Khoa học kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước ta hiện nay

Khoa học - công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, luôn làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các ngành nhỏ. Làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới. Cơ cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi. Khi thay đổi sản xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng do thu nhập tăng. Tỷ trọng và vị trí GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần. Khoa học - công nghệ góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, nhờ tác động của các yếu tố như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ đó góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tại các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thường rất cao, trên 50%; với các nước đang phát triển khoảng 20-30%. Khoa học - công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, một quốc gia có tiềm lực khoa học - công nghệ sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao. Năng lực sáng tạo công nghệ là một trong những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào nhất là các nhân tố tổng hợp được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu và động lực của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp luôn hướng tới giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, buộc phải áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất của người lao động, giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước, từ đó nâng cao hay nói cách khác là tối đa hóa lợi nhuận. Khoa học - công nghệ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, khoa học - công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm mới, nhất là tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học đã sản xuất nhiều loại thuốc mới, nhiều phương tiện chữa bệnh hiện đại đã mở ra nhiều cách thức điều trị bệnh mới, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Khoa học - công nghệ phát triển cũng góp phần tăng giao lưu xã hội làm cho đời sống tinh thần con người phong phú, tốt đẹp hơn. Công nghệ điện tử, tin học viễn thông phát triển làm rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, vùng miền…

Khoa học - công nghệ phát triển góp phần và tạo điều kiện cải thiện môi trường sinh thái, sản xuất và tiêu dùng của con người liên tục phát triển, vì vậy chất thải không ngừng tăng, gây tác hại cho con người và môi trường sinh thái. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học các chất thải được xử lý, cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường. Khoa học - công nghệ phát triển cũng góp phần tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, làm giảm chất thải, tìm kiếm nguồn năng lượng, vật liệu mới thay thế các nguồn lực truyền thống không gây ô nhiễm môi trường; khoa học - công nghệ phát hiện và dự báo các thảm họa thiên nhiên để phòng ngừa. Tuy nhiên, tác động của khoa học - công nghệ cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế như gia tăng và phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia, nhiều nước độc quyền trong những tiến bộ khoa học - công nghệ, thuốc chữa bệnh đặc trị… Đối với tỉnh Tiền Giang, các hoạt động của khoa học và công nghệ đã có bước chuyển biến tích cực đáng kể, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, ngành, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và địa phương. Vai trò của các nguồn lực đã có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đặc biệt trong đó việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương đã góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình phát triển của địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng nâng cao năng xuất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin được xác lập và từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong những năm qua, một số lĩnh vực khoa học - công nghệ của tỉnh được chú trọng thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội như: Hoạt động thông tin khoa học - công nghệ và công tác ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội; các mô hình ứng dụng thí điểm từng bước đi vào sản xuất đại trà, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Từ đó, công nghệ sinh học của tỉnh đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học đã được quan tâm và đầu tư; trình độ nghiên cứu và phát triển công nghệ đã được chú trọng; các ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn với điều kiện sản xuất của địa phương. Phần lớn các đề tài, dự án tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc của sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (cây trồng, vật nuôi) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ, góp phần giải quyết tốt việc tiêu thụ nông thuỷ sản đầu ra. Qua thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 05/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, hoạt động nghiên cứu khoa học tại vùng trung tâm đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, gắn với điều kiện và môi trường như: mô hình canh tác rau, hoa ứng dụng công nghệ thủy canh và sử dụng chế phẩm đất sạch phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phân lập, tuyển chọn và thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật từ một số dòng nấm nội cộng sinh - AMF - nhằm tăng khả năng chống chịu hạn, mặn cho cây vú sữa; xây dựng mô hình vườn thanh long kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao; xây dựng nhà máy sơ chế, đóng gói bảo quản thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…. Bên cạnh đó, Sở Khoa học - Công nghệ đã hỗ trợ tích cực việc tạo lập quản lý và quảng bá nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế.

Trong hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành và giữa địa phương với Trung ương, có cơ chế kết hợp chặt chẽ, đảm bảo cung cấp, chia sẻ và khai thác thông tin. Hoạt động trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nhất là việc triển khai quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên. Đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế - kỹ thuật và nâng cao được sức cạnh tranh trong xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng như y tế, giáo dục, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị.

Khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển đời sống, kinh tế và xã hội của các quốc gia. Các cường quốc lớn như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản,… luôn luôn chú trọng nghiên cứu, tăng cường phát triển và luôn coi đây là ngành mũi nhọn giúp kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Với quan điểm phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, mục tiêu hướng Việt Nam trở thành đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy khoa học công nghệ là gì và vai trò của khoa học và công nghệ trong cuộc sống?

* Căn cứ pháp lý

– Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;

– Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.

1. Khoa học công nghệ là gì?

Khoa học được hiểu là toàn bộ hệ thống quy luật mang tính khách quan của vật chất và xã hội tư duy. Những quy luật này đã được các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ càng để từ đó sắp xếp lại thành dữ liệu nhằm giải thích cách thức hoạt động và sự tồn tại của một hiện tượng, sự vật nào đó. Những tri thức về quy luật khách quan đó của thế giới giúp con người có thể dùng chúng để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống hay là vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

Tóm lại, khoa học là những cái gì đó đã được nghiên cứu kỹ và có bằng chứng xác thực qua một quá trình vận dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan làm phong phú thêm các tri thức khoa học, đưa ra các câu trả lời để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 của Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định như sau:

“Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.”

“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”

Chính vì thế chúng ta thường hay nghe nhắc đến cụm từ liên quan đến khoa học công nghệ như dây chuyền, quy trình công nghệ, các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên ngày nay số lượng các công nghệ hiện đại ngày càng phát triển và nhiều đến mức khó thống kê được vì vậy việc đưa ra định nghĩa về công nghệ sẽ phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà từ đó sẽ có những quan điểm khái quát về công nghệ chính xác.

Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ

Tuy nhiên, theo một cách hiểu chung và thống nhất mà tác giả tổng hợp được thì khoa học công nghệ chính là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống – xã hội, tự nhiên…. từ đó hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Khoa học công nghệ tiếng Anh có nghĩa là: Science and technology.

2. Phân tích về hoạt động khoa học công nghệ hiện nay:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Luật Khoa học và Công nghệ quy định “Hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.,”

Thứ nhất, nghiên cứu khoa học: khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật các hiện tượng, sự vật, các quy luật tự nhiên. Đưa ra các giải pháp ứng dụng các sáng kiến vào đời sống xã hội thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.

Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

Thứ hai, phát triển công nghệ: sáng tạo và hoàn thiện những công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ thường được phát triển theo hình thức triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm.

Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.

Xem thêm: Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức khoa học công nghệ

Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

Thứ ba, dịch vụ khoa học và công nghệ: hoạt động đưa nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn, các hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng trí thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.

3. Khoa học và công nghệ có mối quan hệ như thế nào?

Nội dung của khoa học và công nghệ tuy khác biệt khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết. Khoa học sẽ tác động tới công nghệ, kéo theo sự phát triển của công nghệ. Từ đó chúng có những tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới hoạt động sản xuất của con người. Khoa học và công nghệ hình thành do sự vận dụng tri thức con người sáng tạo nên các công cụ, phương tiện phục vụ sản xuất cũng như các hoạt động khác trong đời sống con người.

Theo dòng lịch sử, mối quan hệ khoa học – công nghệ thể hiện qua những giai đoạn khác nhau như:

Thế kỷ 17-18: khoa học công nghệ bắt đầu phát triển mạnh. Lúc này công nghệ được nhận định là đi trước khoa học.

Thế kỷ 19: giai đoạn này chứng kiến khoa học công nghệ có sự tiếp cận mới. Công nghệ giúp nghiên cứu khoa học phát triển và ngược lại các phát minh khoa học hiện đại tạo điều kiện để con người nghiên cứu.

Sang thế kỷ 20: khoa học dẫn dắt công nghệ. Công nghệ đổi mới giúp nghiên cứu khoa học được hoàn thiện và tiếp tục phát triển.

Đầu thế kỷ 21: khoa học công nghệ song hành với nhau và trở thành nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.

Xem thêm: Trình tự thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ

4. Vai trò của khoa học và công nghệ trong cuộc sống:

Thứ nhất, khoa học công nghệ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Sự ra đời của công nghệ mới kéo theo sự phát triển kinh tế theo chiều sau. Việc tăng trưởng kinh tế này dựa trên hiệu quả sản xuất. Khoa học công nghệ chính là công cụ hữu hiệu giúp chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Phát triển các ngành công nghệ cao với việc sử dụng phần lớn các lao động tri thức.

Thứ hai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khoa học công nghệ phát triển giúp các ngành phát triển nhanh kéo theo phân công xã hội ngày càng đa dạng. Các ngành kinh tế được chia thành những ngành nhỏ với các lĩnh vực kinh tế mới. Điều này dẫn tới sự chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại, tích cực.

Tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.

Cơ cấu kinh tế từng ngành có sự thay đổi theo hướng mở rộng các ngành công nghệ cao, lượng lao động có trình độ và tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn.

Thứ ba, thúc đẩy nâng cao chất lượng, sự cạnh tranh của hàng hóa

Áp dụng công nghệ hiện đại là yếu tố giúp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Công nghệ khoa học hiện đại đã tác động tới nguồn nguyên vật liệu sản xuất thêm đồng bộ, cải tiến. Quy mô sản xuất cũng được mở rộng thêm với sự ra đời, phát triển của các loại hình doanh nghiệp mới. Trước sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp buộc có chiến lược kinh doanh mới.

Xem thêm: Điều kiện thành lập tổ chức khoa học công nghệ

Thứ tư, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại góp phần phục vụ đời sống con người, nâng cao đời sống người dân. Hàng loạt thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ hiện đại lần lượt ra đời giúp cuộc sống hiện đại hơn. Các thiết bị điện tử hiện nay thay thế lao động con người, tiết kiệm nhân lực. Một số sản phẩm được ứng dụng rộng rãi hiện nay bao gồm: điện thoại thông minh, máy tính xách tay, điều hòa, xe hơi, tàu điện ngầm…

5. Chủ trương định hướng phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam:

Từ sau đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực cho xã hội phát triển.

Nhận ra tầm quan trọng của khoa học công nghệ, Đảng và Nhà nước ta đã luôn có các định hướng và sự chỉ đạo tăng cường đúng đắn về các hoạt động của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới.

Đảng ta đã đề ra nhiều định hướng, giải pháp cả về thể chế, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quản lý nhà nước, về quốc phòng, an ninh, hoạt động đối ngoại, xây dựng Đảng. Đặc biệt, Đảng có chủ trương, giải pháp cụ thể về phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Cần phải nhận thức rằng, khoa học công nghệ là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế thị trường, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa học công nghệ không chỉ là nền tảng, mà còn là kết quả, minh chứng hiện thân của một đất nước phát triển, của một đất nước công nghệ hiện đại.

Phát triển khoa học công nghệ cùng với việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng, giải pháp mang tính quyết định nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, tạo và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của từng ngành, từng doanh nghiệp, từng sản phẩm, dịch vụ…

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển khoa học công nghệ, thể chế ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục, hoàn thiện hệ thống giáo dục, gắn kết giáo dục và đào tao với nghiên cứu khoa học, với triển khai kết quả nghiên cứu khoa học.

Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại, các khu công nghệ cao quốc gia. Tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển một số trường đại học trọng điểm quốc gia theo mô hình tiên tiến của thế giới để thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức trong và ngoài nước, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Xem thêm: Đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận tổ chức khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ xứng đáng là quốc sách, là động lực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và là động lực quan trọng để đạt được mục tiêu xây dựng thành công Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, giàu mạnh, nước phát triển cao.

Như vậy, khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội đặc biệt là nền kinh tế nước ta. Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động phát triển nền khoa học công nghệ cần rất nhiều thời gian và trí óc, đặc biệt là các chính sách mà nhà nước tạo điều kiện cho các nhà khoa học tiềm năng có cơ hội được thể hiện và cống hiến. Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về khoa học công nghệ là gì và vai trò của khoa học và công nghệ trong cuộc sống. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ đề