Khi nào cần phòng thí nghiệm xử lý nước thải năm 2024

Việc xử lý nước thải phòng thí nghiệm được xem là giải pháp mang tính quyết định ngăn chặn các hóa chất thí nghiệm ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài. Lượng nước từ phòng thí nghiệm thải ra không nhiều như các nguồn nước thải khác nhưng lại toàn chứa các thành phần chất độc hại nguy hiểm, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây chính là nguồn nước thải gây nguy hiểm, gây đột biến, gây ảnh hưởng đến cơ thể còn nguy hại hơn cả nước thải bệnh viện.

Vậy, trong thành phần nước thải phòng thí nghiệm có những chất nguy hại nào? Một hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm được thiết kế như thế nào vừa hợp lý vừa đem lại hiệu quả?

Nước thải phòng thí nghiệm diễn ra trong những quá trình nào?

Khi nào cần phòng thí nghiệm xử lý nước thải năm 2024
Nước thải phòng thí nghiệm cần được xử lý đúng quy trình trước khi xả ra môi trường

Phòng thí nghiệm là nơi diễn ra quá trình thí nghiệm, lưu mẫu, xử lý hóa chất, khác nhau phục vụ cho một số công việc nhất định. Quá trình phân tích, thí nghiệm mẫu, phân tích bệnh phẩm nhằm đánh giá và đem lại tình trạng xác thực nhất cho từng loại bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hơp.

Bản chất phòng thí nghiệm là đang sử dụng hóa chất để nghiên cứu theo nhiều phương thức khác nhau. Do đó, con người khi trực tiếp làm việc tại đây luôn phải mặc quần áo và đeo các trang thiết bị bảo hộ.

Nước thải từ phòng thí nghiệm lưu lượng sẽ không nhiều và tràn lan như các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp khác. Tuy lượng nước ít nhưng lại có độc tính mạnh, hóa chất nhiều.

Nước thải chứa các thành phần vô cơ và hữu cơ gây hại như:

  • Cloroform, benzen, toluen, aceton, cyclohexan, dicloetan, phốt pho, Cl-, NO3-, SO42- … khá độc hại với hệ thần kinh, gây nhức đầu, tức ngực, buồn nôn, thậm chí làm mất khả năng vận động
  • Một số dung môi và thuốc thử như cloroform, tetraclorua, este n-butylaxetat, andehyt crotonic… là những hợp chất ảnh hưởng mắt, mũi, họng
  • Các hợp chất chứa nhân thơm benzen, pyridin, toluen… virus gây ra bệnh ung thư

Tùy thuộc vào đặc điểm từng phòng thí nghiệm khác nhau mà lượng hóa chất, thành phần có trong nước thải sẽ khác nhau.

Nguồn nước thải phòng thí nghiệm nếu không được xử lý mà xả thẳng trực tiếp ra môi trường thì các virus, hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phát sinh thêm nhiều tác nhân gây hại.

Xem thêm: Xử lý nước thải phòng khám nha khoa đạt chuẩn BYT

Các nguồn chất thải cần xử lý triệt để trong nước thải xét nghiệm

– Chất thải từ hoạt động thí nghiệm

– Chất thải từ hoạt động sinh hoạt trong phòng thí nghiệm của nhân viên

– Nước thải từ quá trình tẩy rửa các vật dụng thí nghiệm, vật dụng chứa hóa chất

Các hóa chất thường sử dụng trong quá trình thí nghiệm bao gồm:

  • Hóa chất dạng rắn như Amoni, Axit,…
  • Hóa chất dạng lỏng: các dung môi hữu cơ như Benzen, Etalnol, Formandehit, n-Hexan, 0-xylen,…
  • Phẩm màu, dung dịch chất chuẩn, chất chuẩn, …
  • Sản phẩm gốc kháng sinh Amoxicillin & Ampicillin, các hợp chất vòng b –Lactam

– Nước thải phòng thí nghiệm vừa chứa các vi khuẩn gây bệnh, vừa chứa các thành phần hóa chất nguy hại khác nhau. Bởi vậy cần đưa ra biện pháp xử lý triệt để ngăn chặn các thành phần này ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, môi trường sống xung quanh.

– Khi xử lý các thành phần hóa học có trong nước thải thí nghiệm cần chú ý đến đặc tính nguy hại có sẵn trong nguồn nước thải để có biện pháp phân loại lựa chọn biện pháp xử lý.

Một số đặc tính cơ bản cần biết trong quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm như sau:

  • Chất thải dễ gây nổ
  • Chất thải dễ gây cháy, tạo ra khí cháy
  • Các chất gây oxy hóa nhanh
  • Chất gây ăn mòn
  • Chất thải có tính độc
  • Chất thải gây độc cho hệ sinh thái
  • Chất thải dễ lây lan, truyền nhiễm

Xử lý nước thải phòng thí nghiệm là một trong những giải phảp ngăn chặn các tác động xấu, các tác nhân gây hại của chúng đến môi trường sống. Để lựa chọn một giải pháp hiệu quả, cần nhìn vào thực tế thành phần nguy hại của chúng để tìm ra một phương pháp phù hợp.

Khi nào cần phòng thí nghiệm xử lý nước thải năm 2024
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn BYT ban hành về xả thải

Với nguồn nước thải phòng thí nghiệm hiện nay môt quy trình hoạt động diễn ra như sau:

  • Thu gom nước thải từ khu vực xét nghiệm theo mạng lưới từng phần về hố thu gom nước thải tập trung. Nước thải sẽ được điều hòa lưu lượng và nồng độ để các quá trình phía sau hoạt động ổn định và đem lại hiệu quả
  • Sử dụng bơm tăng áp để điều hòa nước thải vào bể xử lý sinh học tiếp xúc các vi sinh vật. Các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bùn sinh học chứa nhiều vi sinh vật kỵ khí và thiếu khí có khả năng xử lý nito cao
  • Quá trình sục khí tích hợp xáo trộn dòng chảy, cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ trong bể phản ứng sinh học. Bên cạnh đó cần cung hình dạng bể cũng như máy sục khí phù hợp để mang lại hiệu quả dòng chảy tốt
  • Tiếp tục nước thải sẽ bước vào công đoạn lắng, quá trình tách pha, tách cặn bẩn, bông bùn và sẽ được lắng xuống dưới bể và phần nước trong phía trên sẽ chảy tràn qua bể lọc hữu cơ
  • Các hỗn hợp chất còn sót lại sẽ được hấp thụ bằng vật liệu lọc và cho chảy trực tiếp sang bể khử trùng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, vi sinh vật gây bênh, chất độc hại còn sót lại
  • Nước thải sau khi hoàn thành các bước xử lý như trên đảm bảo tiêu diệt được toàn bộ chất độc hại, các thông số nhiễm về ngưỡng an toàn và đủ điều kiện xả trực tiếp ra môi trường tiếp nhận
  • Nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 28.2010/BTNMT

Công nghệ xử lý nước thải được thiết kế với nguyên lý hoạt động như trên tuy nhiên bản chất của nước thải phòng thí nghiệm rất độc nên trong quá trình xử lý thường khá phức tạp. Trong quá trình xây dựng hệ thống cần tính toán chính xác khối lượng nước chảy ra, nguồn nước thải từ khu vực nào, trung bình bao nhiêu. Từ đó chia cấp độ nước theo từng dòng hoạt động với kích thước phù hợp, theo đường chảy nhất định, để đảm bảo nước thải được xử lý một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Xử lý nước thải dược phẩm bằng công nghệ mới giá rẻ

Tại sao phải có hệ thống xử lý nước thải dành riêng cho phòng thí nghiệm

Với tính chất đặc biệt từ nước thải phòng thì nghiệm, nơi chứa nhiều vi khuẩn, virus, vi sinh vật gây bệnh… Các nhân viên làm việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, vi sinh vật, mầm bệnh gây hại… Do đó môi trường nước thải đặc biệt nguy hiểm nếu không được xử lý trước khi xả ra ngoài.

Để giảm thiểu tối đa mức độ nguy hại với môi trường xã hội và người lao động tại phòng thí nghiệm thì phải hiểu rõ mức độ nguy hại của nó để có phương pháp xử lý và giảm thiểu ở mức tối đa.

Các mầm bệnh phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước thải cần được xử lý

Khi nào cần phòng thí nghiệm xử lý nước thải năm 2024
Các mần bệnh vi khuẩn virus gây hại từ phòng thí nghiệm

Nhiều virus gây cảm cúm thường xuất phát từ nhiều loại như: rhinovirus, coronavirus…và nhiều chủng mới chưa phát hiện. Các virus này sẽ nhâm nhập từ đường hô hấp rồi vào phổi gây tổn thương phổi rồi vào máu làm tổn thương tế bào máu. Nếu nuốt phải, vi sinh sẽ qua đường tiêu hoá và vào máu.

Hoá chất độc hại

Nhiều hoá chất độc hại có thể gây chết người từ phòng thí nghiệm. Một số hoá chất như thuỷ ngân Hg, carbon tetrachloride CCl4 ……hấp thụ qua đường da và tích tụ trong cơ thể một thời gian dài gây ngộ độc.

Một số chất như xyanua dạng khí bay hơi tạo nên bởi các hợp chất nguy hiểm có thể gây nguy hiểm nếu hít phải.

Vật liệu dễ cháy nổ

Hầu như tất cả các phòng thí nghiệm đều sử dụng acetone, hợp chất azide và nhiều hoá chất gây cháy nổ khác….Các hợp chất này tuy không gây cháy nổ trong môi trường nước. Tuy nhiên bản chất của các hợp chất này là nguy hiểm. Do đó khi trộn lẫn vào nước thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các vi sinh vật và cả con người.

Các vật liệu ăn mòn

Một số chất ăn mòn như Axit và bazo là các hoá chất đại trà trong phòng thí nghiệm phục vụ cho các nghiên cứu quan trọng. Các hoá chất này không chỉ ăn mòn dụng cụ thiết bị phòng thí nghiệm. Khi rửa dụng cụ với nước thì một phần hoá chất sẽ xâm nhập vào nước, tạo thành các hợp chất lơ lửng hoặc trầm tích có hại với nước..

Các hoá chất từ phòng thí nghiệm tại các cơ sở được rửa trôi vào hệ thống nước thải ra môi trường nếu không được xử lý. Chúng sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, gây ra các vấn đề về sinh vật thuỷ sinh, thuỷ lợi và cây trồng….

Các hoá chất ngấm vào nước ngầm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các mầm bệnh dễ dàng lây nhiễm.

Vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở phòng thí nghiệm là yếu tố bắt buộc và cần thực hiện nghiêm túc. Các sở, bộ y tế ban ngành kiểm tra, kiểm định quy mô hoạt động và công tác xử lý hậu quả của cơ sở trước khi hoạt động.

Lựa chọn Thành Tín làm bạn đồng hành trên con đường xử lý nước thải cùng bạn sẽ đem lại cho bạn dịch vụ chất lượng nhất, tốt nhất, đạt hiệu quả tối ưu nhất trên thị trường hiện nay.