các - Biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến

Theo dự thảo Luật thủ đô được thông qua trong kì họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII ngày 21/12/2012, Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã  được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Khuê Văn Các (Gác văn sao Khuê) chính là biểu trưng cho truyền thống hiếu học của nhân dân ta.

Khuê Văn Các là công trình nổi tiếng đề cao học vấn, văn chương thơ phú lại được xây dựng nhờ công của một vị quan võ - Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành vào năm 1805 dưới triều Nguyễn.

‘ Khuê Văn Các được hoàn thành vào năm 1805 nhờ công của một vị quan võ là Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Bá Thành.

Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát. Bốn mặt bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ Khuê văn các. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng rất có ý nghĩa.

‘ Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, nhỏ nhắn, đơn giản và mang dấu ấn riêng của Việt Nam

Khuê Văn Các không phải là một công trình của riêng Việt Nam mới có mà Khuê Văn Các cũng xuất hiện tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, tại Hà Nội, Khuê Văn Các vẫn mang những nét riêng biệt mang dấu ấn của Việt Nam, nhỏ nhắn, đơn giản tạo nên sự gần gũi của công trình kiến trúc này.

Khuê Văn Các - biểu tượng thể hiện tầm nhìn về giáo dục và mang đậm tinh thần khuyến học của đất nước xứng đáng là công trình văn hóa biểu tượng đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công trình văn hóa nổi tiếng này trong tập phim Khuê Văn Các sau đây:

Khuê Văn Các là biểu tượng văn hóa của Thăng Long - Hà Nội từ nhiều đời nay. Biểu tượng này cũng đã xuất hiện trong ngày thành lập cộng đồng ASEAN. Nó là biểu tượng đỉnh cao của trí tuệ, là sự khái quát, sự khẳng định chân lý "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" nên nhìn vào đó mỗi con người dường như thấy mình cần phải có trách nhiệm trau dồi kiến thức, trí tuệ, văn hóa để gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại.

Bạn đang xem: Khuê văn các là gì

Khuê Văn Các là biểu tượng của Việt Nam từ nhiều đời nay

Đôi nét về kiến trúc Khuê Văn Các ngoài đời thực

Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo nên một đài tháp tám mái gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình mặt trời với kích thước hài hòa, cân xứng, với những song gỗ tỏa đều như những tia nắng chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng.

Chế tác Khuê Văn Các bằng chất liệu bằng đồng

Sản phẩm Khuê Văn Các bằng đồng đúc theo đúng khuôn mẫu của Khuê Văn Các thật sự. Những chi tiết nhỏ như câu đối khắc trên mặt gỗ của tầng lầu hay các chi tiết khắc ở bốn cột đá chống bên dưới được các nghệ nhân đúc đồng mô phỏng lại giống đến mức tinh xảo. Ngay cả những chi tiết nhỏ như các bậc thang đá và mặt nền đá chạm vuông của Khuê Văn Các bằng đồng cũng giống với bản gốc. Phía dưới chân sản phẩm Khuê Văn Các bằng đồng là đế vuông màu đen lớn.

Biểu tượng Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng đại diện trong ngày thành lập ASEAN

Ý nghĩa tốt đẹp của vật phẩm này đối với chúng ta

- Biểu tượng Khuê Văn Các mang hàm ý tri thức, thông tuệ và đỗ đạt cao, thăng quan tiến chức giống như các tiến sĩ thời trước.

Xem thêm: Các Mã Tiểu Mục 1701 Là Gì, Cách Ghi Mã Chương, Mã Nội Dung Kinh Tế Nộp Thuế

- Dưới chế độ phong kiến xưa thì dân thường, sĩ phu để được bổ nhiệm làm quan văn phải trải qua các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình theo quy chế. Văn miếu Quốc Tử Giám là nơi vinh danh các bậc tiến sĩ trở lên, nghĩa là người đã đỗ đạt trong kì thi Đình. Khuê Văn Các bằng đồng là món quà đặc biệt dành cho các sĩ tử trước khi đi thi và những người chuẩn bị lên chức. Bày trí Khuê Văn Các bằng đồng tại phòng khách hoặc trong tủ kính, phòng học, sẽ giúp tăng thêm vẻ sang trọng cho không gian.

- Theo Kinh dịch những con số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê Văn Các bằng đồng có 8 mái là bát quái, có thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương. Theo quan niệm của người xưa, cửa sổ hình tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời.

- Biểu tượng Khuê Văn Các thuộc dòng sản phẩm đồ đồng quà tặng thường được dùng để làm quà cho người nước ngoài.

Biểu tượng Khuê Văn Các bằng đồng được sử dụng nhiều để trang trí trong văn phòng, không gian làm việc, phòng học

Đặt mua biểu tượng khuê văn các ở đâu?

Video liên quan

Chủ đề