Không có gương xe máy bị phạt bao nhiêu?

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: tôi muốn biết mức phạt đối với trường hợp đi xe máy không có gương chiếu hậu theo quy định mới nhất năm 2023 là bao nhiêu tiền? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tại các thành phố lớn, tình trạng lưu thông xe máy không gương rất phố biến. Vậy lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?

Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, nếu như ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương chiếu hậu đủ tiêu chuẩn bên trái đã không bị xử phạt.

Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

- Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng.

- Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.

- Đối với ô tô, mức phạt với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000 - 400.000 đồng.

Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.

Nhưng người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.


Lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Có đủ gương, xe máy vẫn có thể bị phạt

Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.

Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.

Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…

Cách tốt nhất để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.

Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.

Thực tế hiện nay rất nhiều trường hợp phương tiện tham gia giao thông không gương chiếu hậu, tình trạng này phổ biến ở các thành phố lớn. Vậy lỗi không gương bị xử phạt bao nhiêu tiền năm 2022 là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm.

Sau đây, ACC xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Lỗi không gương xe máy bị phạt bao nhiêu tiền [2023] để cùng giải đáp các thắc mắc.

Nội dung bài viết:

1. Đối với xe ô tô

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16 của Luật Giao Thông Đường Bộ, lỗi không gương phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với những người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô không có gương chiếu hậu. Hiện tại mức phạt lỗi không gương này với xe ô tô vẫn giữ nguyên so với năm 2020.

Ngoài ra, theo Điểm a, Khoản 7, Điều 16 của Luật Giao Thông Đường Bộ quy định người điều khiển xe phải lắp gương chiếu hậu đầy đủ.

Người điều khiển xe ô tô vi phạm lỗi không gương sẽ bị lập biên bản và nộp phạt tại Kho Bạc nhà nước.\

2. Đối với xe mô tô, xe gắn máy

Nghị Định 100/2009/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có gương nhưng không có tác dụng

Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Đây là mức phạt cao hơn so với mức phạt cũ là 80.000 đến 100.000 đồng.

Người điều khiển xe máy nếu không có gương bên phải sẽ không bị phạt.

Với lỗi không gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không cần phải đến Kho Bạc nhà nước để nộp phạt. Người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người nộp phạt.

3. Nguyên nhân cần trang bị gương chiếu hậu cho xe

Gương chiếu hậu là bộ phận được trang bị trên xe dùng để quan sát phía sau. Với kính chiếu hậu, bạn có thể dễ dàng quan sát được các phương tiện di chuyển hai bên tránh được những tai nạn bất ngờ. Có đầy đủ gương chiếu hậu và các trang thiết bị cho xe là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới được quy định tại Luật Giao Thông Đường Bộ năm 2008. 

Trong quá trình chuyển hướng, rẽ trái hay rẽ phải, nhờ có gương chiếu hậu, người điều khiển phương tiện không cần quay đầu sang trái hay sang phải để quan sát để đảm bảo an toàn cho mình và những người đang tham gia giao thông. Bên cạnh đó nhờ gương chiếu hậu, bạn cũng có thể tránh được những tình huống trộm cướp khi di chuyển trên đường.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Lỗi không gương có bị giữ xe không?

Theo Nghị Định 100/2009/NĐ-CP, lỗi không gương sẽ không bị giữ xe mà chỉ bị phạt tiền. Đồng thời không bị áp dụng những hình thức xử phạt khác: Tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe,… Nhưng trong một số trường hợp, CSGT vẫn có quyền tạm giữ xe với lỗi không gương vì lý do khác. Trường hợp tạm giữ xe thường là CSGT nghi ngờ phương tiện bạn đang điều khiển vi phạm và lập biên bản tạm giữ để xác minh thêm. Vì vậy các bạn hãy trang bị cho mình kiến thức tốt để có cách xử lý phù hợp nếu gặp lỗi không gương khi tham gia giao thông.

4.2. Lỗi không gương có bị dừng xe không?

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trong đó, chỉ còn 04 trường hợp CSGT được dừng xe.

Cụ thể CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dùng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy dựa theo quy định tại Thông tư thì có thể trả lời được cho câu hỏi trường hợp cá nhân điều khiển phương tiện giao thông mà không có gương thì cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông dừng xe.

4.3. Mức phạt lỗi không gương với xe máy?

Gương chiếu hậu xe máy phải được gắn ít nhất là phía bên tay trái của người điều khiển. Trong trường hợp người tham gia giao thông lái xe máy mà không gắn kiếng xe máy ở phía bên trái thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung về Lỗi không gương xe máy bị phạt bao nhiêu tiền [2023] mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website //accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

Chủ đề