Khi lựa chọn trai sống làm thực phẩm cần lưu ý

Thực phẩm chế biến sẵn bị nhiều tai tiếng vì chúng đã trải qua một dạng chế biến nào đó và có thể được bổ sung những thành phần khác, như chất phụ gia, để kéo dài han dùng hoặc phục vụ những mục đích khác.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay, thực phẩm chế biến sẵn đã trở thành một phần của đời sống. Bất chấp tiếng xấu của mình, thực phẩm chế biến sẵn vẫn có thể là một phần trong chế độ ăn hàng ngày, miễn là chúng ta sử dụng đúng và lựa chọn những sản phẩm thích hợp.

Nói chung, phương pháp chế biến không phải là yếu tố quyết định liệu một thực phẩm chế biến sẵn nào đó có hại hay không, mà những thành phần mà nhà sản xuất đưa vào sản phẩm và/hoặc mức độ sử dụng thường xuyên của bạn mới là yếu tố quyết định thực phẩm chế biến sẵn không tốt đến mức nào.

Do đó, chúng ta phải nhớ rằng không phải mọi thực phẩm chế biến sẵn đều xấu. Trên hết, nhiều thực phẩm chế biến sẵn quen thuộc thường có mặt trong căn bếp của chúng ta, bao gồm bột, bánh mù, ngũ cốc ăn sáng, mì, bánh qui, sữa, cá mòi hoặc cá trích đóng hộp, nước sốt mì ý, đậu đông lạnh và thịt đông lạnh.

Các thực phẩm thường được chế biến cho một số mục đích:

– Bảo toàn chất lượng dinh dưỡng và độ tươi.

– Giảm nguy cơ hư thối, vì thực phẩm sẽ bắt đầu biến chất ngay sau khi thu hoạch hoặc giết mổ.

– Tăng khả năng cung ứng cho người tiêu dùng ở mọi thời điểm.

– Thay đổi hoặc ổn định kết cấu của thực phẩm.

– Cải thiện hương vị và sự tiện lợi.

Các phương pháp dùng để chế biến thực phẩm

– Đông lạnh (đậu hà lan, cà rốt, ngô đông lạnh)

– Sấy khô (nho khô, thịt khô)

– Lên men (pho mát, mắm tôm)

– Hun khói (cá hun khói, xúc xích hun khói)

– Muối chua hoặc ướp muối (dưa chua, kimchi)

– Đóng hộp (đậu xanh đóng hộp, cá mòi đóng hộp)

– Ngâm trong đường hoặc mật ong (hoa quả đóng hộp)

– Tinh chế loại bỏ những thành phần của thực phẩm dễ bị hư hỏng (gạo trắng, bột trắng)

– Thêm các chất bảo quản (ví dụ một số sản phẩm thịt và cá chế biến sẵn)

– Xử lý nhiệt, như thanh trùng và xử lý nhiệt cao (UHT) (ví dụ sữa, nước trái cây).

Lựa chọn khôn ngoan

Không nhất thiết phải gạch bỏ tất cả thực phẩm chế biến sẵn ra khỏi danh sách mua hàng. Khi cân nhắc có nên đưa một thực phẩm chế biến sẵn nào đó vào bữa ăn hàng ngày hay không, hãy xem kỹ các thành phần được sử dụng và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.

Hãy sử dụng nhiều hơn những thực phẩm giàu protein, vitamin và muối khoáng, cũng như chất xơ. Giảm những thứ nhiều đường, muối và chất béo.

Tuy bạn có thể đưa thực phẩm chế biến sẵn vào bữa ăn, song điều quan trọng là cần điều độ về tần suất và khối lượng những thực phẩm này.

Thời nay sẽ rất khó chế biến bữa ăn mà không sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chế biến sẵn nào, trừ phi bạn có sẵn cả trang trại, vườn rau, đồng lúa hoặc biển ngay trong sân nhà. Bạn không thể chạy trốn được các thực phẩm chế biến sẵn, nhưng bạn có thể đưa ra những lựa chọn khôn ngoan khi mua chúng.

Sử dụng thông tin dinh dưỡng (Bảng thông tin dinh dưỡng) và danh mục thành phần trên bao bì để định hướng khi chọn thực phẩm. Luôn kiểm tra bảng thông tin dinh dưỡng về năng lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng của thực phẩm (carbohydrate, protein và chất béo).

Kiểm tra hàm lượng đường của đồ uống. Một số nhà sản xuất cũng nói rõ về lượng vitamin và muối khoáng trong thực phẩm. Sử dụng thông tin trong bảng thông tin dinh dưỡng để định hướng khi chọn giữa các thương hiệu khác nhau của một loại thực phẩm chế biến sẵn nào đó.

Một số nhà sản xuất cũng được phép quảng cáo về hàm lượng một chất dinh dưỡng cụ thể trên nhãn. Bạn có thể chọn những nhãn có ghi “ít muối” hoặc “ít đường, hoặc sản phẩm có ghi “là nguồn can xi” hoặc “giàu vitamin A”.

Một loại thông tin dinh dưỡng nữa cũng được phép ghi trên nhãn là chức năng của chất dinh dưỡng. Ví dụ, nếu sản phẩm đáp ứng một qui định nào đó, nó có thể tuyên bố là “Canxi quan trọng cho xương và răng khỏe mạnh “. Tuy nhiên, điều quan trọng là không mua sản phẩm chỉ đơn thuần dựa vào tuyên bố về dinh dưỡng, mà cần xem xét hàm lượng dinh dưỡng trên bảng thành phần dinh dưỡng.

Kiểm tra danh sách thành phần vì theo qui định các thành phần có trong một sản phẩm thực phẩm cần được liệt kê trên nhãn, theo lượng sử dụng từ cao nhất tới thấp nhất. Bạn có thể sử dụng danh sách này để tìm ra những thành phần chủ yếu của một sản phẩm cụ thể. Ví dụ, nếu đường có mặt trong vài mục đầu tiên, chứng tỏ sản phẩm chứa khá nhiều đường. Hãy cẩn thận và tìm kỹ các loại đường được ghi dưới những tên khác, như sucrose, maltose, corn syrup, high-fructose corn syrup và nồng độ nước ép trái cây.

Hiểu về phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Chúng có thể là các chất hóa học được đưa vào thực phẩm để tạo ra những tác động kỹ thuật mong muốn. Những tác động này bao gồm:

– Duy trì chất lượng dinh dưỡng.

– Tăng thời hạn sử dụng

– Làm cho hấp dẫn hơn.

– Giúp chế biến, đóng gói hoặc bảo quản.

Những chất này đã được kiểm nghiệm về độ an toàn và được kiểm soát theo qui định của pháp luật.

Những phụ gia thực phẩm phổ biến nhất là chất bảo quản, chất chống ô xi hóa, chất tạo màu và mùi.

Người tiêu dùng thường đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn. Các chất bảo quản được đưa vào để ức chế hoặc làm chậm quá trình hư thối. Bộ Y tế có một danh mục các chất bảo quản (và các phụ gia thực phẩm khác) để tham khảo. Lượng và loại thực phẩm có thể chứa chất bảo quản cũng được kiểm soát theo qui định.

Tóm lại, với sự lựa chọn khôn ngoan, chúng ta không nhất thiết phải loại bỏ mọi loại thực phẩm chế biến sẵn. Song cần cẩn thận với các thành phần được sử dụng, cách thực phẩm được chế biến, và quan trọng nhất là hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm.

Tuy nhiên, lời khuyên vẫn là nên có thật nhiều thực phẩm tươi trong bữa ăn, như rau tươi, trái cây, thịt và hải sản tươi. Luôn ghi nhớ qui tắc cơ bản “Cân đối, vừa phải, đa dạng” trong bữa ăn hàng ngày. Việc sử dụng quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều có thể để lại những hậu quả xấu cho sức khỏe.

Để có một sức khỏe tốt, chúng ta cần có chế độ ăn uống phù hợp về dinh dưỡng, đồng thời thức ăn và đồ uống phải đảm bảo vệ sinh và an toàn

Làm thế nào để người nội trợ lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn cho cả gia đình? Nguồn cung cấp thực phẩm chính ở các thành phố hiện nay bao gồm các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chợ đầu mối và các chợ bán lẻ, trong khi ở nông thôn chủ yếu là các chợ và cửa hàng bán lẻ. Có thể chia thực phẩm thành hai nhóm một cách tương đối như sau:

1. Thực phẩm đóng gói sẵn, có nhãn mác đầy đủ: Ví dụ sữa hộp, bánh kẹo, nước giải khát…

2. Thực phẩm không có bao gói sẵn, không có nhãn mác đầy đủ: Ví dụ rau, củ quả tươi sống, thịt, cá tươi…

Thực phẩm đóng gói sẵn

Với thực phẩm đóng gói sẵn và có nhãn mác đầy đủ, để chọn được thực phẩm có chất lượng và giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, cần lưu ý chung về cách lựa chọn thực phẩm như sau:

+ Sản phẩm bao gói phải nguyên vẹn như ban đầu của nhà sản xuất, nhãn mác phải có đủ thông tin chính liên quan đến sản phẩm gồm: tên sản phẩm, nơi sản xuất, số lô sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thành phần cấu tạo chính. Chỉ chọn các thực phẩm còn hạn sử dụng. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, cần có thêm thông tin về các phụ gia thực phẩm thường được sử dụng như chất bảo quản, phẩm màu. Người tiêu dùng cần lưu ý đọc kỹ thông tin thành phần trên nhãn thực phẩm để tránh nếu có khả năng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong thực phẩm.

+ Sản phẩm phải được bảo quản ở điều kiện phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất, ví dụ sản phẩm thịt, thủy sản đông lạnh phải để trong tủ lạnh đông, sữa và sản phẩm từ sữa phải được bảo quản trong tủ lạnh ở 2 – 5oC, sản phẩm đóng gói sẵn từ ngũ cốc được bảo quản nơi khô mát ở nhiệt độ phòng…

Thực phẩm tươi sống

Với thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt, thủy hải sản… nên lựa chọn như sau:

+ Nếu thực phẩm được bán ở cửa hàng, siêu thị, nên chọn các thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với sản phẩm, ví dụ: rau, củ, quả được bảo quản nơi thoáng mát; thịt, thủy sản được giữ lạnh đông hoặc để trong đá lạnh, trứng được để ở nhiệt độ mát.

+ Nếu phải mua thực phẩm ở chợ truyền thống, nên chọn các hàng quen hoặc có uy tín để mua. Lưu ý tránh các quầy bán hàng gần khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như cống rãnh thoát nước thải, khu vực có rác thải, gần nhà vệ sinh. Nên chọn các quầy hàng được bày riêng biệt các loại rau, củ, quả với các loại thịt, sản phẩm gia cầm và thủy hải sản.

+ Đối với rau, củ, quả nên lựa chọn loại còn tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu lạ hoặc khác nhau. Những loại rau quả ít dùng thuốc trừ sâu là bầu, bí xanh, bí đỏ, chuối… Thận trọng với những loại rau: rau muống, rau ngót, xà lách, rau cải các loại. Tốt nhất mùa nào dùng rau đó sẽ ít nguy cơ hơn đối với các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như quá mập.

+ Đối với thịt nên chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, màng ngoài nhớt. Tránh các loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.

Đối với thịt chế biến sẵn như thịt quay, giò, chả phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, quầy bán đảm bảo vệ sinh. Không nên mua nếu sản phẩm không được bảo quản trong tủ che đậy kín, hoặc có màu đỏ lòe loẹt, có mùi lạ.

+ Đối với các loại thủy, hải sản, nếu có thể nên chọn các loại thực phẩm tươi, còn sống, hoặc nếu không còn sống phải được bảo quản trong đá lạnh dù là bán trong siêu thị hay ở chợ truyền thống.

Ví dụ chọn một số thủy hải sản tươi như sau: cá tươi phải có miệng ngậm kín, thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu. Mang có có màu đỏ hồng, không bị nhớt hay mùi hôi. Tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. Nghêu sò ốc còn sống. Mực nang thì nên chọn mực có thịt trắng như mứt dừa là ngon, mực ống thì nên chọn loại vừa, không quá lớn, chưa vỡ túi đen. Các loại thủy hải sản khác nên chọn loại còn tươi, có màu sắc bình thường, đặc biệt không có mùi ươn hôi.

Chọn đồ hộp

Nhóm thực phẩm đóng hộp hiện nay cũng khá phổ biến và được nhiều người nội trợ tin dùng, vì vậy cần lưu ý một số thông tin chung để chọn đồ hộp an toàn như sau:

Hạn sử dụng của các loại đồ hộp thường khá dài, ví dụ các loại đồ hộp có acid thấp như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, sản phẩm ngũ cốc, khoai tây đóng hộ có hạn dùng 2 – 5 năm; các loại sản phẩm từ cà chua, nước rau quả ép, các loại dưa muối có hạn sử dụng 12 – 18 tháng.

Lưu ý chọn các sản phẩm còn hạn sử dụng. Nên chọn loại hai nắp hộp bị lõm vào, gõ có tiếng kêu đanh. Không chọn và sử dụng các loại sản phẩm đóng hộp nếu có các hiện tượng sau:

+ Hộp bị phồng ra ở nắp hoặc các vị trí khác, nếu có hiện tượng đó thì sản phẩm bên trong đã bị vi sinh vật phân hủy làm hỏng và sinh ra khí.

+ Bao gói đồ hộp bị hở hoặc rò rỉ, bị móp hoặc biến dạng do va đập mạnh.

+ Đồ hộp khi mở ra có mùi hôi, mùi lạ khác với mùi đặc trưng của sản phẩm

Các loại thực phẩm không nên sử dụng

Thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc khi mốc có thể chứa độc tố vi nấm như aflatoxin gây ung thư gan.

Rau, củ, quả có mùi lạ của hóa chất bảo vệ thực vật; thịt, thủy hải sản có mùi lạ của thuốc thú y.

Các loại phụ gia thực phẩm như chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học đóng gói không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.

Trong cuộc sống thường ngày thực phẩm bao gói sẵn, ăn liền đã trở thành một trong những lựa chọn trong thực đơn của người tiêu dùng.

Để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bao gói sẵn, ăn liền đảm bảo an toàn thực phẩm, theo khuyến cáo của Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) người tiêu dùng cần lưu ý những điều sau:

Khi lựa chọn trai sống làm thực phẩm cần lưu ý

Ảnh minh họa: servantsheartcenter.org

– Phải xem nhãn mác với đẩy đủ các nội dung sau: Tên thực phẩm, Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, Định lượng của thực phẩm, Thành phần cấu tạo, Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, Xuất xứ của hàng hoá.

– Cần mua ở các cửa hàng có tín nhiệm: quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn.

– Không nên mua: Ở những cửa hàng, quán hàng,bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng; Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm… Với nước giải khát, hoa quả, trái cây, sữa… không mua ở những nơi không có phương tiên bảo quản lạnh, những nơi bày bán dưới nắng, nóng, ẩm ướt, bụi bẩn, khói, hơi, khí, gần xăng, dầu, sơn, hoá chất trừ sâu…..

* Thực phẩm ăn liền là dạng thực phẩm không cần phải nấu nướng mà có thể thể sử dụng ngay, thực phẩm ăn liền khác với fast food, thực phẩm ăn liền đã được làm sẵn như mì gói chỉ cần chế nước sôi vào là ăn được ngay, đồ hộp chỉ cần hâm nóng là ăn được ngay. Còn fast food thì không cần hâm nóng không cần chế nước sôi có thể ăn ngay được.

Đóng hộp là một phương thức để bảo quản thực phẩm bằng cách chế biến và xử lý trong môi trường thiếu khí. Đóng gói giúp ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập và nảy nở bên trong.

Để tránh làm thức ăn bị hỏng trong quá trình trước và trong suốt quá trình bảo quản, một số phương pháp đã được sử dụng: diệt khuẩn, nấu chín (và các ứng dụng dựa trên nhiệt độ cao), bảo quản lạnh, đóng băng, sấy khô, hút chân không, chống các tác nhân vi trùng hay bảo quản để giữ nguyên các tính chất ban đầu như, ion hóa bức xạ vừa đủ, ngâm trong nước muối, axít, bazơ.Để tránh trường hợp bị qua mắt bởi những nhãn mác giả bạn nên hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm khi mua hàng để biết đường mua đúng cách.

881 views

Share FacebookTwitterPin It