Kể từ ngày 20/11/2022 đến nay là bao nhiêu ngày

Theo đó, quy định về nghỉ Âm lịch 2023 và Dương lịch 2023 tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Kể từ ngày 20/11/2022 đến nay là bao nhiêu ngày

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết (Hình từ Internet)

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm lịch 2023?

Theo đó, Tết Âm lịch năm 2023 có ngày mùng 1 tết bắt đầu vào ngày Chủ nhật (tức ngày 22/01/2023 dương lịch) và ngày giao thừa sẽ rơi vào ngày 21/01/2022 dương lịch (thứ 7).

Như vậy, tính từ ngày 22/12/2022 (ngày 29/11 âm lịch) là còn 30 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, còn 29 ngày nữa sẽ đến giao thừa âm lịch.


Phương án nghỉ tết âm lịch 2023

*Đối với công chức, viên chức

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ tết âm lịch 05 ngày. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ. Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng cả 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 với công chức, viên chức như sau:

Phương án 1: Nghỉ từ thứ 6 (ngày 20/1/2023) đến hết thứ 5 (ngày 26/1/2023), tức 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão (7 ngày liên tục).

Phương án 2: Công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ thứ 7 (ngày 21/1/2023) tới hết Chủ Nhật (ngày 29/1/2023), tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão (9 ngày liên tục).

*Đối với người lao động

**Người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (chủ nhật)

Phương án 1, người lao động nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 đến hết thứ tư ngày 25/01/2023 (tức 05 ngày)

Phương án 2, người lao động nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ bảy ngày 21/01/2023 đến hết thứ năm ngày 26/01/2023 (tức 06 ngày)

**Người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (thứ 7, chủ nhật)

Phương án 1, người lao động có thể nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 đến hết thứ năm ngày 26/01/2023 (tức 07 ngày)

Phương án 2, người lao động có thể nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ bảy ngày 21/01/2023 đến hết chủ nhật ngày 29/01/2023 (tức 09 ngày)

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết dương lịch 2023?

Tết Dương lịch 2023 tức ngày 01/01/2023. Như vậy, tính từ ngày 21/12/2022 (ngày 28/11 âm lịch) thì còn 10 ngày nữa là đến Tết Dương lịch 2023.

Kể từ ngày 20/11/2022 đến nay là bao nhiêu ngày

Đối với lịch nghỉ tết Dương lịch 2023 thì người lao động sẽ được nghỉ tết Dương lịch năm 2023 ngày 01/01/2023 tổng cộng là 2 ngày. Người lao động sẽ được nghỉ tết tây và hưởng lương 2 ngày. Theo đó, lịch nghỉ tết Dương lịch 2023 sẽ rơi vào chủ nhật và thứ hai tức ngày 01/01 và 02/01/2023.

Thống kê tổng số ca COVID-19 mắc mới trong 7 ngày qua là gần 3.000 ca, trung bình khoảng hơn 420 ca/ ngày; Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; Chủ động bám sát sự xuất hiện của các biến chủng mới, đẩy nhanh tiêm chủng.

Một tuần ghi nhận gần 3.000 ca COVID-19 mới

Bộ Y tế cho biết, ngày 19/11 số ca mắc mới COVID-19 giảm còn 259, thấp nhất trong 4 ngày qua. Trong 7 ngày từ 13-19/11, ngày có số mắc mới nhiều nhất là 15/11 với 580 ca, các ngày còn lại dao động từ 204 ca (ngày 14/11) đến 509 ca (ngày 17/11).

Tổng số ca mắc mới trong 7 ngày qua là gần 3.000 ca, trung bình khoảng hơn 420 ca/ ngày. Con số này tương đương với tuần trước đó.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.511.178 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.329 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.606.746 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, gíam sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 52 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 43 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 4 ca. Con số này giảm nhẹ so với vài ngày trước đó, trung bình đều hơn 60 bệnh nhân nặng/ ngày.

Trong 7 ngày qua ghi nhận 3 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.169 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49, tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.

Chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch COVID-19, sự xuất hiện của các biến chủng mới

Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Do đó tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn cho 27 triệu trẻ em trên toàn quốc

Hôm nay, 20/11 là Ngày Trẻ em Thế giới (WCD). Ngày này được tổ chức hàng năm vào đúng dịp 20/11 để kỷ niệm ngày thông qua Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em (CRC) năm 1989 nhằm thúc đẩy quyền của mọi trẻ em.

Năm nay, Ngày Trẻ em Thế giới diễn ra cùng với thời điểm khai mạc giải Vô địch Thế giới bóng đá nam World Cup 2022. Nhân dịp này UNICEF Việt Nam nâng cao tầm quan trọng của của thể thao trong việc thúc đẩy hòa nhập, xây dựng kỹ năng, năng lực, sự tự tin và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam.

Là quốc gia đầu tiên trong khu vực phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em vào năm 1990, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn cho 27 triệu trẻ em trên toàn quốc, đảm bảo rằng tất cả các em đều khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục, được bảo vệ và được trao quyền để phát huy hết tiềm năng của mình.

Với những thành tựu đã đạt được, ngày nay Việt Nam có thể lên tiếng mạnh mẽ và đưa ra các giải pháp cho những thách thức mà trẻ em đang phải đối mặt.

Bà Rana Flowers, Đại diện UNICEF chia sẻ: "Với những kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, cũng như tích cực tham gia vào các lĩnh vực ưu tiên như thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số cho hệ thống giáo dục, Việt Nam đã chứng minh được khả năng của mình trong việc mang lại những thay đổi tích cực cho mọi trẻ em"

Bên cạnh những thành tựu nổi bật đã đạt được, vẫn còn những công việc chưa hoàn thành, bà Rana Flowers phát biểu: "Do tác động của đại dịch COVID, thiên tai, biến đổi khí hậu, rất nhiều trẻ em đang phải đối mặt với sự chênh lệch ngày càng sâu sắc, phải sống trong cảnh nghèo đa chiều và bị bỏ lại phía sau. Cần tập trung vào các vấn đề cụ thể và sắp xếp lại ưu tiên và nguồn lực để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ cao nhất, trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, trẻ có cha mẹ đi làm xa nhà, trẻ khuyết tật và tất cả những trẻ đang phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn".

Số liệu thống kê cho thấy gần 20% trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, suy dinh dưỡng nặng, ảnh hưởng đến khoảng 200.000 trẻ em mỗi năm, và chỉ 10% trong số đó được điều trị thích hợp...

(Báo Sức khỏe và Đời sống)

Covid-19 "che mờ" dịch bệnh vẫn khiến 12.000 người Việt tử vong mỗi năm

Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn.

Trung bình 169.000 người Việt mắc mới lao mỗi năm

Lao là căn bệnh đã có từ hàng nghìn năm nay và đã "ngấm sâu" vào cộng đồng.

Việt nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO 2022).

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có trung bình 169.000 ca mắc mới lao các thể. Bên cạnh đó, khoảng 12.000 người cũng tử vong vì căn bệnh này mỗi năm.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại dịch Covid-19 đã có tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán và điều trị lao trong những năm vừa qua. Toàn bộ những tiến độ đã đạt được tính đến năm 2019 đã bị chậm lại, đình trệ, hoặc là hoàn toàn đảo ngược, mục tiêu thanh toán bệnh lao toàn cầu đã bị chệch hướng.

Tác động rõ ràng nhất chính là sự sụt giảm lớn về số bệnh nhân lao được phát hiện trên toàn cầu. Từ mức cao nhất là 7,1 triệu trường hợp trong năm 2019, đã giảm xuống còn 5,8 triệu vào năm 2020 (giảm 18%), trở lại mức phát hiện của năm 2012. Năm 2021, con số này đã có sự phục hồi nhỏ, lên mức 6,4 triệu trường hợp được phát hiện (mức phát hiện của năm 2016-2017).

Phát biểu tại Giao ban toàn quốc "Tổng kết hoạt động phòng chống lao năm 2022 và kế hoạch năm 2023", PGS.TS Nguyễn Bình Hòa - Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhận định, trong năm 2021, với tình hình dịch bệnh COVID-19 gây ra những biến động trong xã hội, sự giãn cách xã hội bắt buộc tại nhiều địa phương trên toàn quốc.

Số liệu phát hiện của Chương trình chống lao Quốc gia đã giảm mạnh so với năm 2020. Với việc chỉ phát hiện được 78.935 ca lao trong năm 2021, giảm 22,7% so với năm 2020 và chỉ đạt 65,2% chỉ tiêu kế hoạch phát hiện cả năm cho số bệnh nhân lao các thể (121.000 ca). Chương trình chống lao Quốc gia đã gặp vô vàn khó khăn thách thức cho việc hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong năm 2021 và cả giai đoạn 2021 - 2023.

Covid-19 cũng ảnh hưởng nặng nề đến công tác điều trị bệnh nhân lao. Theo đó, giãn cách xã hội cũng làm giảm khả năng đi lại và tiếp cận, dẫn đến hoạt động điều trị cho bệnh nhân trong 6 tháng đầu năm 2021 đã bị ảnh hưởng rất rõ rệt.

Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn học và tái phát mới chỉ đạt 77%, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu của WHO (85%) và của Chương trình chống lao Quốc gia (90%).

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ thêm: "Sau Covid-19, số bệnh nhân lao ở thể nặng tăng lên rất nhiều. Lý do cũng dễ hiểu vì năm trước, chúng ta có rất nhiều thời gian phong tỏa, khiến bệnh nhân rất khó tiếp cận điều trị.

Do đó, giai đoạn đầu năm nay nhiều trường hợp đến khám có tình trạng rất nặng. Thậm chí là lao toàn thể, lao màng não vốn rất ít gặp trước đây nhưng bây giờ tăng lên rõ rệt".

Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Không chỉ là vấn đề sức khỏe, bệnh lao còn ảnh hưởng rất lớn đến các mặt kinh tế, xã hội.

Cụ thể, tại Việt Nam, bệnh lao rất phổ biến trong nhóm tuổi 25-54 tuổi. Trong khi đó, nhóm tuổi này chiếm đến 70% lao động chính trong xã hội.

26% bệnh nhân lao phải ngừng làm việc hơn 6 tháng, 5% phải bán tài sản, 17% phải đi vay nợ và thu nhập trung bình giảm 25%. Gia đình có người nhà mắc lao nhạy cảm chi phí cho quá trình điều trị sẽ mất trung bình 1.068 USD. Con số này tăng gần gấp 4 lần nếu là lao kháng thuốc (4.286 USD).

Những tín hiệu tích cực và kỳ vọng cơ bản kết thúc bệnh lao năm 2030

Theo PGS.TS Nguyễn Bình Hòa, tín hiệu tích cực là trong 9 tháng đầu năm 2022, số liệu phát hiện của Chương trình chống lao Quốc gia đã có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2021 và thậm chí còn cao hơn cả cùng kỳ năm 2020 (Thời điểm Covid-19 chỉ mới xảy ra tại Việt Nam).

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, Chương trình chống lao Quốc gia đã phát hiện được 76.072 ca bệnh, cho thấy tiềm năng đạt được con số 100.000 ca phát hiện trong cả năm 2022 là vô cùng khả thi.

Về kết quả này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh: "Số liệu phát hiện của năm nay trở lại gần như những năm trước dịch là một thành công rất lớn. Tôi tin tưởng rằng, chúng ta hoàn toàn có thể đi trên lộ trình mà chúng ta đã định sẵn. Sau khi bệnh nhân đã được phát hiện thì sẽ được điều trị và thuốc của chúng ta hoàn toàn miễn phí".

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cũng cho biết rằng, một trong những thành công lớn trong năm vừa qua chính là chuyển được thuốc điều trị bệnh lao sang bảo hiểm y tế.

Về kế hoạch năm 2023, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng phát hiện bệnh nhân lao.

Nhiệm vụ cụ thể là đẩy mạnh phát hiện chủ động tại cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế tập trung vào các nhóm nguy cơ cao, nhằm tăng cường phát hiện tối đa các bệnh nhân lao có trong cộng đồng, đưa vào điều trị sớm, chất lượng, nhằm cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Ngoài ra những người được chẩn đoán loại trừ bệnh lao và đủ điều kiện cần được thu nhận điều trị lao tiềm ẩn, nhằm giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm sang bệnh lao.

"Hy vọng rằng, với kế hoạch phục hồi như thế này chúng ta có thể tiếp tục lộ trình đã cam kết là cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh.

(Báo Dân trí)

Hà Nội có thêm gần 1.400 ca sốt xuất huyết, 2 bệnh nhân tử vong trong một tuần

Trong tuần này, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng so với tuần trước, đặc biệt đã ghi nhận thêm 2 trường hợp tử vong.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11 đến 18-11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.378 ca mắc mắc sốt xuất huyết (số mắc tăng 2,6% so với tuần trước); trong đó có 2 ca tử vong tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông. 

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có một số quận, huyện có số mắc cao, như: Hà Đông (128 ca), Thường Tín (123 ca), Thanh Oai (103 ca), Phú Xuyên (98 ca), Hoàng Mai (90 ca).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 13.437 ca mắc sốt xuất huyết (số mắc tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2021); trong đó có 16 ca tử vong (trong khi cùng kỳ năm 2021 không có ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 550/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp vi rút Dengue lưu hành đã xác định được là:  DENV1 và DENV2, DENV4.

Ngoài ra, trong tuần cũng ghi nhận thêm 31 ổ dịch mới tại 14 quận, huyện. Đơn vị ghi nhận nhiều ổ dịch nhất trong tuần là quận Hai Bà Trưng với 7 ổ dịch, tiếp đến là quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì mỗi nơi có 4 ổ dịch; các quận, huyện: Thanh Oai, Đống Đa, Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm, và Hoài Đức mỗi nơi có 2 ổ dịch; còn lại 6 quận, huyện: Đan Phượng, Thanh Xuân, Đông Anh, Mê Linh, Long Biên, Quốc Oai mỗi địa bàn có 1 ổ dịch. Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố đã ghi nhận 1.043 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện còn 127 ổ dịch đang hoạt động tại 21 quận, huyện, trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân, như: Thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (257 bệnh nhân); thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (58 bệnh nhân); tiểu khu Mỹ Lâm, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên (57 bệnh nhân); thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai (28 bệnh nhân). 

Trong khi số ca mắc mới sốt xuất huyết đang gia tăng thì kết quả giám sát tại nhiều ổ dịch cho thấy, chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có loăng quăng, muỗi vằn) tại một số nơi vẫn cao vượt ngưỡng. 

Cụ thể, giám sát điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết tại ổ dịch tổ dân phố Tràng An, xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ có BI=65; thôn Mộc Đình, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (BI=40); thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (BI=40). 

Theo các chuyên gia dịch tễ, nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên, có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát. Riêng tại khu vực miền Bắc, chỉ số BI này quy định là từ 20 trở lên.

Theo dự báo của CDC Hà Nội, số mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ sẽ có thêm nhiều bệnh nhân nặng và tử vong. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, ngành Y tế thành phố tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết, đặc biệt là tại các xã, phường, thị trấn đã xuất hiện ổ dịch, những nơi có khu vực ổ dịch cũ phức tạp hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời. 

“Tại các địa phương cần huy động các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng khác tham gia hỗ trợ vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết một cách triệt để. Chủ động triển khai các đợt phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực nguy cơ cao, khu vực có ca bệnh, ổ dịch, có chỉ số côn trùng ở mức cao. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân phối hợp với ngành Y tế trong hoạt động phun hóa chất diệt muỗi, đảm bảo tỷ lệ phun đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế”, CDC Hà Nội nêu rõ.

(Báo Hà Nội Mới)

Tuyệt đối không uống hạ sốt Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết

Bác sĩ khuyến cáo khi bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không hạ sốt bằng thuốc Ibuprofen vì đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết là bệnh có thể dễ dàng được điều trị và chăm sóc tại nhà bằng các kiến thức y khoa thông thường như: Nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, người dân cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị. Thông thường các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện vào thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3 - 4, hoặc nhiệt độ hạ, hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một số trường hợp sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

Theo vị chuyên gia này khuyến cáo, sốt xuất huyết trong những ngày đầu vẫn có thể chăm sóc tại nhà, người dân có thể cặp nhiệt độ hoặc theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác. Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây chảy máu, không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

“Tuy nhiên nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết. Đấy là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện”- bác sĩ Đỗ Duy Cường cảnh báo.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Đỗ Anh (Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi điều trị tại nhà, do sốt xuất huyết thường sốt cao (39 - 40,5 độ), sốt liên tục và dai dẳng, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, người bệnh chỉ uống hạ sốt paracetamol (dùng đúng liều đúng khoảng cách), lưu ý không dùng hạ sốt Ibuprofen. “Ibuprofen hạ sốt mạnh và thời gian tác dụng dài hơn so với Paracetamol, song không được dùng cho trẻ mắc sốt xuất huyết vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa” bác sĩ Đỗ Anh phân tích.

Thời điểm hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng. Với sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh, cơ thể thường mệt mỏi, đau người, nhức đầu, sốt cao, rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để chống chọi với căn bệnh này.

Đáng lo ngại, một trong biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết đó là cơ thể thiếu, mất dịch, rơi vào tình trạng sốc. Do đó, theo bác sĩ Đỗ Anh khi được chẩn đoán là sốt xuất huyết, điều cực kỳ quan trọng đó là bảo đảm đủ cơ thể đủ nước. Có 3 loại đồ uống rất tốt cho hồi phục sốt xuất huyết là: Oresol, sữa, nước hoa quả cung cấp điện giải và multivitamin (chuối, cam, kiwi, bơ, dừa).

Riêng với trẻ em, các thực phẩm phải tránh khi mắc sốt xuất huyết là thực phẩm rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga như coca hay pepsi; thực phẩm mỡ, béo, gia vị cay.

Bác sĩ nhi khoa Đỗ Anh cũng khuyến cáo: Trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, trên 70% người bệnh có thể tự theo dõi và chăm sóc ở nhà bằng chế độ dinh dưỡng và uống đủ nước. Trong giai đoạn này người bệnh mệt, đau mỏi người và khớp, do vậy được nghỉ ngơi đủ là rất quan trọng. Bệnh nhân nên cố ngủ càng nhiều càng tốt, giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục.

"Cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh tại nhà, chủ động phát sớm các dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất nên có sự theo dõi, giám sát của 1 bác sĩ gia đình", bác sĩ Đỗ Anh cho biết thêm.

Bên cạnh đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn mang bệnh gây nên và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân nên chủ động các biện pháp phòng chống dịch, bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, người dân nên đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần người dân nên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Tiến hành loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Đồng thời, người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.