Khối lượng hạt proton nặng bao nhiêu?

J.J. Thomson (J.J. Tôm – xơn), nhà vật lí người Anh, được trao giải thưởng Nobel (Nô-ben) Vật lí vào năm 1906 vì đã phát hiện ra một loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử. Thomson đã chế tạo ống tia âm cực gồm một ống thủy tinh được hút phần lớn không khí ra khỏi ống, một hiệu điện thế cao được đặt vào hai điện cực gắn ở hai đầu ống (Hình 2.4a). Năm 1897, ông phát hiện ra một dòng hạt (tia) đi ra từ điện cực tích điện âm (cực âm) sang điện cực tích điện dương (cực dương). Tia này được gọi là tia âm cực.

Các loại hạt tạo nên tia âm cực có đặc điểm: (1) Chuyển động theo đường thẳng trong ống (Hình 2.4a). (2) Hoàn toàn giống nhau dù các vật liệu làm cực âm khác nhau. (3) Bị lệch trong điện trường, về phía bản cực tích điện dương được đặt giữa ống tia âm cực (Hình 2.4b).

Khối lượng hạt proton nặng bao nhiêu?

Hãy cho biết hạt tạo nên tia âm cực là loại hạt gì. Giải thích.

Điện tích và khối lượng của hạt p, e, n nhìn có vẻ không thân thiện với các bạn học sinh lớp 10. Nhưng đừng lo lắng – vì điều này rất bình thường. Chỉ cần tiếp xúc một thời gian, bạn sẽ thấy rất vui!

Cần học trước khi vào bài này

Nguyên tử thật đơn giản dưới con mắt tuổi teen.

Nội dung bài viết

Toggle

1. Bảng giá trị điện tích và khối lượng

Khối lượng hạt proton nặng bao nhiêu?
Những con số nhỏ quá sức tưởng tượng (Photo: TrongToan on W3chem)

2. Bạn nghĩ sao về giá trị điện tích và khối lượng?

+Khối lượng của 1 hạt e là 9,1095.10-31kg = 0,000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 91095kg.

+Khối lượng của 1 hạt p (~n) là 1,6726.10-27kg = 0,000 000 000 000 000 000 000 000 00 16726kg.

+Giá trị điện tích của 1 hạt e (p) là 1,602.10-19C = 0,000 000 000 000 000 000 1602C.

Đương nhiên, dễ thấy các giá trị trên là quá nhỏ và vì vậy – không tiện ghi chép và tính toán. Các nhà khoa học đã nghĩ ra cách chuyển đổi sao cho tiện dụng hơn; bằng cách

  • Thay vì dùng đơn vị kg thì dùng đơn vị u (chính là đơn vị Cacbon đã học).
  • Thay vì dùng giá trị ứng với đơn vị Culong thì dùng chuyển thành giá trị e0.

2.1. Các đơn vị chuyển đổi như sau:

1,6605.10-27 kg = 1u (1đvC)

1,602.10-19 C = 1e0

2.2. Thực hành chuyển đổi đơn vị:

Đổi khối lượng của p (n) từ kg sang u.

Đã biết 1,6605.10-27 kg = 1u

Mà mp = 1,6726.10-27kg ~ mn = 1,6748.10-27kg => ?u

Bạn dễ thấy ngay mp ~ mn ~ 1u

Máy móc hơn, bạn dùng quy tắc tam xuất, khi đó ta có bài toán sau:

  • Với p là (1,6726.10-27kg x 1u) : 1,6605.10-27 kg = 1,0073u ~ 1u
  • Với n là (1,6748.10-27kg x 1u) : 1,6605.10-27 kg = 1,0086u ~ 1u

Đổi khối lượng của e từ kg sang u.

Đã biết 1,6605.10-27 kg = 1u

Mà me = 9,1095.10-31kg => ?u

dùng quy tắc tam xuất, khi đó ta có bài toán sau:

(9,1095.10-31kg x 1u) : 1,6605.10-27 kg = 0,000549u ~ 0,00055u

3. So sánh điện tích giữa các hạt e, p, n

Trong hạt nhân

  • hạt n không mang điện nên không có gì để nói.
  • hat p mang điện dương; vậy điện tích hạt nhân chính là tổng điện tích của các hạt p.

Ta so sánh điện tích giữa p và e như sau:

  • giá trị điện tích của hạt p và e bằng nhau và bằng 1.
  • điện tích của p (điện dương) trái dấu điện tích của e (điện âm).

4. So sánh khối lượng giữa các hạt e, p, n

Dễ thấy, khối lượng của p và n gần bằng nhau. Vậy ta chỉ còn so sánh khối lượng giữa p (n) với e.

Để so sánh, ta chỉ việc lấy hai khối lượng (đương nhiên lấy đơn vị kg mới chính xác) chia nhau thôi, mp : me = 1,6726.10-27kg : 9,1095.10-31kg = 1836 ; tức là

  • Khối lượng p (n) gấp 1836 lần khối lượng e.
  • Hoặc khối lượng e nhỏ hơn 1836 lần khối lượng p (n).
  • Khối lượng e quá nhỏ, không đáng kể so với khối lượng p (n). Trong tính toán, thường bỏ qua khối lượng của các e.

5. Tính khối lượng nguyên tử

Một nguyên tử có VỎ (chứa các hạt e) và NHÂN (chứa các hạt p, n), nên

mnguyên tử = mVỎ + mNHÂN = tổng mcác e + (tổng mcác p + tổng mcác n)

Nhưng vì khối lượng các e quá nhỏ, không đáng kể nên bỏ qua, kết quả là

mnguyên tử = mNHÂN = tổng mcác p + tổng mcác n

Thực hành tính khối lượng nguyên tử

Một loại nguyên tử Carbon có 6p, 6e và 8n. Tính khối lượng nguyên tử C này theo kg, theo u?

Tính theo đơn vị kg

mnguyên tử C = tổng m6e + (tổng m6p + tổng m8n)

= 6 x 9,1095.10 –31kg + 6 x 1,6726.10 –27kg + 8 x 1,6748.10 –27kg = 23,4395.10 –27kg

Tính theo đơn vị u

mnguyên tử C = 6 x 0,00055u + 6 x 1u + 8 x 1u = 14,0033u

Một loại nguyên tử Carbon có 6p, 6e và 8n. Tính khối lượng HẠT NHÂN nguyên tử C này theo kg, theo u?

Tính theo đơn vị kg

mhạt nhân C = (tổng m6p + tổng m8n)

= 6 x 1,6726.10 – 27kg + 8 x 1,6748.10 – 27kg = 23,4340.10 – 27kg

Tính theo đơn vị u

mhạt nhân C = 6 x 1u + 8 x 1u = 14u

Từ hai kết quả trên, có thể xem khối lượng nguyên tử thực tế chỉ bằng khối lượng HẠT NHÂN!

Bạn hãy xem lại kết quả:

  • mnguyên tử C = 23,4395.10 –27kg
  • mhạt nhân C = 23,4340.10 –27kg

Vậy thực tế khối lượng nguyên tử chỉ là khối lượng của hạt nhân.

6. Mở rộng

Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân nguyên tử. Đây là cơ sở để con người khai thác năng lượng khổng lồ từ phản ứng hạt nhân.

Năng lượng và khối lượng liên quan nhau theo công thức của nhà bác học Albert Einstein: E = mc2. Nếu bạn quan tâm, hãy tìm hiểu. Rất nhiều thú vị đang chờ bạn phía trước.

Khối lượng của proton là bao nhiêu?

1.2. Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm những gì?.

Khối lượng của hạt nhân nguyên tử là gì?

Phần lớn khối lượng của nguyên tử là do sự đóng góp của proton và neuton trong hạt nhân của nó. Tổng những hạt này trong một nguyên tử được gọi là số khối. Số khối chỉ đơn giản là một số tự nhiên và có đơn vị là nucleon. Ví dụ: Số khối của “Cacbon-12” nên nó sẽ có 12 nucleon (trong đó có 6 proton và 6 neuton).

Bao nhiêu hạt proton có tổng khối lượng bằng 1 gam?

Luyện tập 2 trang 12 Hóa học 10: Hãy cho biết bao nhiêu hạt proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam. Vậy cần 1,6605.1024 hạt proton thì có tổng khối lượng bằng 1 gam.

Hạt nhân nguyên tử có bao nhiêu proton?

Đến ngày nay, người ta đã biết đến 94 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và 24 nguyên tố nhân tạo được tạo ra từ các phòng thí nghiệm hạt nhân (tổng cộng 118 nguyên tố). Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 8 đều thuộc nguyên tố Oxi, chúng đều có 8 proton và 8 electron.