Khoa học lớp 4 không khí được coi là trong lành khí nào

97. Không khí như thế nào mới được xem là không khí trong lành?

Khi bạn rời thành phố đầy xe cộ đến du lịch ở bãi biển, nông thôn hoặc một vùng núi nổi tiếng, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác thoải mái, tinh thần sảng khoái hơn. Điều đó không chỉ vì ở những vùng này phong cảnh đẹp đẽ mà quan trọng hơn là không khí ở đó rất trong lành.

Không khí và khí quyển, từ góc độ khoa học tự nhiên mà xét thực ra không khác biệt về bản chất, thường là những từ đồng nghĩa. Nhưng trong khoa học môi trường thì không khí cung cấp cho động, thực vật sinh sống trong một môi trường nhỏ, như trong toa xe, phòng ở, thành phố, rừng núi v.v.. theo thói quen đều được gọi là không khí. Còn đối với các dòng khí trong một khu vực lớn hoặc có tính toàn cầu thường được gọi là khí quyển. Tổng khối lượng khí quyển có khoảng 6 triệu tỉ tấn, tương đương với 1/10 triệu của khối lượng Trái Đất. Độ dày của khí quyển khoảng 1.000 km, trong đó lớp không khí chủ yếu mà loài người dựa vào đó để sinh sống là phần không khí bao quanh mặt đất với độ dày từ 10 – 12 km. Trong cuộc sống thường ngày, ở những trường hợp khác nhau, khu vực khác nhau, chất lượng của không khí rất khác nhau. Chúng ta đều mong muốn được thở không khí tươi mát trong lành. Vậy không khí như thế nào mới được xem là tươi mát trong lành?

Không khí hoặc khí quyển là một hỗn hợp gồm nhiều loại khí. Thông thường có 3 loại thành phần: thành phần cố định, thành phần có thể biến đổi và thành phần không cố định. Trong không khí, nitơ chiếm 78,09%, oxi chiếm 20,95%, khí trơ chiếm 0,93%. Ba loại này tổng cộng chiếm 99,97% tổng thể tích của khí quyển. Chúng cùng với các vi lượng khí hiếm như: neon (Ne), heli (He), krypton (Kr), xenon (Xe), radon (Rn), v.v.. tổ hợp nên thành phần cố định của khí quyển. Tỉ lệ của thành phần này bất cứ chỗ nào trên mặt đất đều giống nhau.

Thành phần có thể thay đổi là chỉ khí cacbonic và hơi nước trong không khí. Trong điều kiện bình thường thì hàm lượng cacbonic là 0,02% - 0,04%, hàm lượng hơi nước dưới 4%. Hàm lượng của chúng trong không khí thay đổi theo mùa và điều kiện khí hậu, chúng gây ảnh hưởng đến sản xuất và hoạt động đời sống của con người.

Không khí gồm thành phần cố định và thành phần có thể biến đổi ở trên gọi là không khí thuần khiết, trong sạch.

Thành phần khí không cố định trong không khí có hai nguồn: một là do trong thiên nhiên xuất hiện những thiên tai đột xuất gây nên các chất ô nhiễm mà hình thành. Hai là do loài người gây ô nhiễm cho môi trường mà hình thành. Đó là những nguồn chủ yếu nhất của thành phần bất định trong khí quyển, cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí. Bầu khí quyển ngoài các thành phần kể trên còn có một lượng ít ion âm. Các ion âm được gọi là vitamin của không khí, có thể giúp cho người ta duy trì chức năng sinh lí được bình thường. Ở biển, rừng núi, nông thôn trong không khí chứa nhiều ion âm. Con người sống trong môi trường đó sẽ cảm thấy đặc biệt thoải mái.

Tóm lại, chỉ khi không khí không bị ô nhiễm, tức là khi nitơ, oxi, khí trơ và hàm lượng những khí hiếm vi lượng khác có giá trị bình thường, hàm lượng khí cacbonic và hơi nước biến đổi trong phạm vi bình thường, hơn nữa trong không khí có được một lượng ion âm tương đối thì không khí đó mới có thể gọi là không khí tươi mát trong lành.

Từ khoá: Không khí; Bầu khí quyển; Ion âm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: 10 vạn câu hỏi vì sao về khoa học môi trường
  • Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
  • Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
  • Nguồn: tve-4u

Khí, khói độc, các loại bụi, vi khuẩn… là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.

Khí, khói độc, các loại bụi, vi khuẩn… là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm. Không khí được coi là trong sạch khi những thành phần kể trên có trong không khí với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ của con người.

 +Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.

Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, nhưng chủ yếu là do:

 +Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người ở các vùng đông dân: bụi đường do xe cộ sinh ra, bụi xi măng, bụi than của các nhà máy, bụi ở công trường xây dựng, bụi phóng xạ, …

 +Khí độc: Các khí độc sinh ra do sự lên men, thối của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học.

Loigiaihay.com

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Khoa Học Lớp 4
  • Sách Giáo Khoa Khoa Học Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Khoa Học Lớp 4
  • Vở Bài Tập Khoa Học Lớp 4

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 39: Không khí bị ô nhiễm giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1. (trang 55 VBT Khoa Học 4): Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 78, 79 SGK và hoàn thành bảng sau:

Lời giải:

Hình Mô tả những hình ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch hoặc bầu không khí bị ô nhiễm
1 Khí thải từ các cột nhà máy làm ô nhiễm bầu không khí
2 Trời xanh mát trong lành
3 Khói do đốt nương rẫy
4 Khói bụi do xe cộ thải ra

Bài 2. (trang 55 VBT Khoa Học 4): Khoanh vào chữ cái trước ý không đúng.

Lời giải:

2.1 Không khí bị ô nhiễm là không khí:

(a) Chỉ chứa các bụi, khói, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người.

b) Chứa nhiều khói và khí độc.

c) Chứa nhiều loại bụi độc hại

d) Chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh

2.2 Sống lâu dài ở nơi không khí bị ô nhiễm có hại gì không?

(a) Không có hại, vì cơ thể ta có thể thích ứng được.

b) Có thể bị viêm đường hô hấp.

c) Có thể bị lao phổi

d) Có thể bị ung thư.

Bài 3. (trang 56 VBT Khoa Học 4): Hãy nhận xét về bầu không khí nơi em ở

Lời giải:

– Bầu không khí nơi em ở bị ô nhiễm khá cao do đông dân cư, phương tiện đi lại, nhà máy sản xuất xung quanh nhiều.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

1. Quan sát, nhận xét và thảo luận

- Lần lượt tưởng tượng các em đang ở trong môi trường không khí được thể hiện trong hình 1 và hình 2

- Nhận xét bầu không khí ở hình 1 và hình 2. Dựa vào kết quả quan sát bầu không khí, thảo luận để đặt tên cho hai hình đó

Trả lời:

Quan sát hai bức ảnh em thấy:

- Bầu không khí ở hình 1 có nhiều khói bụi, ô nhiễm

- Bầu không khí ở hình 2 trong xanh, thoáng đãng, sạch sẽ.

Đặt tên có các hình là:

- Hình 1: Bầu trời ô nhiễm

- Hình 2: Bầu trời trong lành

2. Quan sát và trả lời

Liệt kê những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trong hình 3, hình 4

Trả lời:

Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trong hai hình 3 và 4 là:

+ Hình 3: ô nhiễm do khói bụi nhà máy, khói bụi xe cộ

+ Hình 4: ô nhiễm do rác thải sinh hoạt

3. Liên hệ thực tế và trả lời

a. Kể tên một số hoạt động trong đời sống hằng ngày của chúng ta góp phần làm ô nhiễm không khí

b. Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, chúng ta có thể mắc những bệnh gì?

Trả lời:

a. Một số hoạt động trong đời sống hằng ngày của chúng ta góp phần ô nhiễm không khí là:

+ Vứt rác bừa bãi

+ Xả nước thải sinh hoạt chưa xử lí ra sông hồ

+ Đi lại di chyển bằng các phương tiện gây khói bụi như ô tô, xe máy

+ Đốt rơm rạ ngoài đồng….

b. Sống trong môi trường không khí ô nhiễm, chúng ta có thể mắc những bệnh liên quan đến tai, mũi, họng...

4. Quan sát và trả lời

Quan sát các hình từ 5 đến 9 và trả lời câu hỏi: Nên và không nên làm gì để giữ cho bầu không khí trong sạch?

Trả lời:

Để giữ cho bầu không khí trong sạch chúng ta nên:

- Trồng nhiều cây xanh để lọc sạch không khí

- Sử dụng bếp ga, bếp điện

Để giữ cho bầu không khí trong sạch chúng ta không nên:

- Đốt rơm rạ ngoài đồng sau mỗi lần thu hoạch

- Dùng than tổ ong để đun nấu

- Sử dụng xe máy, ô tô để đi lại.

5. Đọc kĩ nội dung sau

- Khói, khỉ độc, các loại bụi, vi khuẩn, … là những yếu tố làm không khí bị ô nhiễm. Không khí được coi là trong sạch khi các thành phần kể trên có trong không khí với tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người và sinh vật khác.

- Chúng ta có thể thực hiên một số cách phòng chống ô nhiễm không khí như: thu gom và xử lí rác hợp lí, giảm lượng khí thải của xe cộ và của các nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.

1. Quan sát và thảo luận

Quan sát lá của những cây ven đường nơi có nhiều xe cộ đi qua hoặc nơi gần nhà máy và lá của những cây trong vườn hoặc công viên cách xa đường phố hoặc nhà máy. Em có nhận xét lá cây ở đâu sạch hơn? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó. Ghi các ý kiến của em vào vở theo mẫu sau:

Quan sát Nhận xét Giải thích
Lá cây ven đường, nơi có nhiều xe cộ qua lại hoặc ở gần nhà máy
Lá cây trong vườn, xa đường phố hoặc trong công viên

Trả lời:

Quan sát Nhận xét Giải thích
Lá cây ven đường, nơi có nhiều xe cộ qua lại hoặc ở gần nhà máy Có nhiều bụi bẩn, vàng úa và cằn cỗi Vì ở đó môi trường ô nhiễm, cây xanh không có điều kiện phát triển.
Lá cây trong vườn, xa đường phố hoặc trong công viên Lá cây tươi xanh, sạch sẽ Vì môi trường trong lành, có đủ ánh sáng, lượng nước, khiến cây phát triển.

2. Làm bài tập và trả lời

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a. Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Xe ô tô

B. Xe buýt

C. Xe tải

D. Xe đạp

b. Trả lời những câu hỏi dưới đây:

Quan sát Nhận xét
1. Em sống ở đâu? (thành phố/ nông thôn)
2. Theo em, bầu không khí nơi em đang ở tốt lên hay xấu đi? Tại sao?
3. Những người xung quanh em nói gì về ô nhiễm không khí?
4. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động hoặc cuộc sống của em không? Nếu có, nó ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

a. Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

Đáp án: D. Xe đạp

b. Trả lời câu hỏi:

Quan sát Nhận xét
1. Em sống ở đâu? (thành phố/ nông thôn) Em sống ở nông thôn
2. Theo em, bầu không khí nơi em đang ở tốt lên hay xấu đi? Tại sao? Theo em, bầu không khí nơi em đang ở xấu đi vì hàng ngày càng có thêm nhiều nhà máy, xe máy, xe ô tô càng nhiều nên bụi bẩn nhiều hơn.
3. Những người xung quanh em nói gì về ô nhiễm không khí? Những người xung quanh em nói rất nhiều về ô nhiễm không khí vì ô khí ngày càng ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính đang ngày càng trầm trọng, nếu chúng ta không hạn chế thải khói bụi vào không khí thì sẽ rất nguy hiểm.
4. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động hoặc cuộc sống của em không? Nếu có, nó ảnh hưởng như thế nào? Ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động và cuộc sống của em. Hằng ngày, em phải hít thở nhiều khói bụi hơn, bầu không khí ô nhiễm, khó thở…

1. Phòng vấn người lớn tuổi (trong gia đình hoặc nhà hàng xóm) theo mẫu:

- Ông/ bà sinh năm nào?

- Ông/ bà sống ở đâu?

- Ông/ bà có nhận xét gì về môi trường không khí trước kia và hiện nay?

- Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động hoặc cuộc sống của ông/ bà không? Nó ảnh hưởng như thế nào?

2. Cùng với người thân tìm hiểu và thực hiện cách làm giảm ô nhiễm không khí trong đời sống hằng ngày.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 chương trình VNEN hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Khoa học 4 chương trình mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề