Kế hoạch đánh giá cho chủ đề bài học môn Lịch sử THCS

Mẫu giáo án Lịch sử 6 theo Công văn 5512

Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử THCS theo Công văn 5512 mang tới mẫu giáo án Lịch sử 6, bài Sơ lược về môn Lịch sử theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giúp thầy cô tham khảo, soạn giáo án theo đúng hướng dẫn mới của Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm mẫu khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 6 theo Công văn 5512

TÊN BÀI DẠY - Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

Môn: Lịch sử; Lớp 6

Thời gian thực hiện: Tuần 1 (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu(tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết).

2. Về năng lực

* Năng lực riêng/ đặc thù: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét, phân tích.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

+ Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

+ Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu(tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết).

+ Khai thác một số kênh hình trong bài học.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

3. Về phẩm chất:

- Giáo dục lòng yêu nước: biết gốc tích tổ tiên, quê hương để từ đó bồi đắp thêm lòng yêu nước.

- Giáo dục tinh thần trách nhiệm: biết giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa.

- Giáo dục tính chăm chỉ: tìm hiểu và thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Thiết kế bài giảng

- Máy tính, thiết bị trình chiếu Tivi, tranh ảnh

- Giáo án word và Powerpoint

- Phiếu học tập

- Thu thập tài liệu liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh

Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung hoạt động: HS hiểu con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian từ đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được tất cả các mọi sự vật hay con người đều biến đổi theo thời gian nghĩa là đều có quá khứ và đó chính là lịch sử. Từ đó học sinh dần dần hình thành khái niệm lịch sử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cho xem hình ảnh công cụ lao động thời xưa với công cụ lao động ngày nay yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:


Công cụ lao động thời xưa


Công cụ lao động thời nay

Qua bức tranh trên công cụ lao động ngày xưa với công cụ lao động thời nay có sự khác nhau không? Vì sao?

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Như vậy chúng ta có thể thấy con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động: Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử và nhiệm vụ của môn lịch sử

b. Nội dung: học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử và nhiệm vụ của môn lịch sử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành 3 nhóm: các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Nhóm 1Con người sự vật xung quanh ta có biến đổi không? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì? Em hiểu Lịch sử là gì?
Nhóm 2Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
Nhóm 3Tại sao Lịch sử còn là một khoa học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV bổ sung nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Kết luận:

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.

2.2. Hoạt động: Mục đích học tập Lịch sử.

a. Mục tiêu: HS hiểu được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử (mục đích của việc học lịch sử) và hiểu được mình phải làm gì cho tương lai.

b. Nội dung: học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được mục đích học tập Lịch sử,biết được mình phải làm gì cho tương lai.

c. Sản phẩm: học sinh giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Nhóm 1:Lớp học ngày xưa khác với lớp học ngày nay như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Em thấy lớp học ở trường em có gì giống và khác với những hình ảnh đó?


Hình ảnh lớp học ngày xưa


Hình ảnh lớp học ngày nay

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Nhóm 2Học Lịch sử để làm gì?
Nhóm 3Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử.
Nhóm 4Các em cần phải làm gì để tưởng nhớ công ơn của những anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc để cho chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như ngày nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức và chuẩn kiến thức.

Kết luận:

- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.

- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.

- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.

2.3. Hoạt động: Phương pháp học tập Lịch sử.

a. Mục tiêu: Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu(tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết)

b. Nội dung: học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được phương pháp học tập Lịch sử sử dựa vào 3 nguồn tư liệu chính (Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết).

c. Sản phẩm: học sinh phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu(tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết)

.....

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử THCS!

Phẩm chất, năng lực

YCCĐ

[STT của YCCĐ]

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sửTrình bày được bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức1
So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội2
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tácTrao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Giải quyết vấn đề và sáng tạoSử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệmHợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉHoàn thành các nhiệm vụ được giao

- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.

- HS: SGK, sách bài tập [hoặc sách thực hành].

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

[Thời gian]

Mục tiêu

[STT YCCĐ]

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

[1]

Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về những việc làm của Lê Lợi để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện

Trực quan, đàm thoại, gợi mở, kĩ thuật KWL

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

[1]

[2]

Tổ chức bộ máy chính quyền

Dạy học hợp tác,

đàm thoại, gợi mở.

Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

[1]

[2]

Giáo viên giao bài tập cho HS nhằm hình thành kiến thức về bộ máy nhà nước, quân đội và pháp luật thời Lê Sơ

- Dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

[1]

[2]

Tìm đọc và xem một số cuốn sách:

+ Danh tướng Việt nam – Nguyễn Khắc Thuần- NXB GD, 1996

+ Chính sách sử dụng người tài của triều Lê Thánh Tông.

+ Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- Làm các bài tập trong SBT

Tìm hiểu tiếp tiết 43 về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc.

DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Thang đo

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi

2. Bài tập

3. Thang đo

IV. Xây dựng chi tiết

Bài tập

Hoàn thành bảng so sánh sau vào vở:

Nội dung

Thời Lý – Trần

Thời Lê

Bộ máy nhà nước ở Trung

ương

Các đơn vị hành chính ở

địa phương

Cách đào tạo, bổ sung quan

lại

Pháp luật

Thang đo

Biểu hiện

Đánh giá

[thang điểm 10]

- Kể tên được 01 danh tướng đúng

3 điểm

- Kể tên được 02 đến 05 danh tướng đúng

5 điểm

- Trình bày được từ 02 chính sách sử dụng người tài

4 điểm

- Trình bày được nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trải

1 điểm

Chủ đề: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá

Yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm của siêng năng, kiên trì, biểu hiện của siêng năng kiên trì.

- Nhận biết được của ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

Phẩm chất chăm chỉ

Thành tốChỉ báo

Ham học

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tôt trong học tập.

- Thích đọc sách báo, tìm hiểu tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.

Năng lực chung: Tự chủ và tự học

Thành tốChỉ báo

Tự học, tự hoàn thiện

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bảng đồ khái niệm, bảng, các từ khóa, ghi chú các bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi

Thành tốChỉ báo

- Nhận thức chuẩn mực hành vi

- Nhận biết được biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Hiểu vì sao mọi người cần phải siêng năng, kiên trì.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác.

- Đồng tình ủng hộ với thái độ, hành vi biểu hiện siêng năng, kiên trì. Phê phán thói lười nhác, ỷ lại vào người khác, làm gánh nặng cho người khác.

- Điều chỉnh hành vi

- Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì.

- Nhắc nhở, khích lệ, động viên bạn bè luôn siêng nắng, kiên trì trong học tập và trong lao động.

Bước 2: Bảng mô tả mức độ biểu hiện của từng yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạtMức độ biểu hiện

1. Nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

2. Hiểu vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

- M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân người thân bạn bè trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

4. Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong trong lao động, học tập

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, và cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động]

5. Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động–

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng] phê phán thói lười học lười lao động cuộc sống hàng ngày [giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng].

Bước 3: Lập bảng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Hoạt động họcYêu cầu cân đạtMức độ biểu hiện [Chủ đề: Siêng năng, kiên trì]Phương pháp dạy họcKiểm tra đánh giá
Phương phápCông cụ

Khởi động [xem tình huống sắm vai và trả lời câu hỏi]

Quan sát tình huống sắm vai, trả lời câu hỏi

- M1. Nhớ được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M2. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi

- M3. Hiểu được nội dung, trả lời được câu hỏi mở rộng

Nêu vấn đề

Sắm vai

Quan sát

Câu hỏi

Khám phá

1. Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- M1. Nêu được khái niệm, kể được một vài biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M2. Nêu được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì nhưng chưa lấy được ví dụ minh họa

- M3. Nêu được được khái niệm, kể được đầy đủ biểu hiện của siêng năng, kiên trì và lấy được ví dụ minh họa

Nêu vấn đề

Đàm thoại

Hỏi - đáp

Quan sát

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

Hồ sơ học tập

Phiếu đánh giá theo tiêu chí

2.Trình bày được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì;

- M1. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì

- M2. Nêu được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

- M3. Phân tích được lí do vì sao cần phải siêng năng, kiên trì và lấy ví dụ

Trò chơi

Thảo luận nhóm [Kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật phòng tranh]

Hỏi – đáp

Quan sát

Đánh giá qua sản phẩm học tập

Câu hỏi

Bảng kiểm đánh giá

Học sinh xem video quà tặng cuộc sống

3.Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động

- M1. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

- M2. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

- M3. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh trong học tập, lao động.

Nêu vấn đề

Hỏi – đáp

Quan sát

Phiếu đánh giá cá nhân

Phiếu ĐG theo Rubric

Luyện tập

Thường xuyên có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Có lời nói, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình, cải tạo cảnh quan nhà trường và cộng động]

Nêu vấn đề

Thảo luận

[Nhóm đôi]

Hỏi – đáp

Quan sát

Phiếu đánh giá cá nhân

Phiếu ĐG theo Rubric

Thực hành

Khích lệ, động viên bạn bè siêng năng, kiên trì phê phán thói lười biếng ỷ lại người khác

- M1. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập, phê phán thói lười học

- M2. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động giúp đỡ gia đình phê phán thói lười học lười lao động.

- M3. Biết dùng lời nói động viên bạn bè siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình, lao động giúp cộng đồng phê phán thói lười học lười lao động giúp gia đình, lao động giúp đỡ cộng đồng

Nêu vấn đề

Hỏi đáp

Kiểm tra viết

Ghi chép sự kiện thường nhật

- Phiếu đánh giá Rubric

- Hồ sơ học tập

Vận dụng: Thực hiện được việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì

- M1. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập

- M2. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động giúp đỡ gia đình

- M3. Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, cuộc sống hàng ngày [lao động giúp đỡ gia đình cải tạo cảnh quan nhà trường và giúp đỡ cộng động]

Dự án

Quan sát

Bảng kiểm đánh giá sản phẩm

Phiếu đánh giá sự hợp tác của học sinh trong hoạt động nhóm

Nhóm: ……………….. Lớp…………………

Các tiêu chíCác mức độ
4321

1. Nhận nhiệm vụ

Xung phong nhận nhiệm vụ

Vui vẻ nhận nhiệm vụ

Miễn cưỡng, không thoải mái khi nhận nhiệm vụ

Từ chối nhận nhiệm vụ

2. Tham gia thảo luận nhóm

Tích cực đóng góp ý kiến

Biết tham gia đóng góp ý kiến

Còn ít tham gia đóng góp ý kiến.

Không tham gia đóng góp ý kiến

3. Thực hiện nhiệm vụ và giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, nhưng chưa chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Ít cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, ít hỗ trợ các thành viên khác.

- Không cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, khộng hỗ trợ các thành viên khác.

4. Tôn trọng quyết định chung

Tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Đôi khi không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Nhiều lúc không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

5. Kết quả thảo luận

Có sản phẩm tốt, vượt mức thời gian

Có sản phẩm tốt, đảm bảo thời gian

Có sản phẩm tương đối tốt, không đảm bảo thời gian

Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

6. Trách nhiệm với kết quả thảo luận chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Công cụ Bảng kiểm đánh giá việc thực hiên nhiệm vụ của học sinh

Bảng kiểm đánh giá học sinh tham gia nhiệm vụ học tập

Họ tên học sinh được ĐG:...................................Lớp:.......................

Biểu hiện

Không

1. Tự giác, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ

2. Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian

3. Nội dung trình bày đủ ý, thể hiện được việc làm cụ thể thể hiện siêng năng kiên trì, tính khả thi cao

4. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học, đẹp

5. Chưa chủ động, tập trung khi thực hiện nhiệm vụ

6. Chưa hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu

Phiếu đánh giá nhiệm vụ

Họ và tên người tự đánh giá:................

Phiếu tự đánh giá nhiệm vụ

TT

Nội dung/ Tiêu chí đánh giá

Hoàn thành tốt [3]

Hoàn thành

[2]

Chưa hoàn thành[1]

1

Trả lời câu hỏi tìm hiểu truyện

2

Liệt kê những chi tiết trong truyện thể hiện tính siêng năng, kiên trì

3

Chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của siêng năng, kiên trì

4

Phân biệt được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.

Kết quả đạt được

Phiếu bài tập [3 phút]

Họ và tên……………………………..Lớp……………….

Hãy viết suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bảng kiểm đánh giá kĩ năng lắng nghe, phản hồi.

Tiêu chíĐạtKhông đạt
1. Lắng nghe tích cực
1.1. Chăm chú nghe
1.2. Nhớ các ý chính
1.3. Không ngắt lời người nói
1.4. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực
1.5. Đặt câu hỏi gợi mở
2. Phản hồi tích cực
2.1. Đưa ra ý kiến của mình một cách xây dựng [không phê phán, đưa ra phương án để mở rộng suy nghĩ, gợi ý phương pháp thay thế]
2.2. Có thể hỏi về vấn đề được nghe
2.3. Có thể cung cấp thêm thông tin
2.4. Không nhắc lại ý bạn đã nói
2.5. Có thể tiếp nối, phát triển vấn đề một cách hợp lí.

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

I. Mục tiêu đánh giá

- Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn ở Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyên liên quan [Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng sa..]

- Sưu tầm, đọc và kể lại được một số câu chuyện, bài thơ về biển, đảo Việt Nam.

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Yêu cầu cần đạtMức độ biểu hiện

- Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn ở Việt Nam trên bản đồ.

Mức độ 1: Nêu được tên một số đảo và quần đảo nước ta.

Mức độ 2: Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam

Mức độ 3: Nêu được vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

- Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyên liên quan [Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng sa..]

-

Mức độ 1: Biết trình bày một số giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo nước ta

Mức độ 2: Nêu cảm nghĩ về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở nước ta.

Mức độ 3: Bày tỏ ý kiến về ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

II/ Bảng mô tả kế hoạch đánh giá

Hoạt động dạy học

Mục tiêu hoạt động

Sản phẩm/ minh chứng

Kiểm tra đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

1/ Hoạt động khởi động

Tạo không khí sinh đông. Kết nối vào bài học.

GV cho HS nghe bài hát “ Chú bộ đội ở đảo xa”

Hỏi- đáp

Câu hỏi gợi mở

2/ Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1.

Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Phát biểu của học sinh về vị trí địa lí của vùng biển nước ta

- Học sinh sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam chỉ vị trí vùng biển nước ta tiếp giáp với những nước nào.

-Phát biểu trình bày vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Hỏi- đáp

Quan sát

Kiểm tra viết

Câu hỏi

Bảng kiểm

Bảng kiểm, câu hỏi

Hoạt động 2.

Xác định vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

- Phát biểu của học sinh về vị trí địa một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam

- Học sinh sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam chỉ vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của Việt Nam

-Phát biểu trình bày vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Hỏi- đáp

Quan sát

Câu hỏi

Bảng kiểm

3/ Hoạt động luyện tập

Chỉ trên lược đồ vị trí của biển đảo VN. Nêu được vai trò của biển đảo đối với đất nước. Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,…

- HS chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông, các đảo và quần đảo của nước ta.

- Trình bày biển, đảo có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế của đất nước.

-HS chơi trò chơi em là hướng dẫn viên tuổi nhỏ.

-Quan sát

- Hỏi đáp

- Sản phẩm học tập.

-Lược đồ, bản đồ

-Câu hỏi

-Bảng kiểm

4/ Hoạt động vận dụng

· Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc.

· Học sinh kể chuyện, đọc thơ về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc.

-Phát biểu Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Hỏi- đáp

Quan sát

Câu hỏi

-

III. Công cụ đánh giá

1/ Công cụ đánh giá hoạt động khởi động

+Mục tiêu: Tạo không khí sinh đông. Kết nối vào bài học.

+Công cụ đánh giá:

Câu hỏi: Nội dung bải hát nói lên điều gì?

2/ Công cụ hoạt động hình thành kiến thức mới

*Hoạt động 1.

  • Mục tiêu: Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
  • Công cụ đánh giá:

Câu hỏi:

  • Các em quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, chỉ trên bản đồ vị trí vùng biển nước ta.
  • Em hãy cho biết vùng biển nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào?
  • Biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của nước ta?

Phiếu học tập:

Quan sát bản đồ đọc thông tin trong sách giáo khoa vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Bảng kiểm hoạt động nhóm

Chủ đề: Biển, đảo Việt Nam

Họ và tên …………………………………..

Tên nhóm …………………………………

NhómNhận xét đánh giá
Hình thức trình bàyNội dung trình bày
TốtKháTrung bìnhTốtKháTrung bình
Nhóm 1
Nhóm 2
……….

*Hoạt động 2.

+ Mục tiêu: Xác định vị trí một số đảo và quần đảo tiêu biểu của vùng biển Việt Nam. Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của đảo đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

+ Công cụ đánh giá:

Câu hỏi:

+ Em hãy chỉ và nêu tên các đảo, quần đảo tiêu biểu của nước ta trên bản đồ.

+ Đảo, quần đảo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế đất nước?

Bảng kiểm hoạt động nhóm

Chủ đề: Biển, đảo Việt Nam

  • Họ và tên …………………………………..
  • Tên nhóm …………………………………

Nhóm

Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân

Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân

Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân chính xác

Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

……….

3/ Hoạt động luyện tập

+ Mục tiêu: Chỉ trên lược đồ vị trí của biển đảo VN. Nêu được vai trò của biển đảo đối với đất nước. Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền của biển đảo qua một số câu chuyện: hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các ngôi mộ gió,…

+ Công cụ đánh giá:

  • Em hãy chỉ trên bản đồ vị trí của biển Đông các đảo và quần đảo của nước ta.
  • Việt Nam có những cảng biển nào?
  • Biển, đảo có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế của đất nước?
  • Khi đi du lịch đến các bãi biển, em cùng mọi người cần phải làm gì để giữ gìn cảnh quang môi trường ở đó?

Bảng kiểm hoạt động nhóm

Chủ đề: Biển, đảo Việt Nam

  • Họ và tên …………………………………..
  • Tên nhóm …………………………………

Nhóm

Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân

Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân

Số thành viên hoàn thành với phiếu cá nhân chính xác

Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

……….

4/ Hoạt động vận dụng

+ Mục tiêu: Bày tỏ được thái độ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sưu tầm, đọc và kể lại một số câu chuyện, bài thơ về các anh hùng dân tộc có công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ quốc.

+ Công cụ đánh giá:

Câu hỏi:

  • Em và các bạn cần làm gì để góp phần bảo vệ, giữ gìn biển đảo việt Nam?

Video liên quan

Video liên quan

Chủ đề