Khoa kinh tế của Đại học Thương mại

Với cơ hội việc làm đa dạng và phù hợp với yêu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chuyên ngành Quản lý kinh tế trường Đại học Thương mại đang được rất nhiều học sinh quan tâm và theo học.

Quản lý kinh tế là gì

1. Chuyên ngành Quản lý kinh tế là gì?

Chuyên ngành Quản lý kinh tế là ngành học liên quan đến quá trình phân tích, chọn lọc, xây dựng những nguyên tắc, công cụ, cơ cấu tổ chức,…đồng thời hỗ trợ xây dựng đội ngũ cán bộ và đảm bảo nguồn lực về thông tin, vật chất cho các quyết định.

2. Chuyên ngành Quản lý kinh tế trường Đại học Thương mại (TMU) có gì?

Chuyên ngành Quản lý kinh tế trước kia có tên là Kinh tế thương mại thuộc trường Đại học Thương mại. Với mục tiêu chung là đào tạo cử nhân kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế – xã hội; có năng lực chuyên môn sâu về phân tích và quản lý kinh tế; có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, tổ chức quản lý và giải quyết các vấn đề kinh tế tạo doanh nghiệp và ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

Những năm đầu đại học sinh viên sẽ được học những kiến thức giáo dục đại cương cần thiết thuộc khối ngành Kinh tế. Đến năm 2,3 sẽ học kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý kinh tế như Quản lý nhà nước về kinh tế, Quản lý doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; Quản lý chiến lược; Quản lý khoa học và công nghệ; Quản lý chương trình dự án phát triển. Ngoài ra sinh viên được phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán,kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổng hợp và lập báo cáo các vấn đề nghiên cứu kinh tế và quản lý kinh tế, kỹ năng diễn đạt vấn đề kinh tế và quản lý kinh tế bằng văn bản,…

Sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế sẽ được học trong môi trường giáo dục tiên tiến, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình, số giờ thực hành và học chuyên ngành chiếm phần lớn tổng số tiết học, có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Quản lý kinh tế trường Đại học Thương mại

4. Chuyên ngành Quản lý kinh tế ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế có thể làm việc tại nhiều bộ phận khác nhau ở phạm vi doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và tổ chức khác có liên quan tới phân tích, hoạch định chính sách kinh tế và quản lý kinh tế. Sinh viên có đủ tự tin để ứng tuyển các vị trí như:

– Nhân viên hoạch định, tổ chức, kiểm tra quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế vĩ mô.

– Nhân viên nghiên cứu, triển khai chương trình xúc tiến thương mại, các dự án đầu tư và phát triển hạ tầng, chính sách phát triển kinh tế.

– Nhân viên đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp theo địa bàn.

– Nhân viên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, doanh nghiệp khối ngành kinh tế.

– Chuyên viên phân tích các hoạt động, quản lý và sử dụng các nguồn lực, thông tin.

Với cơ hội việc làm đa dạng cùng chương trình đào tạo tiên tiến, chuyên ngành Quản lý kinh tế trường Đại học Thương mại xứng đáng là cơ sở đào tạo uy tín mà các em có thể tham khảo và chọn lựa.


 

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Thương mại được thành lập từ năm 1998, khoa bao gồm 2 bộ môn: Bộ môn Kinh tế quốc tế và Bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế. Đội ngũ giảng viên của Khoa có 1 PGS, 3 Tiến sỹ và nhiều Thạc sỹ được đào tạo ở trong và ngoài nước. Các bộ môn đảm nhận giảng dạy những môn học chính yếu thuộc ngành Kinh doanh quốc tế, ngành Kinh tế quốc tế và các chuyên ngành khác của Nhà trường. Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tham gia đào tạo ở cả trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, các dự án liên kết với nước ngoài... Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại là một địa chỉ đào tạo uy tín về các ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Điểm khác biệt mang tính đột phá của Khoa là hệ thống giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc và tư vấn thực tế cho các doanh nghiệp lớn, các cơ quan đơn vị trong cả nước. Ngoài ra, các giảng viên thỉnh giảng, các giảng viên là doanh nhân, chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước cũng góp phần giúp học viên không chỉ trang bị các kiến thức lý thuyết mà quan trọng nhất là các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nhân thành đạt. Khoa luôn đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch được Nhà trường giao cho, đặc biệt là ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ khi thành lập đến nay khoa đã có 5 giáo viên được Nhà nước phong học hàm phó giáo sư, nhiều cán bộ giáo viên và tập thể được Bộ trưởng tặng bằng khen và Hiệu trưởng Nhà trường tặng giấy khen.

Chương trình giao lưu giữa doanh nghiệp và sinh viên - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Thương mại

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Thương mại hiện đào tạo 2 ngành với 2 chuyên ngành: Ngành Kinh tế quốc tế (chuyên ngành Kinh tế quốc tế) và ngành Kinh doanh quốc tế (chuyên ngành Thương mại quốc tế). Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế - ngành Kinh tế quốc tế thuộc nhóm ngành kinh tế, nhằm đào tạo cử nhân Kinh tế quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, cung cấp cho học viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về hệ thống kinh tế quốc tế, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế (tài chính quốc tế). Cử nhân Kinh tế quốc tế được trang bị kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa; những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam; đồng thời sinh viên được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương mại, logistic và đầu tư, tài chính.

Hội trại chào mừng kỉ niệm 20 năm thành lập Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

 

Hội trại chào mừng Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hành các kiến thức, tham gia hoạch định chiến lược, quy hoạch, quản lý các hoạt động kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế, nhân sự ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước trong các ngành như ngoại giao, hậu cần, vận tải quốc tế, hàng không, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường/marketing quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng, tư vấn đầu tư quốc tế/xúc tiến thương mại, thanh toán quốc tế ở các ngân hàng, hải quan…


 

 

Người học ngành này cũng luôn có cơ hội thăng tiến trở thành nhà quản trị cấp cao; các nhà hoạch định chiến lược, chính sách; nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia. Ngoài ra sinh viên ngành Kinh tế quốc tế ra trường còn có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc giảng dạy và nghiên cứu tại các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh tế quốc tế.

Năm 2019, ngành Kinh tế quốc tế (chuyên ngành Kinh tế quốc tế) Trường Đại học Thương mại xét tuyển trên 3 tổ hợp môn thi tốt nghiệp: Toán-Văn-Anh (D01), Toán-Lý-Hóa (A00), Toán-Lý-Anh(A01). Ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế là hai ngành mang tính toàn cầu, đem lại cho người học rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp tốt và hấp dẫn. Nếu là một người năng động, có đam mê và nhiệt huyết thì đây chính là chuyên ngành dành cho bạn. -------------------- Tên tiếng Việt: Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Tên tiếng Anh: Faculty of International Business and Economics

Website: //kinhtekinhdoanhquocte.tmu.edu.vn/vi/


Fanpage: //web.facebook.com/KinhtevakinhdoanhquocteTMU/
Email:

Video liên quan

Chủ đề