Khối u trực tràng là gì

  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBt)

  • Đôi khi có thể nội soi đại tràng sigma ống mềm

  • Xét nghiệm ADN trong phân

Đối với bệnh nhân có nguy cơ mức độ trung bình, tầm soát ung thư đại trực tràng ̣(CRC) nên bắt đầu từ 50 tuổi và tiếp tục cho đến khi 75 tuổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn có nguy cơ trung bình bắt đầu sàng lọc ở tuổi 45. Nhóm đã thực hiện sự thay đổi này vào năm 2018 để đáp ứng với tỷ lệ CRC tăng trong số những người lớn dưới 50 tuổi. Đối với bệnh nhân người lớn từ 76 đến 85 tuổi, quyết định sàng lọc CRC nên được cá thể hóa, xem xét tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và kết quả sàng lọc trước đó (xem thêm tuyên bố khuyến nghị tầm soát ung thư đại trực tràng của Nhóm Đặc nhiệm về Dịch vụ Phòng Bệnh Hoa Kỳ và khuyến nghị tầm soát ung thư đại trực tràng của Nhóm Đặc nhiệm Đa Hiệp hội về Ung thư Đại trực tràng Hoa Kỳ).

Có nhiều lựa chọn cho sàng lọc ung thư đại trực tràng, bao gồm

  • Nội soi đại tràng toàn bộ mỗi 10 năm

  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân hàng năm (xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT) được ưu tiên)

  • Nội soi đại tràng sigma ống mềm mỗi 5 năm (mỗi 10 năm nếu kết hợp với FIT)

  • Chụp CT đại tràng mỗi 5 năm.

  • Xét nghiệm ADN trong phân kết hợp với FIT mỗi 3 năm

Xét nghiệm FIT (hóa miễn dịch phân) có độ nhạy và độ đặc hiệu với máu người cao hơn xét nghiệm gFOBT (test phân cũ dựa trên guaiac) cái mà bị ảnh hưởng bởi các chất trong chế dộ ăn. Tuy nhiên, xét nghiệm máu trong phân có thể dương tính giả (ví dụ: loét, túi thừa đại tràng) và xét nghiệm âm tính không loại trừ ung thư vì ung thư đại tràng gây xuất huyết thành đợt.

Xét nghiệm ADN trong phân phát hiện các đột biến DNA và các dấu hiệu methyl hóa từ một khối u ở đại tràng. Xét nghiệm thường được kết hợp với FIT và xét nghiệm kết hợp được chấp thuận để sàng lọc các bệnh nhân có nguy cơ trung bình. Gần 10% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm ADN trong phân dương tính có nội soi đại tràng bình thường.

Nội soi viên nang đại tràng có nhiều vấn đề về kỹ thuật và hiện tại chưa được chấp thuận như là một xét nghiệm sàng lọc.

Xét nghiệm máu (ví dụ, xét nghiệm septin 9) đã được chấp thuận để sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ trung bình nhưng không được sử dụng rộng rãi vì độ nhạy không phù hợp.

U trực tràng ác tính là bệnh lý nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiên đa số mọi người chỉ phát hiện ra khi bệnh đã tiến triển đến những giai đoạn nặng hơn. Vậy u trực tràng ác tính là gì, nhận biết và điều trị nó như thế nào?

1. U trực tràng ác tính là gì?

U trực tràng bắt đầu hình thành từ những tế bào khỏe mạnh ở lớp niêm mạc trực tràng. Vì nguyên nhân nào đó, các tế bào này bị đột biến và tăng sinh không kiểm soát. Từ đó, hình thành nên khối u tại trực tràng. Khôi u có thể lành tính hoặc ác tính. Khối u ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh và có khả năng di căn đến các mô lân cận và cơ quan xa thông qua hệ thống máu và hạch bạch huyết.  Một số bệnh lý tại trực tràng có thể dẫn đến ung thư như: đa polyp trực tràng, viêm loét trực tràng có chảy máu hay loét trực tràng lâu ngày.

Bệnh nhân bị u trực tràng ác tính xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng, phân có dịch nhầy, chảy máu. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị thiếu máu trầm trọng, sút cân nhanh. Đặc biệt là khi kích thước khối u quá lớn sẽ gây ra tình trạng tắc ruột.

U trực tràng ác tính là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh

2. Phân biệt u trực tràng lành tính và ác tính.

Có thể phân biệt u trực tràng lành tính và u trực tràng ác tính thông qua một số triệu chứng điển hình của bệnh. Các khối u lành tính thường phát triển chậm và hầu như các triệu chứng không biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi khối u lành tính phát triển thành ác tính thì người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề như:

2.1 U trực tràng ác tính gây đau bụng

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất. Đau khởi phát từ vùng bụng dưới, tùy theo vị trí có khối u. Cơ đau xảy ra không dữ dội và không rõ ràng. Có thể đi kèm tình trạng đầy hơi, trướng bụng.

2.2 Rối loạn tiêu hoá

Ở cả người bệnh bị u trực tràng lành tính và ác tính đều có thể gặp tình trạng tiêu chảy, táo bón xen kẽ. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có khối u trực tràng ác tính đang phát triển.

2.3 Chảy máu trực tràng, đại tiện ra máu

Người bệnh thường xuyên đi đại tiện ra máu, có thể lẫn nhầy. Phân thường có màu xám, lẫn máu đỏ thẫm mà ít khi có máu đỏ tươi. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến người bệnh tử vong do mất quá nhiều máu.

Ở giai đoạn muộn, khi khối u có kích thước lớn, bệnh nhân có thể dùng tay sờ và cảm nhận được khối u. Ở một số trường hợp, khối u còn gây ra tình trạng tắc ruột.

Ngoài ra, khối u ác tính còn khiến người bệnh đối mặt với một số triệu chứng toàn thân khác như sút cân không rõ nguyên nhân, xanh xao, mệt mỏi, tinh thần suy sụp,…

Đi ngoài ra máu là một dấu hiệu nhận biết u trực tràng ác tính.

3. Yếu tố nguy cơ dẫn đến u trực tràng ác tính

Các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư trực tràng:

– Tuổi tác: Nguy cơ hình thành u trực tràng ác tính gia tăng theo tuổi. Ung thư trực tràng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, gần 90% trường hợp xảy ra ở những người trên 50 tuổi.

– Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao hơn nữ giới.

– Gia đình có tiền sử ung thư trực tràng: Ung thư trực tràng có thể di truyền. Nếu những người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, chị em,.. bị u trực tràng ác tính trước 60 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh của những thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn.

– Béo phì: Nhưng người béo phì, thừa cân, ít vận động cũng nằm trong nhóm được cảnh báo có nguy cơ cao bị u trực tràng ác tính gấp nhiều lần người có cân nặng bình thường.

– Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn nhiều đạm, mỡ động vật, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều cholesterol, ít chất xơ, trái cây,… có nguy cơ cao bị u trực tràng ác tính. Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng là yếu tố gây ung thư trực tràng.

– Bệnh về đại tràng: Người bệnh mắc các bệnh viêm loét trực tràng, viêm mô hạt, có các khối u lành tính có kích thước lớn có nguy cơ cao phát triển thành u trực tràng ác tính.

4. Phương pháp điều trị u trực tràng ác tính

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ cần làm các xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán mức độ của khối u, tế bào ung thư, giai đoạn bệnh và mức độ nguy hiểm cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.

4.1 Phẫu thuật cắt bỏ khối u trực tràng ác tính

Khi khối u ác tính còn ở giai đoạn đầu, chưa di căn sang các mô hay cơ quan lân cận thì phương pháp được khuyến cáo là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Để cắt khối u, các bác sĩ sẽ dùng phương pháp nội soi theo đường hậu môn và tiến hành loại bỏ chúng mà không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Nếu khối u đã có xâm lấn tối thiểu thì phẫu thuật mổ hở lại được ưu tiên hơn để loại bỏ khối u đồng thời nạo vét những mô và hạch bị di căn.

Khi khối u trực tràng ác tính ở giai đoạn đầu, chưa di căn thì cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt

4.2 Hóa trị liệu

Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào qua đường uống hoặc tiêm truyền để tác động và tiêu diệt các tế bào ác tính đang tồn tại trong cơ thể.

4.3 Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia có năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư trực tràng hay trong trường hợp khối u có kích thước quá lớn hoặc ở vị trí khó phẫu thuật. Phương pháp này có thể gây một số phản ứng phụ cho người bệnh như buồn nôn, kích ứng da, tiêu chảy,..

U trực tràng ác tính là một bệnh lý nguy hiểm vì người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Để phát hiện sớm khối u và hạn chế những rủi ro không mong muốn, mọi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ và điều trị càng sớm càng tốt.

Video liên quan

Chủ đề